Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần X

Xống Rắn

16:05 18/05/2017

Albizzia myriophylla Benth.

Tên khác: Sóng rắn, cam thảo cây.

Họ: Trinh nữ (Mimosaceae).

Mô tả

Cày nhỏ, cao 2 - 4 m, mọc dựa hoặc leo. Thân hình trụ, có cạnh, sau tròn, màu nâu nhạt, có nốt sần. Nếu chặt ngang thân cây, thấy nước chảy ra. Cành mọc tỏa xuống, lúc đầu có lông màu hung, sau có gai nhỏ. Lá kép lông chim chẵn 2 lần, lá kèm sớm rụng, gồm 20 - 40 đôi lá chét mọc sít nhau, lá chét dài 5 - 8mm, rộng 1 mm, cụt ở gốc, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông nhỏ; cuống lá có 2 tuyến ở gốc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành ngù dài 6 cm, có lông thô; hoa màu trắng; đài hình đấu có răng nhỏ, có lông ở mặt ngoài; tràng có lông áp sát ở ngoài; nhị 15; bầu nhẵn.

Quả đậu, dài 12 cm, rộng 2 cm, rất mỏng, thắt lại ở đầu, thuôn ở gốc; hạt 4-9, dẹt, màu nâu.

Mùa hoa quả: tháng 4-11.

Tránh nhầm với cây Acacia pennata (L.) Willd. cũng mang tên xống rắn.

Phân bố, sinh thái

Chi Albizzia Benth. có số loài tương đối lớn, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới từ châu Phi, châu Á, châu Úc và Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 17 loài, với 4 - 5 loài được dùng làm thuốc, trong đó có cây xống rắn.

Xống rắn phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây tập trung nhiều ở các tình phía nam. Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, thường mọc ở ven rừng thứ sinh, đồi, bờ nương rẫy hoặc lẫn trong các lùm bụi trên bờ các kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Xống rắn ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt; cây chịu được chặt phá. Đôi khi dược trồng làm hàng rào vườn và nương rẫy.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ rễ, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi sấy khô.

Thành phần hóa học

Vỏ cây xống rắn, chứa các .lignanglycosid như syringaresinol - 4- O- ß- D- apiofuranosyl - (1 -> 2) - ß - D - glucopyranosid, 6 episyringaresinol - 4 - o - p - D - apiofuranosyl -(l-»2)-ß-D- glucopyranosid (albizziosid A); buddlenol D - 4' - o - ß - D - apiofuranosyl -(l-»2)-ß-D- glucopyranosid (albizziosid B), buddlenol D - 4 - o — ß - D - glucopyranosid (albizziosid C). (Ito, Aiko; Kasai Ryoji Phytochemistry 1994. 37 (5) 1455 - 8; CA. 122, 1995, 128568 W).

Tính vị, công năng

Theo lương y Nguyễn An Cư, xống rắn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tả can nhiệt, thoái tâm hỏa, lương huyết, giải độc.

Công dụng

Ở Việt Nam, những năm gần đây, dựa vào vị ngọt của thân và vỏ rễ, người ta đã khai thác cây xống rắn với mục đích dùng thay cam thảo bắc. Trên thực tế đây là một sự nhẫm lẫn giả mạo cố ý. Còn về độc tính, người ta đã thử nghiệm cho chuột nhắt trắng uống dịch chiết nước của xống rắn với liều 18-20 g/kg thể trọng, sau 2-3 ngày chuột chết, với liều 18 g/kg có tỷ lệ tử vong là 10% và với liều 20 g/kg tỷ lệ là 25%. Do đó, cần nghiên cứu sâu hơn về độc tính và giá tri chữa bệnh của xống rắn để có thể cho phép dùng hoặc cấm hẳn.

Nhân dân một số vùng ở Việt Nam, Lào, Campuchia còn dùng vỏ cây để chữa ho, viêm phế quản và làm các bánh men để ủ rượu gạo. Lá giã nát đắp lên các vết thương dùng cầm máu (Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam - Paris, 1981 - P101).

Theo tài liệu nước ngoài, dịch hãm rễ cây xống rắn dùng phối hợp với rễ các cây thuốc khác được nhân dân Malaysia dùng làm thuốc hạ sốt. Lá dùng pha nước tắm và gội đầu (Medicinal plants of East and Southeast Asia - p.205). Ở Thái Lan, rễ xống rắn được dùng để giải khát và làm thuốc nhuận tràng, quả làm thuốc chữa ho.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC