Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Huyền sâm

11:05 11/05/2017

Huyền Sâm Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm.

Tên khoa học Scrophularia buergeriana Miq.

Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rẽ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scrophularia oldhaml Oliv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl. Tên huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen (huyền là đen).

A. Mô tả cây

Cây bắc huyền sâm là một loại cỏ cao l,5m đến 2m. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phổng lồi ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối chữ thập, cuống ngắn, phiến lá dài 3- 8cm, rộng l,8-6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hom (2-3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm). Hoa mọc thành chùm vói cuống ngắn trông như bông ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa hình ống hơi phình ờ giữa, thắt ờ phía trên, dài 18mm, rộng 3-4mm, trên mép có 5 cánh 1 cánh cao hơn. Nhị 4. Hoa màu trắng vàng nhạt.. Cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis khác cây bắc huyền sâm ỏ hoa mọc thành tán, màu tím.

Huyền sâm và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mới di thực vào nước ta. Nay phát triển ở nhiều nơi. Trước kia nhập của Trung Quốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, mỗi hecta cần chùng l,5kg hạt giống. Thu hoạch rễ vào tháng 10-11. Mỗi hecta cho chừng 5 tấn rễ tươi. Rễ đào về, cắt bỏ đầu, mầm, rễ con, rửa sạchđất, phơi nắng. Tối giữ ấm cho rễ; sau một thời gian, màu rễ sẽ sẫm lại. Sau đó phơi cho thật khô.

C.Thành phần hoá học

Trong huyền sâm có chất scrophularin. Có tác giả lại nói trong cao rượu chế từ huyền sâm có phytosterola, ancaloit, tinh dầu, axit béo, saparagin và chất đường.

D. Tác dụng dược lý

Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bân, Thạch Nguyên Cao có chế cao J ỏng huyền sâm (rượu) rồi nghiẽn cứu tác dụng trên tim, huyết quản, huyết áp, hô hấp, huyết đường và giảm sốt đối với động vât, thu được những kết quả sau đây:

1. Tác dụng trên tim. Pha cao lỏng huyền sâm với nước Locke Ringer rồi cho tác dụng trên tim ếch cô lập với nồng độ thấp (0,01-0,02%) thấy sức bóp của tim mạnh lên, với nồng độ trung bình (0,1%) thấy lực của tim yếu đi, nhịp đập trở nên chậm, với nổng độ cao (10%) làm cho tim ngừng đập.

2. Tác dụng lên mạch máu. Huyền sâm gây dãn mạch. Dùng cao lỏng huyền sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ đánh mê, nhận xét thấy nếu dùng liều nhò (l-4ml) huyết áp hơi tăng, sau hạ xuống và cuối cùng trở lại bình thường, liều lớn (10ml) làm cho huyết áp tạm thời hơi hạ thấp, biên độ hô hấp tăng mạnh.

3. Tác dụng giảm sốt. Gây sốt cho thỏ bằng tiêm colibacille sau đó tiêm dưới đa dung dịch huyền sâm (5ml/kg thể trọng) không thấy tác dụng hạ sốt.

4. Tác dụng trên lượng huyết đường. Định lượng huyết đường của thỏ bằng phương pháp Denigea, sau tiêm dung dịch huyền sâm vào dưới da, (5ml/kg thể trọng) sau đó cách mỗi giờ định lượng đường trong máu một lẫn, làm như vậy 5 lần: Thí nghiệm trên 4 con thỏ tiêm huyền sâm, thấy lượng đường huyết thấp hơn so với mức đường trong máu bình thường là 15mg/100ml máu.

5. Tác dụng kháng sình. Theo Trịnh Vũ Phi (Trung Hoa y học tạp chí, 1952) huyền sâm có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loài vi trùng bệnh ngoài đa.

E. Công dụng và liều dùng

Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm trong các bệnh viêm cổ họng, viêm amiđan, lở loét trong miệng. Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ, huyền sâm vị đắng, mặn, tính hơi hàn, vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường.

Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yếu hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Đơn thuốc có huyền sâm Chữa viêm cổ họng, viêm amiđan (đơn của Diệp Quyết Tuyền). Huyền sâm lOg, cam thảo 3g, cát cánh 5g, mạch môn đông 8g, thăng ma 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc làm thuốc súc miệng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC