Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Địa Hoàng

15:05 19/05/2017

Tên đồng nghĩa: Rehmannia chinensis Libosch.

Tên khác: Sinh địa.

Tên nước ngoài: Glutinous rehmania( Anh).

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 20- 30 cm. Rễ củ mập, có cuống dài, vỏ màu đỏ nhạt. Lá mọc tập trung ở gốc, sát mặt dất thành hình hoa thị, hình trứng ngược hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 5- 10 cm, rộng 2-4 cm, mép có răng cưa tròn, không đều, mặt lá nhăn nheo, gân lá chằng chịt hình mạng, có lông nhỏ, mặt dưới đôi khi có màu đỏ.

Cụm hoa mọc thành chùm trên một cán dài, xuất phát từ giữa túm lá; hoa màu đỏ tím; đài hình chuông, có 5 răng nhọn; tràng hợp thành ống uốn cong, miệng loe chia 5 cánh tròn; nhị 2.

Quả bế hình cầu hoặc hình trứng; hạt nhỏ nhiều, màu nâu nhạt. Toàn cây có lông nhỏ mềm.

Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Địa hoàng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Địa hoàng được nhập trồng vào Việt Nam nãm 1958. Cây được phát triển nhanh chóng ở các tỉnh miền Bắc từ năm 1960 đến 1990. Các tỉnh trước đây trồng nhiều địa hoàng là Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Đinh, Vĩnh Phúc và Thanh Hoá. Năm 1980- 1983, cây được trồng thử ở một số tỉnh phía nam như Đắc Lắc, Bình Định, Khánh Hoà..., nhưng ít có kết quả.

Địa hoàng có nguồn gốc từ vùng ôn đới ấm của Trung Quốc, nên cây trồng ở Việt Nam thường đúng vào thời kỳ nhiệt độ trong năm thấp (dưới 30°C). Khi thời tiết nắng gắt, mưa nhiều, đã có thể thu hoạch. Địa hoàng ra hoa kết quả nhiều, nhưng người ta thường tận dụng khả năng tái sinh vô tính- nảy mầm tốt của rễ củ làm cây giống để trồng. Vài năm gần đây, do mở cửa thị trường dược liệu, việc trồng địa hoàng ở trong nước bị đình đốn. Nhu cầu dược liệu địa hoàng nay trở lại phụ thuộc vào nhập khẩu, như thời kỳ trước năm 1960.

Cách trồng

Địa hoàng là cây thuốc di thực từ Trung Quốc, đến nay đã thích nghi và trở thành quen thuộc ở Việt Nam. Cây ưa khí hậu ôn hoà, được trổng chủ yếu vào vụ thu đông ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Cây có hoa nhưng không kết hạt, nên được nhân giống bằng rễ củ. Củ địa hoàng không có thời gian ngủ nghỉ, thu hoạch xong phải trồng ngay. Nếu bảo quản lâu, củ giống bị già hoá, năng suất kém. Do đó, vụ xuân hè trở thành bắt buộc để có giống trồng cho vụ chính lấy dược liệu. Truớc đây, khi thu hoạch dược liệu, người ta chọn lấy những củ nhỏ có đường kính 1- 1,5 cm, cắt thành từng đoạn 2- 3 cm để làm giống. Củ giống này có 5- 6 tháng tuổi và thường bị nhiễm bệnh, khi trồng không mọc hoặc mọc rồi chết hết. Gần đây, người ta phát hiện, củ giống có 3 tháng tuổi, trẻ hơn, vừa ít bệnh, vừa có sức sống cao. Câv mọc từ loại củ này sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao, củ to mà không ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu. Có thể dùng củ giống này giâm cho ra mầm. Khi mầm có 4- 5 lá thật, tách khỏi miếng giống, giâm tiếp trong cát ẩm đến khi ra rễ thì đánh đi trồng. Lát cắt củ giống (dài 2- 2,5 cm) nên xử lý bằng dung dịch Benlat 0,3% trong 10 phút, vớt ra, để ráo trước khi giâm. Đoạn gốc (khoảng 1- 1,5 cm) của mầm tách cũng nên xử lý tương tự. Thời gian giữa hai vụ dược liệu kéo dài từ 180 đến 200 ngày, vì thế có thể trồng hai vụ giống liên tiếp. Cũng có thể bảo quản củ giống (lấy từ vụ dược liệu) qua 90- 100 ngày trong kho lạnh rồi trồng một vụ giống cho vụ dược liệu sau. Không nên làm ngược lại vì giống không cần củ to nhưng dược liệu thì củ càng to càng có giá trị. Bảo quản chỉ ảnh hưởng tới độ lớn của củ mà không làm giảm số củ.

Vụ dược liệu thường được trồng vào tháng 8- 9, thu hoạch tháng 2- 3. Từ đó, có thể bố trí được kế hoạch trồng giống.

Đất trồng địa hoàng cần màu mỡ, tơi xốp, có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, đủ ánh sáng. Địa hoàng không được trồng liên canh. Cây vụ trước không nên là cây họ cà, bầu bí, rau cải, cà rốt. Tốt nhất là luân canh với ngô, lúa. Sau khi cày bừa, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 40- 50 cm, mặt luống rộng 50 cm. Phân lót trung bình là 20- 25 tấn phân chuồng hoai mục (không dùng phân tươi), 150 kg supe lân, 200 kg kali sulfat hoặc 1 tân tro bếp cho một hecta. Sau khi rạch luống, rải phân lên mặt và hót đất ở rãnh luống để phủ kín phân dày ít nhất 10 cm. Rãnh luống phải có độ dốc để dễ thoát nưóc khi có mưa. Sau đó, trồng cây, mỗi luống 2 hàng với khoảng cách 25 X 25 cm. Nếu không tách mầm mà trồng thẳng bằng miếng giống, cũng cần ủ cho nảy mầm trước khi trồng.

Ruộng địa hoàng cần làm sạch cỏ, giữ ẩm và xới xáo nhẹ thường xuyên. Tránh để cho mặt đất đóng váng. Sau khi cây mọc đều, cẩn tỉa bớt mầm, mỗi gốc chỉ giữ lại 2- 3 mầm. Mầm tỉa có thể dùng để giặm, càng sớm càng tốt.

Địa hoàng sinh trưởng đến dâu, củ to đến đó. Vì vậy, sau khi trồng khoảng 30 ngày, cần tưới thúc tới khi cây chuyển sang giai đoạn ra hoa, cứ 20 ngày tưới một lần. Có thể dùng nước phân, nước giải ngâm kỹ hoặc đạm pha loãng. Nếu dùng đạm, mỗi lần cần 50kg pha thành dung dịch 2% để tưới. Đối với địa hoàng, đạm Sulfat tốt hơn đạm urê.

Địa hoàng thường bị rệp hại lá, có thể diệt trừ bằng các loại thuốc thông thường. Cây mẫn cảm vói nhiều loại bệnh, chủ yếu là bệnh khô lá, lở cổ rễ và thối củ. Trồng bằng củ giống trẻ, nhất là áp dụng phương pháp tách mầm và các biện pháp chăm sóc liên hoàn, đúng kỹ thuật là cách phòng bệnh có hiệu quả nhất. Ngoài ra, có thể dùng Benlat 0,1% phun 1-2 lần để phòng trừ.

Địa hoàng trồng 5,5- 6 tháng thì tàn lụi và cho thu hoạch củ. Cần đào củ cẩn thận, tránh làm dập nát, đứt gãy

Một hecta trồng tốt có thể đạt 12-15 tấn củ tươi.

Bộ phận dùng

Sinh địa là rễ củ dùng tươi hoặc phơi sấy khô của cây địa hoàng.

Để dùng khô, người ta đào rễ củ về, không làm sây sát, rửa nhanh, để ráo nước, đem sấy từ từ đến khi củ mềm. Cắt ngang củ thấy đen nhánh,dính, vị ngọt là được. Lấy ra phơi hay sấy nhanh đến khô (DĐVN, tập 2).

Thục địa là rễ củ đã được chế biến như sau: Lấy sinh địa rửa sạch cho vào thùng, củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90 kg sinh địa cho 10 lít rượu 40°. Đun to lửa đến khi sôi, rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 6- 8 giò cho đến cạn (trong khi đun cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở dưới nồi tưới lên củ cho thấm đều). Sau đó lấy ra phơi. Sau 3 ngày phơi, đem nấu lần thứ hai với nước gừng (2 kg gừng tươi giã nhỏ, cho vào nước khuấy đều, lọc lấy nước). Sau đó vớt ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy nhiều lần (5- 7 lần) cho đến khi dược liệu đen nhánh (DĐVN, tập 2).

Còn phương pháp chế biến dựa theo kinh nghiệm của các lương y, có dùng cách ủ dược liệu như sau: Sấy nhẹ địa hoàng ở nhiệt độ 35- 40°c đến khi vỏ khô se. Các ngày sau sấy ở 50- 60° cho đến khi củ mềm dẻo, thịt củ có màu đen thì lấy ra (khoảng 5-7 ngày). Rải sinh địa đã chế ra sàn, ủ kín bằng bao tải đến khi có lớp mốc trắng mọc đều, thịt củ đen bóng, có chất dịch đen dính, củ dẻo là được. Tiếp tục sấy ở nhiệt độ 50- 60° cho đến khi khô kiệt (Dược học cổ truyền, 1997).

Thành phần hoá học

Rễ củ địa hoàng chứa:

1. Iridoid glycosid: Catalpol (là chất phân lập đầu tiên từ rễ củ tươi), rehmaniosid A, rehmaniosid B, rehmaniosid c, rehmaniosid D, ajugol, aucubin, melitosid.

Ngoài ra, còn có các iridoid rehmaglutin A rehmaglutin B, rehmaglutin c, rehmanglutin D và một iridoid glucosid có nguyên tố C1 là glutinosid.

2. Ionon glucosid: rehmaionosid A, rehmaionosid B, rehmaionosid c. Ngoài ra, còn có monoterpen glucosid là rehmapicrosid .

3. Carbohydrat gồm D - glucose, D - fructose, sucrose, maninotriose, rafinose, stachyose, vesbascose, D - manitol.

Stachyose là thành phần chính của dịch chiết nước của rễ củ.

Ngoài ra, còn có 1- ethyl - p - D - galactopyranosid.

4. Các thành phần khác là acid amin 0,15- 6,15% (ít nhất 15 acid amin tự do), ester của acid béo 0,01% (methyl linoleat, methyl palmitat, methyl - n octadecanoat), p - sitosterol, daucosterol, acid palmitic, acid sucinic, campesterol, acid a - aminobutyric.

Phần trên mặt đất chứa catalpol, ajugol, aucubin, dihydrocatalpol và monomelitosid.

Lá chứa các flavon chrysoeriol.

Các thành phần của rễ củ đều tương tự như nhau trước cũng như sau khi chế biến thành thục địa. Tuy vậy, các thành phần có giảm đi như sau:

- Catalpol có hàm lượng cao nhất ở rễ củ tươi và thấp nhất sau khi chế biến.

- Monosacharid ở rỗ củ đã chế biến có hàm lượng cao hơn gấp 3 lần so với rễ củ chưa chế biến.

- Acid amin của rễ củ chưa chế biến cao hơn so với rễ củ đã chế biến( A. Y. Leung và cs, 1996).

Phạm Xuân Sinh và cs, 1998 đã chứng minh rỗ củ địa hoàng có hàm lượng catalpol 0,3% lúc mới thu hoạch, 1,09% sau khi chế biến sơ bộ và ủ ẩm 3 ngày và 0,1% sau khi chế biến thành thục địa. Lúc này, hàm lượng đường tăng từ 7,5% đến 21,58%.

Rehmannia glutinosa var. purpurea chứa 6 ajugol ester: E- feruloylajugol, Z- feruloylajugol, p, coumaroylajugol, p. hvdroxvbenzovlajugol, vaniloyl ajugol, 4 - (a - L. rhamnopvranosyloxy) - 3 - methoxvbenzoylajugoL.

R. glutinosa var. hueichingen chưá jioglutosid A và ioglutosid B.

Tác dụng dược lý

Khi xử lý trước tế bào lách chuột với nước sắc địa hoàng, đã làm tăng hoạt tính tạo phân bào của phorbol myristat acctat và phvtohemagglutinin trên tế bào lách chuột nhắt trắng. Khi không có các chất tạo phân bào, nước sắc địa hoàng không thể hiện hoạt tính tạo phân bào, kết quả cho thấy địa hoàng có tác dụng diều hoà hoặc kích thích miễn dịch theo như kinh nghiệm y học cổ truyền. Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch in vitro; thành phần có hoạt tính là 2 - phenỵlethvl glycosid: các jionosid A, và Bj. Khi thử nghiệm kết hợp địa hoàng với glucocorticoid, vẫn giữ dược tác dụng điều trị trên thỏ, nhưng làm mất những tác dụng không mong muốn của glucocorticoid gây biến đổi về chức năng và hình thái ở tuyến yên và vỏ thượng thận của thỏ.

Địa hoàng có hoạt tính hạ đường máu trên động vật đái tháo đường với các thành phần có tác dụng là các iridid glvcosid A, B, c và D. Khi tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường với streptozotocin, phân đoạn gồm chủ yếu polvsaccharid giống như pectin chiết từ địa hoàng, đã nhận xét thấy tác dụng hạ đường máu. Việc cho phân đoạn này cho chuột nhắt trắng bình thường làm tăng có ý nghĩa hoạt tính cùa glucokinase và glucose - 6 - phosphatasc dehvdrogenase ở gan, nhưng làm giảm hoạt tính của glucose - 6 - phosphatase và phosphoiructokinase ở gan. Phân đoạn này kích thích tiết insulin và làm giảm lượng glycogen trong gan chuột nhắt bình thường.

Men alđose reductase gâv tích lũy sorbitol trong tế bào, có vai trò quan trọng trong bệnh sinh những biến chứng đái tháo đường mãn tính như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Trong nghiên cứu đánh giá những chất ức chế sự hình thành bệnh đục thể thuỷ tinh nguồn gốc thiên nhiên, đã thấy địa hoàng có tác dụng ức chế aldose ređuctase ở thể thuỷ tinh bò in vitro; mức độ ức chế 50- 70% với nồng độ 1 mg cao khô chiết với nước nóng trong 10 ml. Đã nghiên cứu thấy trong địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glvcosid có hoạt tính ức chế men aldose reductase in vitro trên thể thuỷ tinh chuột cống trắng, đó là: 2'- 0- acetvlacteosid và các jionosid c và D, có IC50 (nồng độ ức chế 50%) từ 107 dến 10 6M.

Acid cafeic là chất ức chế 5- lipoxvgenase. Những phenethyl alcohol glycosid này chứa nửa cafeovl; trong thử nghiệm về hoạt tính ức chế 5- lipoxygenase, đã thấy các hợp chất: 2'- 0- acetvlacteosid, jionosid c và isoacteosid có hoạt tính ức chế với IC50 khoảng 10 5M.

Địa hoàng có tác dụng an thần và lợi tiểu trong thử nghiệm trên động vật và có tác dạng chống oxy- hoá trong thí nghiệm in vitro. Thử nghiệm trên chuột nhắt cái thiến cho thấy cao chiết từ bài thuốc bổ tinh gồm thục địa và khởi tử có lác dụng gây động dục trên 100% chuột với liều 5g dược liệu/ kg chuột/ ngày.

Đã áp dụng thuốc tiêm bào chế từ địa hoàng và đan sâm cho 23 bệnh nhân có bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, với 14 lần tiêm. Sau điều trị, các triệu trứng và dấu hiệu của bệnh giảm rõ rệt. Cơ chế tác dụng có thể là sự cải thiện vi tuần hoàn. Bài thuốc cổ truyền Nhật Bản gồm 10 dược liệu: dịa hoàng, hoàng kỳ, quế, bạch thược, xuyên khung, thương truật, đương quy Nhật Bản, nhân sâm, phục linh, cam thảo dùng sắc uống, đã được chứng minh có nhiều hoạt tính điều hoà miễn dịch.

Những bệnh nhân có chảy máu đường dạ dày- ruột phần trên được diều trị với chế phẩm thuốc bột từ địa hoàng và bạch cập, và với bài thuốc sắc gồm địa hoàng, đại hoàng, hoàng liên và hoàng kỳ. Tỷ lệ có hiệu quả và thời gian trung bình hết máu lẫn trong phân với thuốc bột là 97% và 4,1 ngày, tương ứng và với bài thuốc sắc là 90% và 3,5 ngày tương ứng. Trong trường hợp chảy máu do ung thư dạ dày, giãn mạch thực quản, xơ gan, phải dùng cẩn thận. Sinh địa có trong thành phần một bài thuốc viên uống, dùng phối hợp với thuốc cao bôi tại chỗ để điều trị 50 bệnh nhân tổ đỉa. Kết quả điều trị: khỏi 36%, dỡ 48%, không kết quả: 16%.

Sinh địa có trong thành phần một bài thuốc viên uống kết hợp với bôi thuốc mỡ tại chỗ để điều trị 87 bệnh nhân vảy nến. Kết quả: khỏi 35,6%, dỡ 36,7%, không kết quả 27,7%. Thời gian điều trị trung bình 120 ngày. Đã áp dụng bài thuốc viên uống gồm địa hoàng, liên nhục, củ mài, mạch môn, long nhãn nhục, tâm sen để điều trị 24 bệnh nhi có di chứng viêm não, kết hợp với châm cứu. Tuỳ theo các triệu chứng, có gia thêm một số vị thuốc khác. Có 58,3% số bệnh nhi đạt kết quả tốt, các di chứng phục hồi nhanh chóng.

Đã áp dụng bài thuốc dưới dạng cao gồm thục địa, hà thủ ô đỏ, trạch tả, hoài sơn, cúc hoa để điều trị 60 bệnh nhân viêm võng mạc trung tâm thanh dịch đạt kết quả tốt. Hơn 80% bệnh nhân tăng thị lực, và hơn 65% bệnh nhân hết ám điểm. Địa hoàng đã có tác dụng hỗ trợ trong điều trị phối hợp viêm thoái hoá hoàng điểm cùng với các thuốc khác.

Đã áp dụng bài thuốc bổ thận trong có địa hoàng để diều trị 70 nam giới suy giảm chức năng sinh dục, kém hoạt động sinh dục,có chất lượng tinh dịch kém, hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch. Tác dụng của thuốc làm ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường khả năng hoạt dộng sinh dục, chất lượng tinh dịch tốt hơn. Địa hoàng có trong thành phần một bài thuốc an thai được áp dụng điều trị cho 31 phụ nữ sẩy thai liên tiếp. Thời gian điều trị trung bình 45 ngày. Kết quả, chỉ áp dụng dơn thuần bài thuốc an thai, đã có hiệu quả giữ thai với tỷ lệ 93,7% số phụ nữ động thai điều trị. Nếu có triệu chứng doạ sẩy thai ra máu hay động thai nhiều lần thì kết quà điều trị không tốt.

Tính vị, công năng

Địa hoàng có vị ngọt, đắng, tính lạnh, vào 4 kinh: tâm, can, thận, tiểu trường, có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch,làm mát máu, cầm máu.

Thục địa có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ấm, vào 3 kinh: tâm, can, thận, có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, làm đen râu, tóc.

Công dụng

Địa hoàng chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tạng chảy máu, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng đau, tân dịch khô, tâm thần không yên, phiền táo mất ngủ. Ngày dùng 8- 16g, dạng thuốc sắc.

Thục địa chữa âm hư, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho khí suyễn (khó thở), bệnh tiêu khát (đái tháo đường), kinh nguyệt không đều, làm sáng mắt, đen râu tóc, chữa chảy máu, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cơ thể tráng kiện.

Kiêng kỵ: sắt.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, địa hoàng tươi được dùng trị âm suy trong các bệnh sốt có triệu chứng lưỡi đỏ sẫm và khát, ban da, có những vết ở da, khạc ra máu, chảy máu cam, đau họng.

Địa hoàng không chế biến dùng chữa sốt với lưỡi đỏ sẫm và khát, âm suy với nhiệt bên trong, khạc ra máu, chảy máu cam, ban da và có những vết ở da. Thục địa chữa âm suy ở gan và thận với đau nhức và yếu thắt lưng và đầu gối, sốt lao, ra mồ hôi ban đêm, di tinh, đái tháo đường, thiếu máu, đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu tử cung, chóng mặt, ù tai, bạc râu tóc sớm.

Liều dùng: địa hoàng tươi 12- 30g; địa hoàng sống: 9- 15g; thục địa: 9- 15g.

Bài thuốc có địa hoàng

1. Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ỉa chảy mạn tính ở người cao tuổi (Thận khí hoàn):

Thục địa 16g; sơn thù, hoài sơn, mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, phu tử chế, mỗi vị 8g, nhục quế 4g. Sắc uống.

2. Chữa suy nhược cơ thể, không muốn ăn, táo bón, sốt nhẹ, trằn trọc, ở người sau khi mắc bệnh nhiêm khuẩn có sốt cao (Ích vị thang):

Địa hoàng, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g. sắc uống.

3. Chữa suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn chất tạo keo (luput ban đỏ...), thời kỳ hồi phục của các bệnh nhiễm khuẩn (Lục Vị hoàn):

Thục địa l6g; sơn thù, hoài sơn, mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uống. Hoặc tán bột làm viên, ngày uống 20g. 4.

4. Chữa hen phế quản khi hết cơn hen:

a. Bài Hữu quy ẩm: Thục địa 16g; kỷ tử, phụ tử chế, mỗi vị 12g; sơn thù, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 8g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc làm hoàn uống, ngày 20g.

b. Bài Tả quy ẩm: Thục địa 16g; sơn thù, kỷ tử, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang. Hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.

5. Viêm thanh quản khàn tiếng:

Thục địa 12g, hoài sơn 16g; sơn thù, phục linh, mỗi vị 12g; trạch tả, đan bì, ngũ vị tử, mỗi vị 8g. sắc uống, ngày một thang.

6. Chữa tăng huyết áp (Lục vị quy thược thang):

Thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, đương quy, bạch thược, mỗi vị 8g. sắc uống.

7. Chữa viêm bàng quang mạn tính (Bát vị tri bá):

Thục địa, hoài sơn, hoàng bá, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, mỗi vị 8g. sắc uống. Hoặc làm thành viên uống mỗi ngày 18g, chia 3 lần.

8. Chữa di tinh (Đại bổ âm hoàn gia giảm):

Thục địa 16g; hoàng bá, tri mẫu, quy bản, kim anh, khiếm thực, liên nhục, tuỷ lợn, mỗi vị 12g. Làm viên, mỗi ngày dùng 30g.

9. Chữa đái tháo đường:

Sinh địa, thạch cao, mỗi vị 40g; thổ hoàng liên 16g. Sắc uống.

10. Chữa sốt rét (Thạch cao miết giáp tiễn):

Sinh địa 12, thạch cao 16g, miết giáp 12g; tri mẫu, đan bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

11. Chữa lao xương và lao khớp xương (Dương hoà thang gia giảm):

Thục địa 40g, cao ban long 20g; tục đoạn, ngưu tất, mỗi vị 12g; quế chi 6g; bạch giới tử, ma hoàng, cam thảo, mỗi vị 4g. sắc uống.

12. Chữa rò hậu môn trực tràng do lao:

Sinh địa, thục địa, mỗi vị 12g; thanh hao, miết giáp, mỗi vị lốg; mạch môn, tri mẫu, địa cốt bì, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g. sắc uống.

13. Chữa kinh nguyệt không đều, có trước kỳ (Thanh kinh thang): Thục địa 12g, thạch cao 16g; bạch thược, địa cốt bì, mỗi vị 12g; đan bì, địa cốt bì, hoàng bá, phục linh, mỗi vị 8g. Sắc uống.

14. Chữa bế kinh, vô kinh:

a. Thánh dũ thang: Thục địa, đảng sâm, mỗi vị 16g; bạch thược 12g; xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 8g. sắc uống.

b. Thục địa, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; kỷ tử, hà thủ ô, sa sâm, long nhãn, ích mẫu, mỗi vị 12g. sắc uống.

c. Tiểu doanh tiễn: Thục địa, xuyên quy, bạch thược, kỷ tử, mỗi vị 12g; sơn thù 8g, cam thảo 4g. sắc uống.

15. Chữa bế kinh do bệnh mạn tính như lao phổi, bệnh nhiễm khuẩn làm huyết kém gây bế kinh ( Kiếp lao tán): Thục địa 80g, bạch thược 240g; hoàng kỳ, cam thảo, ngũ vị tử, a giao, bán hạ chế, phục linh, đương quy, sa sâm, mỗi vị 80g. Tán nhỏ mỗi ngày uổng 12- 20g.

16. Chữa rong huyết (Hắc bồ hoàng tán):

a. Sinh địa 12g, bồ hoàng sao đen 20g; địa du, a giao, tóc rối (huyết dư), đan bì, tông lư khôi, bạch thược, hắc giới tuệ, mỗi vị 12g. sắc uống.

b. Cố bản chỉ băng thang: Thục địa, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, mỗi vị 12g; thán khương 8g. sắc uống.

c. Thục địa 12g, long cốt 16g; hoài sơn, ô tặc cốt, mẫu lệ, mồi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống.

17. Chữa động thai ra máu nhỏ giọt (Bảo âm tiễn):

Sinh địa, thục địa, hoài sơn, tục đoạn, mỗi vị 12g; bạch thược, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống.

18. Chữa ho khan, lao phổi (Kinh ngọc cao):

Địa hoàng 2400g, bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong 1200g. Giã địa hoàng vắt lấy nưóc, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày đêm. Mỗi lần uống 1- 2 thìa, ngày 2- 3 lần.

19. Chữa chứng âm hư, tinh huyết suy kém, mỏi mệt, đau lưng, mỏi gối, khát nước, đái vàng, da hấp nóng, di mộng tinh:

Thục địa 150g; táo nhục, hoài sơn, mỗi vị 95g; trạch tả, khiếm thực, mỗi vị 70g; thạch hộc 60g, tỳ giải 50g. Thục địa chưng giã nát, cho vào mật ong cô đặc, các vị khác tán nhỏ, tất cả làm thành hoàn. Mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần.

20. Rượu bổ thận, tăng cường chức năng sinh dục và khả năng thụ tinh của nam giới: Thục địa 400g, con ngài tằm đực khô lOOOg, đâm dương hoắc 600g; kim anh, ba kích, mỗi vị 500g; ngưu tất, sơn thù, mỗi vị 300g; khởi tử, lá hẹ, mỗi vị 200g. Bào chế thành 201ít rượu thuốc, có thêm đường kính (4kg).

21. Chữa di chứng viêm não ở trẻ em (Bài thuốc tư âm, dùng kết hợp với châm cứu): Địa hoàng 3000g; liên nhục, củ mài, mỗi vị 2000g; mạch môn, long nhãn nhục, mỗi vị lOOOg; tâm sen 500g. Cách chế: liên nhục, củ mài tán bột, các vị khác sắc đặc lấy nước, làm thành viên. Thuốc gia giảm:nhiệt chứng nhiều gia huyền sâm, chi tử; co giật nhiều, gia thiên ma, câu đằng. Bệnh nhi còn mê man chưa tỉnh: gia thạch xương bồ. Ngày uống 16- 20g, chia 2- 3 lần.

22. Chữa hội chứng Mê- ni- e (Ménière), hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nôn:

Thục địa, câu đằng, mẫu lệ, mỗi vị 16g; quy bản, miết giáp, kỷ tử, long cốt, táo nhân, mỗi vị 12g. sắc uống.

23. Chữa viêm võng mạc trung tâm thanh dịch:

Thục địa, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 20g; trạch tả, hoài sơn, mỗi vị 12g; cúc hoa 8g: Chiết xuất dạng cao dùng uống.

24. Chữa viêm tai giữa mạn tính:

a. Tri bá địa hoàng thang (hoàn): Thục địa 12g, hoài sơn 16g; sơn thù, tri mẫu, trạch tả, đan bì, phục linh, hoàng bá, mỗi vị 8g. Uống ngày một thang dạng thuốc sắc, hoặc làm viên uống mỗi ngày 18g chia 3 lần (uống kéo dài).

b. Đại bổ âm hoàn: Thục địa, quy bản, mỗi vị 16g; hoàng bá, tri mẫu, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang, hoặc làm viên uống mỗi ngày 18g chia 3 lần (Uống kéo dài).

25. Chữa viêm quanh răng (Lục vị hoàn gia giảm):

Thục địa, hoài sơn, ngọc trúc, thăng ma, bạch thược, kỳ tử, mỗi vị 12g; sơn thù, tri mẫu, hoàng bá, trạch tả, đan bì, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC