Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Q

Qua Lâu Trắng

16:07 13/07/2017

Trichosanthes cucumerina L.

Tên khác: Vương qua, dưa núi, bát bát trân.

Họ:  Bí (Cucurbitaceae). 

Mô tả

Thân mảnh có rãnh, phân cành nhiều, nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, hình bầu dục rộng hoặc hình thận, dài 7 - 10 cm, rộng 8-12 cm, chia 5 thuỳ nhọn, mép khía răng, gốc hình tim, mặt trên có lông, nhiều hơn ờ mặt dưới, gân lả mảnh; cuống lá có rãnh và ít lông, dài 2 - 7 cm; tua cuốn chia 2-3 nhánh.

 Cụm hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính khác gốc; cụm hoa đực dài 6 - 16 cm, có 8 - 15 hoa màu trắng; đài hình ống, loe ở đầu; tràng có cánh hình bầu dục - tam giác, nhị tụ họp thành đầu hình trụ; cụm hoa cái có hoa đơn độc, cuống dài 3 - 12 mm đài và tràng giống hoa dực; bầu hình elip, có lông mềm.

Quả thuôn ở hai đầu. dài 5 - 6 cm, rộng 3,5 - 4 cm lúc đầu màu lục, có những vạch dọc màu trắng, sau màu đỏ; hạt 8-10, thuôn có mép uốn lượn, đầu tù, gốc thắt lại. 

Phân bố, sinh thái

Về phân bố của loài ở Việt Nam, hiện có hai tài liệu nêu ra hai quan điểm khác nhau. Trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam”, 1997 ghi qua lâu trắng phân bố từ Lào Cai. Hoà Bình vào đến Gia Lai và Lâm Đồng. Trong khi đó, Nguvễn Hữu Hiến (2003) trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" tập II chi ghi cây phân bố từ Đồng Nai (Biên Hoà) đến An Giang. Như vậy, về vấn đề này cần có kế hoạch điều tra nghiên cứu thêm. Trên thế giới, loài này có phân bố ở các nước Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan. Malaysia. Indonesia. Philippin và quần đảo Polynesie.

Qua lâu trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và khi còn nhỏ hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối ở cửa rừng, chân đồi cây bụi hoặc nương rẫy. Đặc điểm chung của các loài trong chi này (Trichosanthes) là sau khi quà già. toàn cây hoặc phần trên mặt đất (thân leo) lụi vào mùa đông. Cây sẽ mọc lại và hạt cũng sẽ nảy mầm vào đầu mùa xuân năm sau. Trồng được bàng hạt dễ dàng.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt.

Thành phần hoá học

Hạt chứa 28% dầu béo với các hằng số I1D40 I 4881; chỉ số xà phòng 185,5; chỉ số iod 134,7. Dầu béo chứa acid béo (tính theo acid oleic) 17 0%, chất không xà phòng hoá 1,2%. Dầu béo chứa các acid béo 3 đây nối đôi liên hợp 35,5%, acid linoleic 19,8%, acid oleic 32,8%, acid béo no 1 ] 9% trong đó có hàm lượng acid arachidic cao. [Sastri et al., The wealth of India, X, 291].

Theo Datta Subodh Kumar, 1987, hạt chứa acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linolenic và acid punicic (CA, 108, 1988: 91872u).

Theo Chao Zhinmao et al., 1992, vỏ quả có acid palmitic (CA: 118, 1993, 56228c).

Theo Kitajima Junichi et al., 1989, rễ tươi cây vương qua chứa Me palmitat, acid palmitic, a - spinasterol, stigmast - 7 - en - 3P - ol, a - spinasterol 3-O-p-O - glucopyranosid, stigmast - 7-en-3p-ol-3-0-p-0- glucopyransid và acid vanilic (CA, 1989, 111: 28404u).

Ng. T. B et al. 1991 đã phân lập được từ rễ củ chất beta - trichosanthin với trọng lượng phân tử 28.000. Chất này là glycoprotein cơ bản mạnh, về hoá miễn dịch là khác biệt với alpha và beta - momocharin và có hoạt tính của ribosom không hoạt động (CA, 1991, 114: 225720g).

Wu Boliang et al. 1990 đã phân lập được từ thân hai glycoprotein có hoạt tính trị ung thư phổi và có phần đường là galactose và xylose (CA, 1990,113:188048a).

Tác dụng dược lý 

1.Tác dụng dược lý của các protein trong rễ củ cây qua lâu trắng

Các protein trong rễ củ cây qua lâu trang được phàn lập phân đoạn bàng nước, bằng aceton và bằng sắc ký trao đổi ion. Sau đó kết tủa bằng amoni Sulfat và lọc gel. Đã chứng minh trên thực nghiệm, các protein này có tác dụng gây sẩy thai, chống II. có hoạt tính làm bất lìoạt ribosom và điều hoà miễn dịch. Đồng thời cũng có tác dụng kháng virus gây suy giảm miễn dịch ờ người (HIV: human immunodeficiency virus) (Ng. T. B. và cs.,1992).

2. Beta - trichosanthin là proieìn gây sây thai cùa íỊìta lâu trắng

Beta - trichosanthin là một protein gây sẩy thai đã được phân lập và tinh chế từ rễ củ của cây qua lâu trắng. Phương pháp tinh chế là chiết phàn đoạn bằng aceton, kết tủa bằng amoni Sulfat, sắc ký trao đổi ion trên CM - Sepharose và điện di dùng agarose điều chế. Beta - trichosanthin có phân tử lượng là 28.000 và trong phân tử không có cystein. Beta - trichosanthin khác với trichosanthin (cũng là một protein gây sẩy thai được phân lập từ rễ củ cây qua lâu Trichosanthes kirilowii) về phân từ lượng, hàm lượng carbohydrat điện tích và thành phần acid amin. Beta - trichosanthin có tác dụng như trichosanthin về mặt hoá miễn dịch, nhưng có tác dụng mạnh gấp đôi trichosanthin về khả năng gây sẩy thai, khi thử nghiệm trên chuột nhắt trắng ở thai kỳ giữa (Yeung H. w. et al., 1987).

Protein gây sẩy thai được phân lập từ rễ qua lâu trắng cũng tương tự như các protein gây sẩy thai đtrợc phàn lập từ rễ của một số loài khác thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) như qua lâu (Trìchosanthes kirilowii Maxim), mướp đắng (Momurdica chanmtia L.A gấc (Momordica cochinchinemis Spreng) hoặc từ hạt của cây mướp khía (Luffa aculangula Roxb.). chỉ khác nhau một ít về thành phần acid amin trong phân tử protein (Yeung H. w. et al., 1991).

3. Tác dụng thủy phân protein

Trong thịt quả qua lâu trắng đã xác định được 7 protease là enzym thủy phân protein. Dùng casein là cơ chất cho sự thuỷ phân, các enzym này có hoạt tính cao nhất là ở nhiệt độ 70HC và pH 7,3. Phân tử lượng của các enzym này vào khoảng 50.000, và protease của thịt quả qua lâu trắng có tính chất rất giống cucumisin [à một protease đã phân lập được từ thịt quả dưa hấu (Kaneda et al., 1986).

4. Tác dụng ngưng kết hồng cầu

Cao hạt của quả qua lâu trắng có tác dụng ngưng kết hồng cầu (hemagglutination) là do trong hạt có một hàm lượng lectin khá [De Padua et al., 1999: 484],

5. Túc dụng trên lipid ở gan và máu

Pectin được phân lập từ quả qua lâu trắng cho chuột cống trắng ăn với một chế độ ăn có 5% pectin. Sau 1 tháng, xét nghiệm thấy hàm lượng phospholipid trong gan, cholesterol huyết và acid béo trong máu giảm có ý nghĩa thống kê [Tài liệu đã dẫn].

6. Tác dụng kháng khuẩn

Cao chiết bang chloroform của rễ cây qua lâu trắng có tác dụng kháng khuẩn có ý nghĩa trên Pseudomonas aeruginosa, tuy nhiên tác dụng trên Staphylococcus aureus lại không có ý nghĩa [Tài liệu đã dẫn].

7. Tác dụng trên giun

Cao hạt qua lâu trắng thử trên giun Meloidogyne incognita và Rotylenchulus reniformis gây ra tỷ lệ giun chết cao so với lô đối chứng [Tài liệu đã dẫn].

8. Thừ lâm sàng chống sốt rét

Bệnh nhân bị sốt rét cho uống nước sắc rễ qua lâu trắng mỗi ngày 85g chia 3 lần. Kết quả thấy có tác dụng nhưng chỉ ở mức độ vừa phải [Kirtikar et al., 1998,11: 1112].

9. Tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư

Cao chiết từ rễ củ cây qua lâu trắng có tác dụng ức chế sự phát triển u báng gây ra do các dòng tế bào ung thư Sarcoma - 180 và JTC - 26. Tác dụng một phần là do cao ức chế sự hô hấp và sự phân huỷ đường kỵ khi (anaerobic glycolysis) gây ra [Chang Minyi, 1992: 38],

10. Thử lâm sàng tác dụng giảm đau

Số bệnh nhân là 65 người bị đau do chấn thương, đau do rối loạn tiêu hoá và đau do phẫu thuật ung thư, dùng viên qua lâu trắng như sau: rễ củ qua lâu trắng phơi khô tán bột, chiêu với mật ong rồi chế thành viên tròn, phơi khô. Người lớn mỗi lần uống 0.5 - l,0g, ngày 3 - 5 lần. Kết quả tốt là 48 người (73,8%); có cải thiện là 11 (16,9%). Tác dụng giảm đau xuất hiện 5-30 phút sau khi dùng và kéo dài 30 phút đến nhiều giờ tuỳ trường hợp [Chang Minyi, 1992: 39],

Tính vị, công năng

Rễ củ cây qua lâu trắng tính hàn, hơi độc; có công năng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ, tiêu sưng thũng, tán ứ, giảm đau.

Tài liệu Trung Quốc lại chia ra các bộ phận dùng khác nhau:

1. Quả 

Đa số các sách đều ghi: quả qua lâu trắng vị đắng, tính hàn. Riêng sách "Y học nhập môn" ghi thêm vị chua. Sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" ghi: vị đắng, tính hàn, hơi độc. về qui kinh, quả qua lâu trắng vào 4 kinh: tâm, thận, tỳ, vị. Sách "Bản thảo tái tân" ghi: quả qua lâu trang nhập vào 2 kinh tâm và thận. Sách "Bản thảo toát yếu" ghi: vào thù túc thái âm kinh, còn sách "Trung thảo dược học" ghi: nhập 2 kinh vj và đại tràng.

Quả qua lâu trắng có công năng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chi thống, lợi niệu tiêu thũng, sinh tân thông nhũ [TDTH, 1993,1: 686].

2. Hạt

Hạt qua lâu trắng vị chua đắng, tính bình: qui kinh là thủ thái âm, dương minh kinh, có công nãng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận phế, hoá đam[TDTH, 1993,1:687],

3. Rễ củ

Nhiều sách ghi: rễ củ qua lâu trắng vị đắng, tính hàn. sách "Bàn thảo thập di" ghi thêm là hơi độc về qui kinh, rễ và củ qua lâu trắng vào 3 kinh là vị, đại tràng và phế kinh. Sách "Đắc phối bản thảo" ghi: nhập thù túc dương minh kinh; còn sách "Hội ước y kính" ghi: nhập vào 3 kinh là tâm, phế, bàng quang kinh. Rễ củ qua lâu trắng có công năng thanh nhiệt, sinh tân, phá huyết. tán ứ, hành thuỷ [TDTH, 1993, I: 689],

Công dụng

Nhân dân dùng rễ, rễ củ và toàn cây để chữa viêm họng, viêm amiđan cấp; viêm gan vàng da; đau dạ dày; đau do chấn thương, đại tiện bí, tiểu tiện không lợi, làm dị khát, bế kinh, kinh nguyệt ít; đinh nhọt, lở loét, rắn cắn, bỏng nước sôi. Ngày dùng 6 - lOg sắc lấy nước uống. Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, cây để chữa một số dạng ung thư.

Để chữa đau sau khi mổ, đau do vết thương, chấn thương, đau dạ dày, dùng rễ củ. mỗi lần 0,3 - 0,6g nhai và nuốt. Dùng nhiều lần trong ngày.

Để chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da, dùng rễ củ tươi, giã nát. thêm rượu, lấy dịch bôi ngoài. Nếu là cù khô, nghiền thành bột, chiêu với rượu, lấy dịch bôi.

Đề chữa rắn cắn, lấy rễ củ qua lâu trắng '8 - 30g, sắc lấy nước uống dần. Kết hợp dùng cây tán bột, chiêu nước, đắp ngoài. Nếu là cây tươi, giã nát, đắp lên vết thương.

n Độ, toàn cây sắc uống có tác dụng bổ, bổ tim để phục hồi sức khoẻ sau khi ốm khỏi. Ngoài ra, còn để hạ sốt, chữa viêm phế quản, chữa giun đường ruột. Toàn cây tươi giã đắp để chữa đinh nhọt, lở loét. Để hạ sốt, nhân dân Bombay (hiện được gọi là Mumbai) dùng toàn cây qua lâu trắng và toàn cây rau răng hoẵng (Swertia chirata) mỗi vị 10g, thêm tương. sắc lên, chắt lấy dịch, thêm mật ong vào rồi uống. Trong trường hợp sốt dai dẳng kéo dài. dùng toàn cây qua lâu trắng và cây rau mùi mỗi vị 9a, chặt nhỏ hoặc nghiền thô hãm trong đêm. Buổi sáng, chắt lấy nước thêm mật ong uống làm 2 lần sáng và chiều [Nadkami, 1999: 1235].

Lá cây qua lâu trắng có tính gây nôn vì thế thường được dùng ngoài để hạ sốt, chữa rụng tóc. Để chữa sốt, nhân dân vùng Konkan (Ấn Độ) lấy dịch lá xoa lên vùng gan và toàn cơ thể [Kirtikar etal., 1998, II: 11 12].

Rễ và củ qua lâu trắng với liều vừa phải (ngày 6 - 10g) có tác dụng chữa nhức đầu, viêm phế quản, trị mụn nhọt. Liều cao hơn đế trục giun. Với liều rất cao, rễ qua lâu trắng có tác dụng tẩy nhưng gây kích ứng mạnh đường tiêu hoá. Để tẩy, dùng 60g rễ tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Sau vài giờ lại uống thêm một liều nữa [Chatterjee et al., 1997, V: 136], [Nadkarni. 1999: 1235],

Chồi non và quả chưa chín rất đắng, cay. nóng thường được dùng để nhuận tràng, kích thích tiêu hoá, làm mạnh dạ dày, lợi mật. Còn được dùng để hạ sốt, viêm phế quản, chống nhiễm khuẩn, chữa viêm quầng, lở loét, ngứa [Chopra et al., 2001: 248], [Kirtikar et a!.. 1998,11: 1112].

Hạt qua lâu trắng cũng được nhân dân Ấn Độ dùng để hạ sốt. chống sốt rét. trục giun và điều trị rối loạn tiêu hoá [Chatterjee et al.. 1997. V: 136], [Chopra ct al., 2001: 248].

Ở Indonesia, quả qua lâu trăng được dùng đề nhuận tràng, toàn cây được dùng làm thuốc bổ, hạ sốt, chống giun, chữa áp xe [Medicinal herb index, 1995: 52].

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, rễ được coi như vị thuốc tốt để chữa ký sinh trùng đường ruột, hoàng đản và ỉa ra máu. Rễ cũng dùng làm thuốc lợi tiểu và lợi sữa. Rễ củ cũng được xay, lọc, gạn kỹ lấy tinh bột để chế các món ăn [Van Valkenburg et al., 2001, II: 489]. Ở miền Đông Trung Ọuốc, thường dùng qua lâu trắng thay thế cho qua lâu (Trichosanthes Kirüowii Maxim).

Ở Đài Loan, rễ và hạt qua lâu trắng sắc uống để làm dịu họng, chống háo phổi, làm dịu khát, chống ho, chống viêm. Quả luộc chín để ăn như món ăn với cơm [Tài liệu đã dẫn].

Ở Srilanka, nước sắc rễ để trị giun, lá và thân sắc uống để lợi mật, chống vàng da, để điều kinh và chữa bệnh ngoài da. Ở Guiana quả qua lâu trắng được dùng để trị giun đường tiêu hoá; rễ để tẩy nhưng gây kích ứng mạnh đường dạ dày - ruột; lá gây nôn [Kirtikar et al., 1998: 1112].

Bài thuốc có qua lâu trắng

Ở phần công dụng đã nêu một số bài thuốc chữa một số bệnh. Sau đây, nêu một số loài thuốc chữa ung thư [Chang Minyi, 1992: 38 - 39] và [Phan Lê, 2002: 138],

1. Chữa ung thư mũi - hầu

Qua lâu trắng căn (rễ) lOg. Tán thành bột Thêm ethanol 75% 25ml và nước cất 25ml Ngâm 3 ngày, sau đỏ thêm 50ml nước cất trộn đều Lọc bò bã. Thêm 20ml glycerin. Nhỏ mũi ngày 5 . 6 lần.

2. Trị ung thư tuyến giáp trạng

Qua lâu trắng căn 30g, dã mẫu đơn 30g, bạch anh 30g, kim ngân hoa 1 Sg. tước sàng thảo 15g hạ khô thảo 15g. sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang.

3. Trị ung thư tuyến vú, buồng trứng

Qua lâu trắng căn, hải đới, hạ khô thảo, mỗi vị 15g; lộ phòng phong, hoa phấn, xuyên bối mẫu, huyền sâm, mồi vị 1 Og; ngô công 5g; mẫu lệ 30g. sắc uống ngày 1 thang.

4. Trị bệnh đa bạch cầu (leukemia) cấp

Qua lâu trắng căn 15g, thiên môn 12g, nham thạch thái 30g. Các vị giã nát. vắt lấy nước, thêm đường rồi uống. Ngày 1 thang.

5. Trị thư dạ dày

Qua lâu tử (hạt) tán bột 6g, phối hợp với binh vị tán gồm thương truật 1Og, trần bì 3g, hậu phác 6g, cam thảo 2g. uống mỗi ngày một tễ.

6. Trị ung thư ruột sinh ỉa chảy kéo dài

Qua lâu trắng căn 30g, địa hoàng 60g, hoàng liên 15g. Các vị tán bột, làm thành viên với nước cơm. Ngày uống 2-3 lần, mồi lần 6 - 8g.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC