Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Niễng

09:05 25/05/2017

Zizania caducißora (Turcz. ex Trin.) Hand. - Mazz. Zizania latifolia Turcz.

Tên khác: Củ niễng, lúa miêu, giao bạch tử.

Tên nước ngoài: Hydropire (Pháp).

Họ: Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, mọc ngập trong nước. Thân rễ dày, rất phát triển. Thân xốp và mềm, mọc thẳng đứng, nhẵn, phình ra ở gốc. Lá mọc so le thành hai dãy đều, hình dải, dài 0,30 - lm, gốc có bẹ to ôm thân, đầu thuôn nhọn, mép và hai mặt lá nháp, gân song song sít nhau; bẹ lá nhẵn, khía rãnh, lưỡi bẹ khá phát triển.

Cụm hoa là chùy hẹp, dài 30 - 50cm có cuống mập, phân nhánh, mang bông nhỏ đực ở trên và bông nhỏ cái ở dưới; bông nhỏ không có mày; bông đực có 6 nhị, chỉ nhị ngắn; bông cái có bầu có lông.

Quả ít gặp.

Niễng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Niễng được coi là cây bản địa của một số vùng ở Đông Bắc Ấn Độ, Viễn Đông Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mianma. Từ thế kỷ thứ 10, người Trung Quốc đã biết sử dụng niễng như một loại cây thực phẩm co chất bột (Nguyen Tien Hiep, 1994). Hiện nay, niễng được trồng rộng rãi, thậm chí đã trở nên hoang dại hóa ở Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ở Đông Dương, Thái Lan; Triều Tiên, Mianma, Malaysia... Cây cũng được du nhập sang châu Âu, Bắc Mỹ và New Zealand.

Ở Việt Nam, niễng được trồng rải rác ở một số tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, như vùng ngoại thành Hà Nội, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thường Tín (Hà Tây) Đồng Văn, Bình Lục (Hà Nam), Vũ Thư (Thái Bình) Tiên Du (Bắc Ninh), tỉnh Hưng Yên, Hải Dương.. Niễng là cây ưa sáng, sống trong môi trường nước nông (thường dưới lm), có nhiều bùn. Niễng có biên độ sinh thái rất rộng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở các môi trường khí hậu khác nhau, từ vùng ôn đới khá lạnh như ở Xibêri (Nga) đến vùng nhiệt đới nóng và ẩm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Niễng trồng ở vùng nhiệt đới thấy ra hoa nhiều. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ gốc. Những nhánh con tách ra làm cây giống để trồng.

Phần ăn được thường gọi là "củ niễng", là đoạn phình to ở gốc thân mang lá. Củ niễng là kết quả của sự ký sinh của loài nấm than (Ustilago esculenta p. Henn), làm cho phần gốc thân của cày phát triển không bình thường, gồm hầu hết là loại mô mềm, xốp có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Các vệt màu xanh nhìn thấy được trong mô xốp là những sợi nấm; khi già xuất hiện thêm các chấm hay vệt đen là các túi bào tử của nấm. Loài nấm than ký sinh trong cây niễng không gây độc nên ăn được. Củ niễng được coi là loại rau xanh độc đáo ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác (chủ yếu trong cộng đồng Hoa kiều), củ niễng dùng ăn sống (thái lát), luộc hay xào đều là những món ăn được nhiều người ưa thích.

Bộ phận dùng

Củ niễng và quả.

Thành phần hóa học

Niễng chứa 9,2% nước, 12,5% protein, 1,6% lipid; 70,2% carbon hydrtat, 5,2% sợi, 1,2% tro, 240 ppm Ca, 1733 ppm K, 1157 ppm Mg, 37,8 ppm Na, 14,6 ppm Zn, 10,6 ppm Mn, 1180 ppm p, 61 ppm Fe, 5 ppm vitamin Bj, 0,9 ppm B2, 15 ppm Niacin, 7,9 ppm vitamin E và các kim loại khác (vết) như Cu, Ti, Ba, Cr, Sr, V, Ni và Se (CA. 118, 1993, 37869 w); các đường 86,1% và polysaccharid (CA. 112, 1990, 176901 q); chất màu đỏ có thể được sử dụng trong kỹ nghệ thực phẩm và mỹ phẩm là cyanidin - 5 glucosid. (CA. 120, 1994, 29683 g); Loài vi khuẩn phân lập từ niễng là hiếm khí, chịu nhiệt có tác dụng làm phân hủy tinh bột, gelatin, casein và đường glucose. (CA. 123, 1995, 138762 q).

Lá niễng chứa 142 mg/I00g vitamin c (The Wealth of India vol XI. 1976).

Tính vị, công năng

Quả và củ niễng đều có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh thủ dương minh và túc dương minh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiến, sinh tân, chỉ khát, lợi đại tiểu tiện.

Công dụng

Trong y học cổ truyền, quả niễng được dùng chữa tâm phiền, miệng khát, đại tiện không thông, tiểu tiện bất lợi, kiết lỵ, mắt đỏ, vàng da. Liều dùng, ngày 9 - 15g, sắc nước uống.

Ở Nhật Bản, quả niễng được dùng làm lương thực phụ, ăn độn với cơm. Củ niễng được dùng làm rau, ăn bùi, béo. Ở Việt Nam, củ niễng được dùng dưới dạng món ăn - vị thuốc chữa các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ, say rượu. Ở Trung Quốc, người ta dùng niễng chữa phiền nhiệt, khát nước, vàng da, mắt đỏ, kiết lỵ, bệnh tim. Liều dùng ngày 15 - 30g, sắc nước uống.

Chú ý: Những trường hợp tỳ vị hư lạnh, hóa tinh, tiêu chảy không nên dùng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC