Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tai Mèo

09:05 13/05/2017

Abroma augusta L.

Tên đồng nghĩa: Abroma angulata Lamk., A. fastuosum Gaertn.

Tên khác: Bông vang, phác nhật sai.

Tên nước ngoài: Indian hemp, devil's cotton (Anh); abrome (Pháp).

Họ: Trôm (Sterculiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 3m. Cành non có lông dày hình sao, cành già nhẵn, hình trụ. Lá mọc so le, rất đa dạng, hình trái xoan dạng tim hoặc bầu dục - mũi mác, dài và rộng 15 - 20cm, nguyên hoặc chia 5 thùy, 2 thùy dưới tròn tạo thành hình tim ở gốc, thường có răng ngắn không đều và xa nhau ở mép, mặt trên có ít lông, mặt dưới lông dày hơn hình sao, gân gốc 5-7; cuống lá dài bằng hoặc ngắn hơn phiến, có lông dày; lá kèm hình dải nhọn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn thân, gồm 1-3 hoa; lá bắc và lá bắc con giống lá kèm; đài có răng hình tam giác nhọn, đồng trưởng; tràng 5 cánh có lông mịn ở gốc, mép thường gấp lại; nhị nhiều; bầu nhẵn hoặc có lông.

Quả nang, đẩu bằng, gốc tròn, cánh dạng màng, nhẵn và có khía.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả; tháng 8 -10.

Phân bố, sinh thái

Chi Abroma Jacq. chỉ có duy nhất loài tai mèo ở Việt Nam. Cây phân bố rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao, từ Ân Độ đến Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam và một số nước Nam Á khác. Loài này còn có cả ở phía bắc Australia.

Ở Việt Nam, tai mèo phân bố chủ yếu ở vùng núi phía bắc, gồm Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu... ở độ cao 200 - 1300m. Cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc rải rác ở ven rừng, hai bên bờ sông suối hoặc ở bờ nương rẫy. Tai mèo sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Cây thường phân cành sớm, ít cành nhưng vươn rất dài; hoa quả mọc ở đầu cành, nối tiếp nhau tạo thành dãy rất đặc biệt. Hoa nở từ trong ra ngoài đầu cành; thụ phấn nhờ côn trùng. Trên một cành có nhiều quả, quả tự mở để hạt rơi vãi xung quanh gốc cây mẹ. Tai mèo được gieo giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt; có khả năng tái sinh chồi sau khi bị chặt.

Vỏ thân và cành của cây tai mèo rất dai và ít thấm nước, thường được dùng để bện thừng hay làm dây buộc rất tốt.

Bộ phận dùng

Rễ và lá.

Thành phần hóa học

Rễ tai mèo chứa 0,01% alcaloid abromin, 0,1% các base tan trong nước và một lượng khá nhiều chất nhầy. (The Wealth of India vol I, 1998, 2). Phân tích phần polysaccharid tan trong nước thấy gồm có L rhamnose, L arabinose, D xylose, D manóse, D. galactose, D. glucose, acid D. galacturonic và acid D glucuronic (CA. 121, 1994, 31160 y).

Phân tích cấu trúc của một loại acidic - polysaccharid phân lập được từ vỏ rễ tai mèo thấy chuỗi chính của polysaccharid gỗm các phần có dây nối 1,2 a. L rhamnopyranose, và dây nối 1,4 hoặc 1,3 cc. D - galacturonic, phần tận cùng ß - D - glucuronic gắn ở vị trí 3 hoặc 4 của phần a - D - galacturonic. (CA. 121, 1994, 276760 x)

Vỏ rễ có acid maslinic, vanilic và a amyrin, acid protocatechic, acid cafeic dưới dạng tự do, dạng glucosid hoặc dạng ester (CA. 1994, 120, 4566 h).

Rễ còn có cholin, betain, ß sitosterol, stigmasterol (Experiencia 1970, 26, 477), fñcdelin và một alcaloid chưa xác định được tên.

Lõi gỗ có octacosane - 1 - 28 diol.

Lá có taraxeryl acetat, lupeol taraxerol và p sitosterol (J. indian chem. soc. 1969, 66 849- CẠ 116, 1993, 266502 j).

Cành tươi chứa các chất đường alditol và cyclitol đường glucose là chủ yếu. Ngoài ra, còn có manose' myoinositol, glycerol, erythritol, threitol và polysaccharid cấu tạo bởi rhamnose, và acid glucuronic (CA. 110, 1989, 2369941).

Tác dụng dược lý

Rễ tai mèo, dưới dạng cao chiết với dầu hỏa cho chuột nhắt trắng cái uống với liều 50 mg/kg ở những ngày 1-6 sau khi giao hợp, có tác dụng ức chế 95% sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Tính vị, công năng

Rễ, lá tai mèo có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, vỏ rễ có tác dụng điều kinh, tăng trương lực tử cung.

Công dụng

Lá non và lá bánh tẻ tước bỏ gân cứng, vò kỹ, thái nhỏ dùng nấu canh ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ rễ tai mèo dược dùng làm thuốc chữa bại liệt, lậu và kinh nguyệt không đều.

Ở Trung Quốc, rễ và lá được dùng làm thuốc trị đòn ngã gãy xương, kinh nguyệt không đều và mụn nhọt sưng đỏ. Ở Ấn Độ, nhân dân dùng nhựa nhớt của vỏ rễ làm thuốc điều kinh, làm tăng trương lực tử cung, và trị đau kinh, đau dây thần kinh. Lá hãm uống chữa bệnh lậu. Dịch ép từ rễ tươi trộn với hồ tiêu làm thuốc gây trung tiện, chữa đầy hơi, bụng chướng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC