Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâm Bòng Bong

11:05 11/05/2017

Helminthostachys zeylanica (L.) Hook. 

Tên đồng nghĩa: Osmunda zeylanica L.

Tên khác: Quản trọng, sâm rết, guột sâm, sâm rừng.

Họ: sâm chân rết (Helminthostachyaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 20 - 30 crn. Thân rễ nằm ngang có nhiều rễ phụ mập nom như con rết. Lá có cuống dài, mập, màu lục hoặc nâu tím nhạt, phiến không sinh sản dài 12-15 cm, rộng 8-12 cm, chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu tù hoặc nhọn, có dạng bàn tay, hơi giống lá bòng bong, mép nguyên hoặc hơi khía răng, lượn sóng; phần sinh sản mọc ở gốc phần không sinh sản thành bông dài 5 - 10 cm, có cuống dài bằng bông.

Túi bào tử xếp dày đặc quanh trục bông; bào tử hình tròn, không màu hoặc màu vàng nhạt.

Mùa sinh sản : tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Helminthostachys Kaulf. là chi của loại dương xỉ nhỏ, đơn loài. Sâm bòng bong chỉ thấy ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Malaysia, đảo Java, Molucca, Tân Caledôni.

Ở Việt Nam, sâm bòng bòng phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên : Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái (Mù Cang Chải), Phú Thọ (Thanh Sơn), Hoà Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum, Quàng Nam và Quảng Ngãi. Đôi khi cũng gặp cây ở vùng trung du (nhưng rất ít) như ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc (Lập Thạch). Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thưòng mọc rải rác hay tập trung thành đám nhỏ trên đất nương rẫy mới bỏ hoang, hoặc mọc lẫn trong các đám cỏ thấp ở chân đồi. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông, đến cuối mùa xuân năm sau, từ phần thân rễ dưới mặt đất lại mọc lên một chồi thân mới.

Sâm bòng bong cũng như một số loài cùng họ là dạng hình thái đặc biệt trong ngành dương xỉ, bởi các bào tử của cây không mọc trên lá mà tập trung trên một cuống dài thành bông. Nếu xét về diện phân bố, có thể cho rằng bòng bong là cây có vùng phân bố rộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, do kích thước nhỏ, lại mọc rải rác nên cũng có thể coi bòng bong là đối tượng cần bảo vệ, do đã góp phần tạo nên tính da dạng của hệ thực vật ở Việt Nam.

Bộ phận dùng

Thân rễ, thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học

Sâm bòng bong chứa stigmasterol, fucosterol, dulcitol (Trung dược từ hải I, 1993).

Tính vị, công năng

Thân rễ sâm bòng bong có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng mát phổi, thanh nhiệt, hóa đờm, khu ứ, chỉ thống, giải độc.

Công dụng

Thân rễ sâm bòng bong được dùng trị ho có nhiều đờm xuất tiết, hen suyễn và ho lao. Ngày 12 - 20g sắc uống. Khi ăn trầu, thêm ít thân rễ sâm bòng bong để chống ho. Đồng bào dân tộc Tày, Mường dùng thân rễ phơi khô, thái nhỏ, ngâm ruợu uống chữa đau thần kinh tọa, đau lưng, mỏi gối. Nhiều bài thuốc chữa nhức xương cũng có sâm bòng bong. Đồng bào H’Mông và Mán lại dùng thân rễ sâm bòng bong tươi hầm với gà ăn làm thuốc bổ, nhất là cho phụ nữ mới đẻ. Dùng ngoài, thân rễ tươi giã đắp vết thương và vết rắn rết cắn, kết hợp sắc uống. Nước sắc của cây chữa mụn nhọt, lở loét, phát ban.

Ở Indonesia, Malaysia, Philippin, ngưòi ta dùng chồi non sâm bòng bòng để ăn sống, hoặc nấu chín ăn như măng tây.

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC