Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thiên Nam Tinh

11:05 13/05/2017

Arisaema balansae Engl.

Tên khác: Củ nưa.

Họ: Ráy (Araceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 60 - 90 cm. Thân rễ hình cầu, hơi dẹt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, chỉ có một lá xẻ chân vịt thành nhiều thùy hình mác hẹp trông như những lá chét, đầu thùy thuôn nhọn hoắt, mép nguyên, hai mặt nhẵn; cuống có bẹ dài, gốc dày.

Cụm hoa là một bông mo, không phân nhánh, hình trụ, thuôn dần về phía gốc, màu vàng nhạt, phần đầu của bông loe rộng thành bản hình tam giác rồi thót nhọn đài ở đỉnh; cuống cụm hoa dài; hoa đơn tính, không có bao hoa; trục hoa chỉ mang một thứ hoa: đực hoặc cái; cụm hoa đực có nhiều sợi dài ở cuối trục, hoa đực có nhị rời, bao phấn hình cầu; cụm hoa cái dày hơn, hoa cái có bầu 1 ô.

Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi.

Mùa hoa quả: tháng 3-6.

Phân bố, sinh thái

Chi Arisaetna Mart. có tổng số khoảng 170 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; tập trung ở châu Á. Châu Mỹ chỉ có 2 loài. Ở Việt Nam, hiện có 13 loài, trong đó có cây thiên nam tinh. Trên thế giới, thiên nam tinh phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ và một số nước khác ở vùng Đông - Nam Á.

Thiên nam tinh phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc hoặc vùng trung du. Cây thường mọc ở ven rừng ẩm, đặc biệt là loại rừng núi đá vôi với độ cao dưới 1000 m. Thiên nam tinh là cây đặc biệt ưa ẩm và chịu bóng, mọc được trên nhiều loại đất, nhất là đất có nhiều mùn, tơi xốp, dễ thấm nước. Hàng năm, cây mọc vào tháng 3 - 4 và ra hoa khi lá gần đạt đến độ trưởng thành. Hoa đực và hoa cái trên cùng một bông nạc; khi quả chín tự rụng xuống xung quanh gốc cây mẹ. Đến giữa mùa thu, toàn bộ phần trên mặt đất bị tàn lụi. Cây có thể trồng được bằng hạt hoặc bằng các củ con (thân củ hay thân ngầm) thu thập từ thiên nhiên.

Bộ phận dùng

Thân rễ thiên nam tinh (thường gọi là củ) thu hoạch vào tháng 9 - 10 rồi chế biến thành 3 loại như sau:

- Sinh thiên nam tinh gọi tắt là sinh nam tinh, loại bỏ rễ con, cạo vỏ ngoài, rửa sạch, phơi hay sấy khô.

- Chế thiền nam tinh hay chế nam tinh: Lấy thiên nam tinh đã rửa sạch, phân loại to, nhỏ, ngâm nước lạnh, mỗi ngày thay nước 2-3 lần. Số ngày ngâm căn cứ vào chất lượng dược liệu và cỡ củ to nhỏ. Ngâm đến khi nổi bọt trắng. Sau khi thay nước cho thêm bạch phàn, cứ 100kg thiên nam tinh, cần 2 kg bạch phàn. Sau khi ngâm 1 ngày, lại thay nước, cho đến khi bỏ ra, nhấm lưỡi hơi có cảm giác tê thì lấy ra. Xếp củ vào nồi thành từng lớp cùng với các lát sinh khương và bạch phàn lót trong nổi cho thêm nước (lượng thích hợp) đun sôi cho đến khi củ mềm (trong củ không còn lõi trắng), nhặt bỏ gừng, phơi kho cho đến khi không dính tay (khô 4 hoặc 6 phần 10), thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cứ 100kg thiên nam tinh cần 125kg sinh khương, 12,5kg bạch phàn.

- Đởm thiên nam tinh hay đởm nam tinh: Lấy thân rễ thién nam tinh, gọt vỏ, thái phiến, tẩm với mật bò rồi sao vàng. (Theo Dược điển Việt Nam, III, 2002 là tài liệu đã được các lang y thông qua).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống ung thư:

- Dịch chiết thân rễ thiên nam tinh tươi có tác dụng ức chế mạnh tế bào Hela.

- Tiêm bắp dịch chiết thiên nam tinh (1: 1) 0,lml/20 g chuột nhắt trắng đã gây u thực nghiệm thấy thuốc có tác dụng ức chế rõ rệt sự phát triển của

2. Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng thấy thiên nam tinh có tác dụng giảm đau thực nghiệm.

3. Tác dựng chống co giật: Dịch chiết thân rễ thiên nam tinh tiêm xoang bụng làm giảm tỷ lệ co giật và chết do strychnin, pentetrazol và cafein ở chuột nhắt trắng. Trong một báo cáo khác, người ta dùng nước sắc thiên nam tinh tiêm xoang bụng liều 9 g/kg lại không thấy tác dụng này. Có thể thành phần có tác dụng bị nhiệt độ phá hủy khi sắc.

4. Tác dụng trên vận động tự nhiên: Trên thỏ và chuột cống trắng, liều 6-9 g/kg gây biểu hiện yên tĩnh, giảm hoạt động.

5. Tác dụng trên thời gian ngủ: Thử trên chuột nhắt trắng, tiêm liều 3 g/kg làm kéo dài thời gian ngủ do pentobarbital.

6. Tác dụng lợi đờm: Nước sắc thiên nam tinh cho uống với liều 1 g/kg làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp của thỏ.

7. Độc tính: Thân rễ thiên nam tinh ăn sống có tác dụng kích ứng rất mạnh, niêm mạc miệng bị loét, thậm chí hoại tử, họng khô có cảm giác nóng ở cổ, lưỡi rộp, môi sưng phù, nước bọt nhiều, trong miệng có cảm giác tê, vị giác tổn thương, tiếng bị khàn, khó mở miệng. Thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, dùng đường tiêm xoang bụng dạng nước sắc thấy LD50 = 13,5 g/kg.

Tính vị, công năng

Thiên nam tinh tươi có vị đắng, cay, rất ngứa, tính rất mãnh liệt, có tác dụng long đờm, an thần chống co giật.

Công dụng

Chế nam tinh được dùng chữa đờm tức ở phổi, ho hen, ho đờm, đầy bụng, ăn không tiêu, co giật, ung thư. Liều dùng 3 - 10 g. Riêng ung thư có thổ dùng liều 50 - 100 g.

Đởm nam tinh được dùng chữa trúng phong bất tỉnh, méo miệng, co giật, đờm tích ở phổi. Ngày 4 - 12g sắc uống.

Dùng ngoài, thiên-nam tinh, giã nát, thêm giấm, đắp.tại chỗ để chữa sưng tấy do hạch hoặc đòn ngã, lở ngứa, mụn nhọt, rắn cắn.

Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng thiên nam tinh.

Bài thuốc có thiên nam tinh

1. Chữa ho có đờm:

Chế nam tinh, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 4 g với nước gừng (3 lát gừng, nấu với 200 ml nước, còn 50 ml). Ngày 2 lần. Có thể dùng 4 g chế nam tinh sắc với 3 lát gừng rồi uống (Nam dược thần hiệu).

2. Viêm trừ đờm:

Chế nam linh 20 g, bán hạ 20 g, bồ kết 20 g, phèn chua 20 g, hạnh nhân 20 g, ba đậu 10 g, đại táo 80 g. Thiên nam tinh và bán hạ tẩm nước gừng, sao; bồ kết bôi mỡ, đốt cháy bỏ vỏ lấy hạt; phèn chua phi khô; hạnh nhân bỏ vỏ cứng; ba đậu bóc bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, giã giập. Tất cả trộn đều, sao vàng, rồi bỏ xác ba đậu, tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Trộn bột này với đại táo giã nhuyễn làm thành viên bằng hạt đậu xanh, sấy khô, ngày uống 2 lần. Người lớn, mỗi lần 20 - 30 viên. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần 5-10 viên. Kiêng các chất tanh, lạnh và dầu mỡ. Nhũng người yếu và phụ nữ có thai không nên dùng (Bài thuốc kinh nghiệm của ông Nguyễn Thịnh ở Hòa Bình).

3. Chữa nôn tháo không ngừng, chân tay lạnh hôn mê:

Chế nam tinh tán nhỏ, uống mỗi lần 12 g với nưóc sắc đại táo làm thang.

4. Chữa trúng phong, uốn ván, co giật:

Đởm nam tinh hoặc chế nam tinh phối hợp với bán hạ lượng bằng nhau, tán nhỏ. Uống mỗi lần 4 g cùng với trúc lịch (ngọn tre non, nướng lên rồi vắt lấy nước) hoặc nước cốt gừng làm thang (Nam dược thần hiệu).

5. Chữa ung thư mũi, họng:

Thiên nam tinh 50 - 100 g, quyển bá 100 g, quả qua lâu 15 g, cây ké 15 g, rễ bắc sa sâm 15 - 50 g. sắc uống hàng ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC