Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Diếp Đắng

11:07 15/07/2017

Sonchm oleracens L.

Tên đồng nghĩa: Sonchus ciliatus Lanik.

Tên khác: Diếp dại, rau cúc sữa, rau nhũ cúc.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

     Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,5 - 0,6m, có nhựa trắng như sữa. Thân thẳng, nhẵn. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ và răng không đều, hai mặt nhẵn, lá gốc và lá giữa có bẹ ôm thân và tai ngấn.

      Cụm hoa mọc ở ngọn thành ngù hoặc tán gồm nhiều đầu, có cuống nhẵn và bóng; đầu hình trứng; lá bắc xếp thành 6-7 hàng; hoa toàn hình lưỡi, mào lông mềm, màu trắng; tràng có lưỡi hẹp, cụt đầu, 5 răng, ống tràng có lông; nhị 5, có tai; bầu nhẵn.

      Quá bế dẹt, hơi có cạnh, có khía rõ.

Phân bố, sinh thái

     Chi Sonchits L. trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng núi ở bắc bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, cũng tập trung chủ yếu ở vùng núi và đôi khi thấy ở vùng trung du (phía Bắc). Loài rau diếp đắng hiện đã ghi nhận về phân bố ở một số địa phương như: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn); Cao Bằng (Quảng Hoà); Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc); Yên Bái (Mù Cang Chải), Kon Tum (Đắk Glei) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Trên thế giói, cây phân bổ ở Ẩn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia.

      Cây ưa ẩm, ưa sáng và thích nghi cao ở vùng có khí hậu ẩm mát của miền núi. Rau diếp đắng thường mọc lẫn với các cỏ thấp ở ven đường đi, trên nương rẫy và các bãi hoang quanh làng bản. Hàng năm, cây con mọc từ hạt vào giữa mùa xuân đến đầu mùa hè. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa xuân - hè, đến cuối mùa hè hay đầu mùa thu, sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Loài cây này cũng được người dân (ấy íá hoặc cả cây non làm rau ăn.

Cách trồng

      Rau diếp đắng là cây mọc hoang dại ở các vùng núi. Tuy vậy, cũng có người trồng để làm rau ăn cũng giống như cây rau bao.

      Gieo trồng bằng hạt vào tháng 8-9 hay tháng 2-3. Đất trồng chỉ việc cuốc hay cầy bừa, vơ sạch cỏ, làm thành luống hay làm thành những vạt nhỏ. Hạt được vãi đều, sau xoa mặt đất để lấp hạt và phủ bằng lớp rơm, rạ mỏng, thường xuyên tưới nước (bằng ô doa) cho đất luôn ẩm. Sau khi cây mọc cao gần 10 cm cần tỉa thưa, với mật độ 20 X 25 cm/cây. Cây tỉa thưa đem trồng bổ sung vào chỗ thưa hoặc trồng sang luống khác.

      Để cho cây mọc tốt, trước khi gieo hạt nên bón lót bằng phân chuồng mục, bón thúc bằng phân đạm. Thu hái bằng cách tỉa lấy các lá bánh tẻ và lá non, cây trồng có thể thu hái 3-4 lần.

Bộ phận dùng

      Toàn cây.

Tác dụng dược lý

         Nước sắc lá rau diếp đắng cho chuột cống trắng uống làm tăng hiệu suất tiết niệu trung bình 60 ± 8% ở chuột uống thuốc so với ở chuột đối chứng, như vậy nước sắc này có tác dụng lợi tiểu nhẹ (Caceres A. et al., 1987). Trong thử nghiệm cao chiết methanol và cao chiết nước toàn cây rau diếp đắng về hoạt tính chống động vật nguyên sinh đối với Leishmania donovani và Trypanosoma brucei brucei và về hoạt tính độc hại tế bào đối với tế bào KB, cao methanol rau diếp đắng có trị số nồng độ ức chế 50% (IC50) là 440 μg/ml đối với Leishmania donovani, cao nước có trị số IC50 là 69 μg/ml đối với Leishmania donovami và 500 μg/ml đối với Trypanosoma brucei brucei. Cao chiết methanol và cao chiết nước đều có hoạt tính độc hại tế bào với IC50 là  > 500 μg/ml đối với tế bào K.B (Camacho M. D. R. et al., 2003).

Tính vị, công năng

       Rau diếp đắng có vị đắng, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng

       Rau diếp đắng thường được dùng trị: viêm ruột lỵ, viêm gan, xơ gan, viêm ruột thừa, viêm vú, viêm miệng, viêm họng, viêm amiđan, chảy máu dạ dày nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung. Liều dùng 15 - 30g sắc uống.

       Dùng ngoài trị nhọt đinh và viêm mủ da, viêm tai giữa. Nghiền cây tươi ép lấy dịch hoặc sắc lấy nước đặc để dùng ngoài.

      Rau diếp đắng được dùng làm rau ăn ở Việt Nam, Indonesia, Philippin và cả ở châu Phi. Người ta dùng ăn như rau xà lách, có tác dụng trị cảm mạo và dùng cho phụ nữ đang cho con bú ăn để có nhiều sữa. Ở châu Phi, nước sắc phần trên mặt đất của cây được dùng uống trị bệnh trĩ. Nước sắc này cũng có tác dụng lọc máu và chống đái tháo đường. Ở Tuynidi, rau diếp đắng đưọc dùng để làm tan mụn cóc bằng cách giã cành lá tươi đắp, và dùng dịch lá tươi để nhỏ vào tai trị viêm tai giữa [Võ Văn Chi, 1997: 939 - 940].

      Ở một số nước Đông Nam Á, nhựa cây rau diếp đắng được dùng làm một thuốc tẩy mạnh. Phải rất thận trong khi dùng vì có thể gây đau quặn bụng và buốt mót [Perry L.M. et al., 1980: 98].

     Ở Ấn Độ, lá rau diếp đắng chưng nóng đắp có tác dụng chống viêm (Kakrani H. K. N., 1994). Rau diếp đắng có tác dụng bổ, hạ sốt và lợi sữa. Chất gôm nhựa là một thuốc tẩy mạnh, tác động mạnh trên gan, tá tràng và ruột kết. Nó gây bài tiết lượng lớn nước nên là thuốc điều trị cổ trướng và tràn dịch màng phổi. Để làm mất tác dụng gây đau bụng quặn và buốt mót của rau diếp đắng và tránh sự kích ứng niêm mạc ruột, dùng gôm nhựa rau diếp đắng kết hợp vói hạt hồi hoặc magnesi carbonat [Nadkarni K.M, 1999: 1159],

      Ở Ấn Độ, nước hãm rễ và lá rau diếp đắng được dùng làm thuốc an thần và bổ. Cư dân ở Nam Phi dùng nhựa cây này để làm sạch và trị vết loét. Ở Lào và Campuchia, thân cây rau diếp đắng được dùng làm thuốc an thần và bổ [Kirtikar K. R. et al., 1998: 1442-1443].

      Ở Italia, người dân tộc thiểu số Albani dùng rau diếp đắng làm rau ăn (Preroni A. et ai., 2002). Ở miền trung Italia, nhân dân dùng rau diếp đắng làm thức ăn hoặc chất làm thơm. Lá ăn làm salad (rau sống trộn) hoặc luộc, cho vào súp hoặc bánh. Theo kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, rau diếp đắng được luộc ăn trị chứng tăng độ acid dịch vị và táo bón. Nhựa mù với lượng nhỏ, hoà với nước uống là thuốc làm dễ tiêu. Rau diếp đắng còn có tác dụng lợi mật (Guaưera P. M., 2003).

     Ở miền nam Italia, nhân dân dùng lá rau diếp đắng trộn salad ăn sống trị viêm dạ dày, trị bệnh áp tơ (aphtha) (Pieroni et ai., 2005) và viêm họng (Guarrería PM et ai., 2005c). Lá rau diếp đắng dùng đắp chữa thâm tím, đụng giập, bỏng, chai chân tay (Loi M. c. et al., 2004). Ở, miền trung Italia, nhựa mủ cây rau diếp đắng dùng bôi ngoài trị sưng do bị sâu bọ cắn đốt và trị hột cơm, mụn cóc (Guarrera P. M., 2005; Guarrera P. M. et al., 2005a). Theo kinh nghiệm dân gian, rau diếp đắng được dùng trong thú ý chữa bệnh về da, vết thương và rối loạn sinh sản cho gia súc (Viegi L. et al., 2003). Rau diếp đắng được dùng trong y học dân gian địa phương ở Oman để trị sốt rét, sốt (Camack- M. D. R. et al., 2003) và trong y học cổ truyền Guatemala làm thuốc lọc máu và trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (Caceres A. et al., 1987). Ở Brazil, lá diếp đắng được dùng làm thuốc bổ, làm dễ tiêu, để phòng ngừa bệnh tim mạch, và cũng được dùng trị viêm gan. Lá được sắc uống hàng ngày cho tới khi hết các triệu chứng của bệnh (Agra M. F. et al., 2007). Ở Mehico, thuốc hãm lá diếp đắng được dùng làm thuốc hạ đường huyết điều trị bệnh đái tháo đường (Andrade - Cetto A. et al„ 2005).

Bài thuốc có rau diếp đắng

1. Chữa xơ gan

     Rau diếp đắng, rau chua me, mỗi thử 30g xào với thịt lợn nạc, dùng ăn như thức ăn.

2. Chữa viêm vú, đinh nhọt, viêm da

     Rau diếp đắng tươi 15 - 30g, sắc uống. Đồng thời, giã cây tươi đắp lên chỗ đau [Võ Văn Chi 1997:939-940].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC