Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Địa Liên Chi

15:05 19/05/2017

Striga asiatica (L.) o. Ktze

Tên đồng nghĩa: Striga lutea Lour.

Tên khác: Voòng phá, độc cước kim.

Tên nước ngoài: Witchweed, matabele flower (Anh).

Họ:Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm, cao 10 - 20cm. Thân mảnh mọc thẳng, hình trụ hoặc hơi có cạnh, ít khi phân nhánh, có rãnh dọc và lông dày nháp, màu lục pha tím tía ở gốc. Lá không cuống, nhỏ và gần như mọc đối ở gốc, to dần và mọc so le ở phần trên, hình trái xoan hoặc mác hẹp, dài 1 - l,2cm, rộng 1 - 2mm, mép lá nguyên có lông cứng, hai mặt có lông nháp, chỉ có gân chính rõ.

Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành bông ngắn ở kẽ lá, màu vàng; lá bắc dạng lá; đài 5 răng hẹp nhọn đều, phủ lông cứng; tràng có ống hẹp, đài 6 - 10mm, gấp khúc ở gần ngọn, chia 2 môi, môi trên ngắn chẻ 2 thùy, môi dưới dài có 3 thùy, nhị 4.

Quả nang, hình trụ hoặc hình trứng thuôn, hơi có cạnh, dài 4mm, rộng 2mm; hạt rất nhỏ, màu nâu vàng. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Loài có hoa màu đỏ là Striga coccinea o. Ktze cũng được dùng (loài này rất ít gặp).

Cùng môi trường, đôi khi còn gặp loài Strigơ masuria (Buch - Ham.) Benth. Cây lớn hơn, cao 25 - 40cm, lá dài 1,2 - 1,6 cm, rộng 3 - 4 mm. Hoa màu vàng, đường kính 1,7 cm. Loài này có số lượng cá thể ít và chưa được sử dụng.

Địa liên chi và tác dụng chữa bệnh của nó

 

Phân bố, sinh thái

Striga Lour. là một chi nhỏ có 1 - 2 loài ở Việt Nam, trong đó cây địa liền chi phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, và ở các tỉnh Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, địa liên chi ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ thấp, ruộng bỏ hoang, nương rẫy ở độ cao phân bố đến 600m hoặc hơn. Địa liên chi thuộc loại cây ưa sáng, thích nghi ở những nơi đất pha cát, hơi chua. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào khoảng cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Cây sinh trưởng nhanh, sau khi quả già, toàn cây tàn lụi với vòng đời khoảng 3-4 tháng. Tái sinh tự nhiên từ hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái vào mùa hè, khi đang có hoa, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Địa liên chi chứa apigenin, acacetin, 5 hydroxy 7, 3', 4' trimethoxy flavon, chrysoeriol, 5 methoxy - 3 - [(8z, llz) pentađeca -8-11-14 tryenyl] benzen 1 2 4 triol (CA. 1987, 106, 4740 w). 7, 4' dimethyl scutelleratin, luteolin và p sitosterol. (CA. 1992 117 167677 X).

Tính vị, công năng

Toàn cây địa liên chi có vị ngọt, nhạt, tính bình, hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh can, lợi tiểu kiện tỳ, tiêu thực, sát trùng.

Công dụng

Địa liên chi được dùng làm thuốc bổ đắng, làm ăn ngon, chữa thương thực, cam tích, ho, viêm gan, vàng da, mắt vàng, viêm kết mạc, quáng gà. Còn chữa giun và nóng sốt ở trẻ em về mùa hè. Ngày 6 - 15 g, sắc uống. Dùng ngoài, toàn cây bỏ rễ, giã nát, lấy nước cốt bôi chữa loét kẽ chân kẽ tay.

Bài thuốc có địa liên chi

Chữa sốt, cam trẻ em: Toàn cây địa liên chi để tươi, bỏ rễ, rửa sạch 10 - 20g, giã nát, nấu với thịt rồi ăn trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC