Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cang Mai

11:05 29/05/2017

Justicia adhatoda L.

Tên đồng nghĩa: Adhatoda vasica Nees

Tên khác: Xuân tiết, tô đa.

Tên nước ngoài: Malabar nut tree (Anh): carmantine, noyer de Ceylan, noyer des Indes (Pháp).

Họ: Ô rô (Acanthaceae).

Mô tả  

Cây bụi nhỏ hay cây nhỡ. cao 2 - 7m. Cành hình trụ nhẵn. Lá mọc đối, hình mác. dài 7-25 cm, rộng 2,5 - 7 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ.

Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành bông dày, cuống dài 3 - 7 cm; lá bắc xếp thành 4 hàng, hình trái xoan nhọn đầu, có lông, lá bắc con hình mác; đài có 5 răng; không đều, hình mác hẹp. nhọn, có lông nhô; tràng dài 2.2 - 2,5 cm, mặt ngoài có lông, ống tràng có một vòng lông ở mặt trong, môi trên khuyết lõm. môi dưới chia 3 thùy: nhị 2 đính ở tràng, bầu có lông.

Qủa nang, có lông, dài 1,6 cm.

Phân bố, sinh thái

Trong số 33 loài thuộc chi .Justicia L. đã biết ở Việt Nam. hầu hết các loài đều có dạng sống là cây bụi. bụi nhỏ và dạng cỏ, chỉ có duy nhất loài cang mai (.Justicia aclhalocla L.) là cây bụi lớn. thậm chí có thể gọi là cây gỗ nhỏ, vì có chiền cao tới 7m. Hơn nữa, cang mai cũng là cây nhập nội trồng làm cảnh, song chưa rõ nguồn gốc và được nhập vào nước ta vào thời gian nào. Cây mới được trồng ở vườn một số gia đình tại Lạng Sơn. Quảng Trị.... (Võ Văn Chi, 1997). Trên thế giới, loài cây này có ở Ân Độ và Nam Trung Quốc.

Cang mai là cây ưa sáng và ưa ẩm, song cây cũng có thể hơi chịu bóng Cây sống được trên nhiều loại đất, ra hoa quả nhiều hàng năm; hoa màu trắng, mọc tập trung ở đầu cành, nhìn đẹp nên được trồng làm cảnh.

Tuy nhiên, hiện chưa có những thông tin cụ thể về mặt sinh học của loài cây này ở Việt Nam.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ thân, rễ và hạt.

Thành phần hóa học

Từ 1888, Hopper đã chiết được tinh dầu và phân lập được 1 alcaloid từ lá đặt tên là vasicin có điểm nóng chảy 182°c, dễ tan trong cồn, tan được trong nước lạnh, tan tốt trong nước nóng và có công thức hoá học C11H12N2O (Chopra N.R, 1958). Đến năm 1954, Gupta và cộng sự đã phân lập được tinh dầu từ lá, bằng phương pháp cất kéo hơi nước với hiệu suất 0,075%, tinh dầu có màu vàng.

Năm 1948 trong bộ Tài nguyên Dược liệu Ẩn Độ, Bhatanagar s.s đã ghi: trong cang mai có chứa tinh dầu, một acid kết tinh và một alcaloid kết tinh màu trắng có tên vasicin, với hàm lượng trong lá 0,2%, trong vỏ thân 0,35% còn trong rễ chỉ có vết (Bhatnagar s.s, 1948).

Năm 1976, Nadkarnis M.K đã công bố trong cang mai có các nhóm chất: tinh dầu, chất béo, resin, alcaloid, acid hữu cơ, đường, chất gôm, chất màu và muối. Alcaloid vasicin và muối của nó rất độc, ức chế các chủng Streptoccus, Staphyllococcus, B.coli, B.diphtheriol và B.tuberculosid. Vasicin bazo có điểm nóng chảy 190 - 191°c còn vasicin HC1 là 182°c, rất dễ tan trong cồn.

Năm 1980, Lyly M.Berry cho biết ngoài tinh dầu và alcaloid trong cang mai còn phân lập được acid ađhatodic.

Năm 1982, Jain M.p và V.K Sharura [Planta medica vol.46] đã mô tả phương pháp chiết xuất các alcaloid như sau: rễ cang mai được loại chất béo bằng n - hexan, sau đó chiết với cồn ethanol, cô loại dung môi thu được cao lỏng đem acid hoá với 5% HC1 rồi lắc với chloroform. Phần nước acid đem kiềm hoá vói amoniac đến pH=10 và lắc với chloroform, sau đó chiết trên cột silicagel phân đoạn chloroform - methanol đem kết tinh lại trong methanol, thu đirợc các liợp chât như: adhotonin, vasicinon, vasicinolon, vasicol, vasicin và vasicinol.

Andrew Chevallier (2006) trong bộ Dược thảo Toàn thư thì ghi trong cang mai có chứa alcaloid và một loại dầu volatit.

Trong nhiều tài liệu đã công bố cho thấy: lá chứa alcaloid, vasicolin, adhatodin và betain; rễ cang mai chứa peganin (vasicinol) vasicol và một glycosid có tác dụng làm chậm nhịp tim, chống ho, kháng siêu vi khuẩn. Hoa chứa dihydrochalcon (Phạm Hoàng Hộ, 2006).

Ngoài ra còn chứa các hợp chất khác như vasakin anisotin, justicin, justicidin, neojusticin, và vitamin c [Trung dưọc đại từ điển, 1993].

Trong Justicia procumbens L. người ta đã phân lập được các justicin, neojusticin, dipliylin và các justicindin A và D.

Từ thân rễ loài Justicia flava đã phân lập được các hợp chất như: các lignan: isolariciresinol, helioxantin, justicinol, urosunol, 8 demethylorosunol [Ajibola A, 1982], [CA 1967, 1974, 1976, 1978, 1980, 1981, 1982, 1977],

Tác dụng dược lý

 

.1. Tác dụng trên vi khuẩn lao

a) Mục đích: Hiện nay nhiều thuốc chống lao đã bị kháng, có những chủng vi khuẩn lao kháng nhiều thuốc. Công trình này sàng lọc in Vitro tác dụng trên vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis phân lập từ người bệnh của một số cây thuốc ở  Ấn Độ vẫn cho là có tác dụng chữa lao gồm lá cây cang mai (1), lá cây tai tượng xanh (2), thân hành của cây hành (3) và tỏi (4) và phần gel của lá cây lô hội (5). Các vị thuốc được chiết với nước và chế thành cao.

b) Phương pháp: Các chủng vi khuẩn thử in vitro gồm: 2 chủng phân lập từ bệnh nhân đã kháng đa thuốc là chủng DKU - 156 và JAL - 1236; chủng nhạy với M. tuberculosis H37Rv; chủng Mycobacterium phát triển nhanh M. fortuitum (TMC - 1529). Phương pháp dùng môi trưòng Lovvenstein Jensen (L - J) và hệ thống đo màu 3 chiều BacT/ALERT 3D. Hoạt tính trong môi trường L - J được đánh giá dựa vào % ức chế trung bình số khuẩn lạc của lô có cao so với lô đối chửng. 

c) Kết quả: Tất cả 5 cao (dùng nồng độ cao 4%) đều thể hiện hoạt tính kháng M. tnberculosis trong môi trường L - J. Tỷ lệ % ức chế chủng kháng đa thuốc phân lập ở người bệnh với DKU - 156 (theo thứ tự các cao đã nêu ở trên) là 32, 95, 37, 72 và 32%; với chủng JAL - 1236 theo thứ tự là 86, 68, 79, 72 và 85%; với chủng nhạy H37Rv là 70, 68, 35, 63, và 41%. Tất cả 5 cao đều không có tác dụng trên chủng M. fortuitum (TMC - 1529). Dùng hệ thống BacT/ALERT 3D cũng thu được kết quả tương tự.

Kết luận: Cao lá cang mai và 4 cao khác đều thể hiện tác dụng trên các chủng Mycobacterium tiiberculosis kháng đa thuốc phân lập từ người bệnh (Gupta và Thakur et al., 2010).

Các benzylamin nlur bromhexin và ambroxol là các dẫn chất bán tổng hợp của vasicin (một alcaloid có trong cang mai) được dùng rộng rãi để tiêu chất nhày, cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của Mycobacterium tnberculosis. Các chất này tập trung nhiều ở đại thực bào nên tiếp xúc nhiều với vi khuẩn lao trong tế bào, do đó có ích trên lâm sàng với người bị lao. Tác dụng này kết hợp với tác dụng gián tiếp như làm tăng lysozym trong dịch tiết phế quản, tăng hàm lưọng rifampicin trong mô phổi và trong đờm, nên làm tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn lao trong niêm dịch ở các hang hốc và phế quản. Như vậy là các dẫn chất bán tổng hợp này của vasicin (thành phần có trong cang mai) rất có ích trong điều trị lao (Grange và Snell, 1996).

2. Thử lâm sàng viêm đường hô hấp trên

Nhân dân Armenia vẫn dùng phương thuốc Kanjang để chữa viêm đường hô hấp trên. Phương thuốc gồm có toàn cây cang mai, ngũ gia gai và Echinarea purpurea (chưa thấy có ở Việt Nam). Công trình này nghiên cứu so sánh tác dụng của Kanjang và từng vị thuốc hợp thành có so sánh với thuốc bromhexin (thuốc tân dược để đối chiếu). Phương pháp nghiên cứu là thử lâm sang mù đôi, ngẫu nhiên, có kiểm tra so sánh với bromhexin trên bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên clura có biển chứng. Các thông số đánh giá gồm: mức độ ho (nặng, nhẹ), tần số ho, tình trạng đờm và niêm dịch đường hô hấp, sung huyết mũi, cảm giác chung của bệnh.

Kết quả: Ở lô bệnh nhân dùng Karjang, tình trạng bệnh cải thiện được lớn hơn có ý nghĩa so với lô dùng bromhexin, sau đó đến lô dùng cang mai. Thời gian trung bình bệnh nhân phục hồi do điều trị Kanjang hoặc cang mai ngắn hơn 2 ngày so với dùng bromhexin. Các vị thuốc kia dùng đơn độc, không có cang mai, tác dụng không rõ. Không có bệnh nhân nào nếu có phản ứng có hại khi dùng thuốc (Narimanian và Badalyan et al., 2005).

3. Tác dụng kháng khuẩn

Dịch lá cây cang mai, thử in vitro, có tác dụng ức chế sự phát triển một số vi khuẩn như Bacillus subtillis, Staphylococcus epidermidis, Salmonella typhosơ [De Padua et al., 1999, vol. I: 327].

4. Tác dụng trên hệ hô hấp

Cao toàn cây cang mai có tác dụng chống ho. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột lang và thỏ, gây ho bằng cơ học, kích thích điện và dùng khí dung các chất gây kích ứng (acid citric, ammomac).

Kết quả: Cao cang mai có tác dụng chống ho tốt. Khi tiêm tĩnh mạch, cao có tác dụng bằng 1/20 - 1/40 codein trên ho do cơ học và do kích thích điện. Dùng uống, tác dụng chống ho của cao cang mai tưong tự codein trên ho do khí dung ở chuột lang (Dhuley, 1999).

Một sự kết hợp 2 alcaloid vasicin và vasicinon có tác dụng giãn phế quản tương tự theophyllin .Tác dụng lớn hơn nếu thử riêng từng alcaloid. Cơ chế tác dụng có thể là do kháng acetylcholin. Một alcaloid khác chưa xác định được công thức có tác dụng bảo vệ chống co thắt phế quản do khí dung chất gây co thắt khí phế quản ở chuột lang. Vasicin phân lập từ cang mai có tác dụng kích thích hô hấp, làm hạ huyết áp nhẹ và ức chế tim, nhưng vasicinon lại không có tác dụng này. Cao ethanol lá cang mai có tác dụng giãn phế quản kiểu atropin là do sự có mặt của một hoạt chất không có nitrogen (không phải alcaloid) và không độc là vasakin [De Padua et al., 1999: 327],

5. Tác dụng trên ký sình trùng, côn trùng

Lá cang mai vẫn được nhân dân Ấn Độ chữa giun sán đường ruột. Trong công trình này, đã nghiên cứu tác dụng của cao chiết bằng methanol từ lá cang mai trên sán đường ruột, dùng mô hình thí nghiệm trên một loại sán rất nhỏ là Hymenolepis diminuta ở chuột cống trắng.

Phương pháp: Gây nhiễm H. diminuta cho chuột. Xác định các chuột bị nhiễm, chia chuột nhiễm làm 2 lô: đối chứng và dùng cao lá cang mai liều 800 mg/kg, 2 lần vào 2 ngày liên tiếp. Thông số theo dõi là đếm số trứng sán trong lg phân sau khi dùng thuốc so với lô trước khi dùng thuốc và so với lô đối chứng. Cuối thí nghiệm, giết chuột, xét nghiệm số sán trong ruột so với lô đối chứng.

Kết quả: Ở lô dùng cao lá cang mai, tỷ lệ trứng giảm 79,57% so với ban đầu chưa dùng thuốc. Xét nghiệm số sán trong ruột, lấy lô đối chứng là 100% thì lô dùng cao cang mai chỉ còn 20%. Tác dụng này tốt hơn praziquantel dùng liều 1 lần là 5 mg/kg (Yadav và Tangpu, 2008).

Rễ cang mai có một hàm lượng nhỏ chất dầu. Dầu rễ cang mai có tác dụng diệt nhiều loại côn trùng như Bruchus chinensis, Sitophilus orysae, Rhizopertha dominica, Stegobium paniceum và Sitoíroga cerealeỉla [De Padua et al., 1999: 329],

6. Tác dụng bảo vệ chống tác hại của tia xạ

Cao chiết bằng ethanol từ lá cang mai có tác dụng bảo vệ chống tác hại do tia xạ ở chuột nhắt trắng. Thí nghiệm đưọc tiến hành trên 2 lô. Lô 1 chiếu tia với liều 8,0Gy, lô 2 dùng cao lá cang mai với liều 800 mg/kg sau đó cho phơi nhiễm với tia liều như lô 1. Các thông số theo dõi gồm: các biểu hiện bên ngoài của chuột khi chiếu tia, tỷ lệ chuột chết và xét nghiệm các thông số huyết học của máu ngoại vi.

Kết quả: Ở lô 1, có các biểu hiện bệnh do phơi nhiễm với tia xạ như chán ăn, ngủ lịm, xù lông, ỉa chảy và 100% chuột chết trong vòng 25 ngày sau khi chiếu tia. Có một sự giảm có ý nghĩa các thông số huyết học như hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, hemotocrit thấy rõ cho đến ngày 15 và sau đó là chuột chết dần. Các xét nghiệm hoá sinh cho thấy glutathion khử (GSH) giảm có ý nghĩa, sự peroxy hoá lipid tăng, hoạt tính của phosphatase kiềm giảm và phosphatase acid trong huyết thanh tăng. Ở lô 2 (chuột đùng cao lá cang mai), các biểu hiện bệnh do phơi nhiễm tia xạ giảm nhiều; đển ngày 30, tỷ lệ chuột còn sống là 81,25%; các thông số huyết học phục hồi dần, có cải thiện so với lô 1, nhưng vẫn còn thấp hơn so với chuột bình thường ở ngày thứ 30. Cao lá cang mai ức chế được những thay đổi của các thông số hoá sinh, cụ thể là so với lô 1, cao làm tăng GSH, làm giảm sự peroxy lioá lipid, làm tăng phosphatase kiềm và làm giảm phosphatase acid có ý nghĩa thống kê (Kumar, Ram et al., 2005).

Tác dụng bảo vệ chống tác hại do tia xạ của cao ethanol lá cang mai còn được nghiên cứu trên tổn thương tinh hoàn và nhiễm sắc thể. Thí nghiệm được tiến hành trên 3 lô chuột nhắt trắng đực dòng Swiss. Lô 1, đối chứng sinh lý, chuột không bị chiếu tia và uống nước cất thay thuốc; lô 2, đối chứng bệnh lý, chuột được phơi nhiễm tia xạ với liều 8Gy và không uống thuốc; lô 3, cho chuột uống cao lá cang mai với liều 800 mg/kg mỗi ngày trong 15 ngày liên tiếp, ngày 15 cho phơi nhiễm tia xạ như lô 2, thuốc vẫn được cho uống đến ngày 30. Kể từ ngày phơi nhiễm với tia xạ (tính là ngày 1). Các thông số theo dõi là các thông số hoá sinh, mô bệnh học tinh hoàn, xét nghiệm nhiễm sắc thể tuỷ xương và tỷ lệ chuột chết vào 2 giai đoạn 15 ngày và 30 ngày kể từ ngày phơi nhiễm với tia xạ (mỗi lần dùng một nửa số chuột của mỗi lô).

Kết quả:

- Một số thông số sinh hoá trong tinh hoàn và gan chuột: ở lô 2, glutathion khử (GSH) giảm, sự peroxy hoá lipid (LPO: Lipid peroxidation) tăng rất mạnh, photphatase kiềm giảm, phosphatase acid tăng có ý nghĩa so với lô 1 không phơi nhiễm với tia xạ; lô 3 dùng cao lá cang mai đã hạn chế sự thay đổi của các thông số trên cỏ ý nghĩa so với lô 2.

- Xét nghiệm tinh hoàn ở lô 2, thấy rõ những tổn thương cấu trúc mô tinh hoàn và các quần thể tế bào như tinh nguyên bào, tinh tử (tiền tinh trùng) và các tế bào Leydig; lô 3 các tổn thương trên giảm nhiều.

- Ở lô 2, có những thay đổi nhiễm sắc thể ở tế bào tuỷ xương càng ngày càng rõ rệt; lô 3 dùng cao cang mai từ trước ngăn ngừa có ý nghĩa tổn thương nhiễm sẳc thể trong tế bào tuỷ xương do chiểu tia xạ.

- Tỷ lệ chuột chết: ở lô 2, 100% chuột chết trong vòng 22 ngày; còn ở lô 3, đến ngày 30 vẫn chỉ có 70% chuột chết (Kumar, Samarth et al., 2007).

7. Tác dụng điều hoà chống dộc hại do dị sinh chất

Dị sinh chất (xenobiotic) là chất vốn không có trong cơ thể (như thuốc, hoá chất) khi vào cơ thể sẽ gây cảm ứng các hệ enzym chuyển hoá dị sinh chất nhằm loại bỏ dị sinh chất, đồng thời gây ra trạng thái oxy hoá làm tăng quá trình peroxy hoá lipid. Như vậy, khi dùng thuốc để chữa bệnh thì đồng thời, thuốc cũng gây độc hại (nhiều hoặc ít) cho cơ thể. Cao lá cang mai có tác dụng điều hoà làm giảm độc hại do các dị sinh chất. Nghiên cứu trên chuột nhắt trắng 8 tuần tuổi, cao lá cang mai dùng 2 liều khác nhau 50 mg/kg và 100 mg/kg (2 lô) trong 14 ngày liên tiếp, đều ức chế được những thay đổi (tăng hoặc giảm) do dị sinh chất gây ra trên enzym chuyển hoá thuốc giai đoạn 1 và giai đoạn 2, các enzym chống oxy hoá, hàm lượng glutathion khử, lacticodehydrogenase, và peroxy hoá lipid ỏ' gan chuột. Tác dụng điều hoà của cao cang mai còn thấy ở các cơ quan ngoài gan như phổi, thận, dạ dày trên hoạt động của glutathion - s - transferase, DT - diaphorase, superoxid disinutase và catalase (Singh, Padmavathi et al., 2000).

Trong một nghiên cứu, dị sinh chất được dùng là sắt nitrilotriacetat (Fe - NTA) cho chuột cống trắng. Tiêm phúc mạc Fe - NTA (9 mg Fe/kg làm tăng stress oxy hoá thận, tăng peroxy hoá lipid thận, xanthin oxydase (XO) và hydrogen peroxid; đồng thời làm giảm glutathion khử ở thận, các enzym chống oxy hoá và các enzym chuyển hoá pha 2. Fe - NTA cũng làm tăng sinh BUN (nitrogen urea huyết), tăng creatinin huyết thanh, tăng hoạt tính orinithin decarboxylase (ODC) và sự liên hợp [3(4)] - thymidin vào DNA của thận, gây đáp ứng tăng sinh và dẫn đến 11 thận. Fe - NTA cũng làm tăng sinh ung thư thận do N - diethylnitrosamin (DEN). Điều trị trước cho chuột bằng cao cang mai liều 50 mg/kg và 100 mg/kg 15 ngày liên tiếp làm giảm có ý nghĩa peroxy hoá lipid, H202, xo, BUN, creatinin huyết thanh, hoạt tính ODC thận, sự tổng hợp DNA (p < 0,001) và tỷ lệ u. Hàm lượng glutathion khử ở thận (p < 0,01), enzym chuyển hoá glutathion (p < 0,001) và các enzym chống oxy hoá cũng phục hồi có ý nghĩa (p < 0,001) (Jahangic và Sultana, 2007).

Cadmi clorid cũng là một chất gây stress oxy hoá và gây độc gen và cao cang mai cũng có thể ức chế được các tác dụng có hại này. Thí nghiệm được tiến hành ở chuột nhắt trắng dòng Swiss. Tiêm phúc mạc CdCb một liều 5 mg/kg gây ra độc gen mà biểu hiện là làm tăng sai lạc nhiễm sắc thể có ý nghĩa (p < 0,001) và tạo thành vi nhân ở tế bào tuỷ xương. Nếu cho chuột uống cao lá cang mai với liều 50 mg/kg và 100 mg/kg (2 lô) trong 7 ngày liên tiếp, rồi mới tiêm CdCỈ2, tác dụng gây độc gen bị ức chế có ý nghĩa (p < 0,001). Để nghiên cứu cơ chế tại sao cao cang mai lại có khả năng ức chế độc gen (hoặc ức chế gây biến chứng). Đã chứng minh CdCI2 gây ra độc gen đồng thời cũng gây ra stress oxy hoá, làm tăng sự peroxy hoả lipid (thông qua tăng MDA là chất trung gian của peroxy hoá lipid), tăng enzym oxy hoá như xanthin oxydase; đồng thời làm giảm các chất chóng oxy hoá như glutatliion khử, làm giảm các enzym chống oxy hoá như superoxid dismutase, catalase. Cao cang mai ức chế được sự gây độc gen, nhưng đồng thời phục hồi được có ý nghĩa trạng thái chống oxy hoá, làm giảm sự tạo thành MDA (malonyl dialdehyd) có ý nghĩa (p < 0,001), làm giảm xanthin oxidase, làm tăng glutathion khử, tăng các enzym chống oxy hoá.

Kết luận: Hiệu quả ức chế được độc gen của cao cang mai là do phục hồi lại được trạng thái chống oxy hoá và ức chế sự tạo thành MDA (Jahangir và Khan et al., 2006).

Tác dụng bảo vệ gan của cao lá cang mai với liều 50 và 100 mg/kg cho chuột cống trắng uống trên tổn thương gan do D - galactosamin cũng có thể coi như tác dụng điều hoà chống độc hại của dị sinh chất là D - galactosamin (Bhattacharyya, Pandit et al., 2005).

8. Tác dụng hạ glucose huyết

Cao chiết bằng ethanol từ lá và từ rễ cang mai với liều 200 mg/kg dùng uống đều làm glucose huyết giảm có ý nghĩa so với lô đối chứng không dùng cao (Dhar et al., 1969). Vasakin một chất phân lập được từ lá cang mai không phải là alcaloid cũng có tác dụng hạ glucose huyết, nhưng tác dụng kém tolbutamid [De Padua et al., 1999, vol. 1: 327]. Tuy nhiên khi thử trên đảo tụy, cao cang mai lại không có tác dụng giải phóng insulin (Hussain, Waheed et al., 2004).

9. Tác dụng chống loét dạ dày thực nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 2 mô hình gây loét thực nghiệm là mô hình gây loét bang ethanol và mô hình thắt môn vị ở chuột cống trắng. Cao lá cang mai có tác dụng chống loét tốt trên cả 2 mô hình. Mức độ tác dụng rất cao (80%) là mô hình loét do ethanol (Shrivastara et al., 2006). 10.

Tác dụng trên sinh sản ở chuột cái

Đã sàng lọc 108 cây thuốc được cho là có tác dụng tránh thai (trong nhân dân Ấn Độ) trên tác dụng chống làm tổ (anti - implantation activity), thực chất là tác dụng chống thụ thai ở chuột cống trắng cái. Thí nghiệm bao giờ cũng phải có một lô đối chứng không dùng thuốc và một số lô dùng các thuốc khác nhau. Dùng chuột đực và chuột cái trường thành và đã biết là có khả năng sinh sản. Lô thuốc, cho chuột cái uổng thuốc hàng ngày trong 10 ngày. Ngày thứ 2 sau khi uống thuốc thì ghép với chuột đực, cứ 1 con đực ghép với 2 con cái trong một chuồng. Đen ngày 10, tách chuột cái khỏi chuột đực và theo dõi số chuột cái có thai. Lô đối chứng cũng tiến hành như lô thuốc nhưng uống nước cất thay cho uống thuốc. Ở lô đối chứng, chuột cái phải có thai từ 90% trở lên, thí nghiệm mới có giá trị. Kết quả có 4 cao cho tỷ lệ không có thai là 70 - 90%; 7 cao cho tỷ lệ không có thai là 60 - 70% trong đó có cao chiết bằng ethanol của cang mai; các cây khác cho tỷ lệ thấp hơn hoặc cũng có thai như lô đối chứng (Prakash và Saxena et al., 1985).

Cao chiết bằng ethanol 90% hoặc chiết bằng nước từ lá cang mai cũng đã được nghiên cứu tác dụng gây sẩy thai ở chuột cống trắng. Chuột cái sau khi đã được thụ tinh với chuột đực được 10 ngày cho uống cao với liều 175 mg/kg thấy 100% chuột bị sẩy thai (Watli, Sethi et al., 1992).

11. Tác dụng trên cơ trơn

Tác dụng trên cơ trơn của 2 alcaloid chính của cang mai là vasicin và vasicinon cũng có điểm khác nhau. Trên tử cung, vasicin có tác dụng làm tăng trương lực cơ tử cung in vivo ở các loại động vật khác nhau tương tự như tác dụng của oxytocin và methylergometrin. Tác dụng bị ảnh hưởng khi tử cung có một nồng độ cao estrogen, và giảm nhiều khi dùng trước aspirin hoặc indomethacin. Vasicin có tác dụng gây sẩy thai ở chuột lang, mức độ tuỳ thuộc vào thai kỳ. Nhưng ở chuột công trắng lại không thấy tác dụng sẩy thai [Indian J Med Res., 1977, 66: 865]; [Rastogi và Mehrota, 1999, vol. II: 14- 15].

Trên phê quản, vasicinon có tác dụng gây giãn khi phế quản chuột lang cô lập, tác dụng này bằng 1/2000 của adrenalin. Trên khí quản chuột lang cô lập, histamin gây co, vasicinon cũng giống adrenalin có tác dụng đối kháng với tác dụng gây co của histamin. Vasicin có tác dụng giãn khí phế quản cả in vivo và in vitro tương đương với tác dụng của theophyllin; còn vasicinon có tác dụng giãn khí phế quản in vitro, nhưng lại gây co in vivo. Trong hỗn hợp khi phối hợp cả vasicin, cả vasicinon, thì tác dụng giãn khí phế quản xảy ra cả in vivo và in vitro, và cường độ tác dụng tăng lên. Cơ chế tác dụng có thể là do ức chế thần kinh phế vị (thần kinh phó giao cảm). Vasicin cũng có tác dụng kích thích hô hấp, làm tăng biên độ co cơ tim, nhưng lại làm chậm nhịp tim. Vasicin lúc đầu làm hạ huyết áp nhẹ, nhưng sau đó lại làm tăng đến mức ban đầu [Indian J Med Res., 1977, 66: 680), (Rastogi et al., 1999, vol. 2: 15].

Tính vị, công năng

Cang mai vị đắng, cay, tính ấm, có công năng khư phong, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, tiếp xương. Lá và rễ cỏ tính kháng khuẩn đường hô hấp và long đờm. Hoa cũng có tính kháng khuẩn. Dầu từ lá, hoa và rễ có tác dụng trên bệnh lao.

Ở Trung Quốc, sách "Bản thảo cầu nguyên" ghi: Cang mai vị đắng, ngọt, tính bình. Sách "Lĩnh Nam thái dược lục" ghi: vị đắng, tính hàn; sách "Lục xuyên bản thao" ghi: cay, ngọt, hơi ấm; sách "Trung dược đại từ điển" ghi: cang mai vị đắng, cay, tính bình. Trung được từ hải lại ghi: vị cay, hơi chua, tính binh. Cang mai có công năng hoạt huyết tán ứ, khư phong trừ thấp [TDTH, 1993, vol. 1:293],

Ở Ẩn Độ, toàn cây cang mai đưọc cho là vị cay, đắng, hơi chua, tính mát, có công năng thanh nhiệt, giải độc. Hoa và quả vị đắng, thơm, cỏ công năng chống co thắt.

Công dụng

Lá và rễ cang mai sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn dùng chữa thấp khớp và làm thuốc sát trùng. Liều dùng 15 - 30g sẳc uống để chữa sưng khớp, còn dùng lá giã nát; hơ nóng đắp lên chỗ sưng đau. Để chữa hen, dùng lá phổi hợp với hoa 10 - 15g sắc uống. Còn dùng dạng điếu hút như hút thuốc lá để chữa hen.

Ở Thái Lan lá cang mai được dùng trị ho, long đờm do tác dụng giãn phể quản và phân giải chất nhầy; dùng ngoài để cầm máu vết thương. Rễ được dùng trị lao và làm thuốc bổ phổi. Ở Srilanca, toàn cây đưọc dùng chữa ho, nhiều đờm, còn chữa thống kinh. Lá để sát trùng và diệt ký sinh trùng, côn trùng. Nước sắc của cây chữa lao. Cây cang mai còn được dùng chữa rắn cắn. Rễ, vỏ cây, lá tươi giã nát đắp lên vết rắn cắn. Kết hợp lấy dịch ép hoặc cao nước uống trong [Kirtikar et al., 1998, vol. 3: 1899],

Ở Mianma, toàn cây cang mai sắc uống chữa sốt, nhức đầu, ho, lao, đau bụng, kiết lỵ và kinh nguyệt không đều. Lá giã nát có tính sát trùng, đắp ngoài để chữa vết thương, ghẻ, bệnh ngoài da. Lá tươi giã nát làm thành bánh đắp lên chỗ sưng đau, thấp khớp hoặc đau dây thần kinh. Có thể dùng lá sắc uống. Lá khô chế thành điếu hút như hút thuốc lá để chữa hen. Hoa tươi giã nát, đắp chữa viêm mắt, bệnh về mắt [Perry et al., 1980: 1], [Nadkarni, 1999: 40],

Ở Trung Ọuốc, người ta dùng toàn cây làm thuốc ho, trừ đờm, trị chứng kinh nguyệt quá nhiều của phụ nữ. Cũng chữa phong thấp, đau nhức xương, đau thắt lưng. Ở Indonesia, rễ được dùng trị ho, sốt, chống co giật, ho, long đờm, hen, lao, bệnh bạch hầu, sốt rét, sát trùng, chống giun. Lá được dùng chữà thấp khớp, hen, ỉa chảy, lỵ, nhức đầu. Hoa để chữa đau mắt. Toàn cây chữa ho long đờm [Med.herb index Indonesia, 1995:246],

Ở Ẩn Độ, nước sắc hoặc bột khô toàn cây cang mai được dùng chữa ho, hen, viêm phế quản, ho, đau ngực, lao phổi, bệnh co thắt phế quản, sốt, sốt rét [Srivastava, 1989: 5], Lá tươi cang mai giã nát, ép lấy dịch còn dùng uống chữa ỉa chảy, lỵ, nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Thử lâm sàng lá cang mai đã xác định chắc chắn cồn thuốc hoặc cao chiết cồn lá cang mai có tác dụng long đờm, làm loãng đờm nên dùng tốt trong viêm phế quản cấp, đặc biệt là khi đờm đặc và quánh dính.

Trong viêm phế quản mạn hoặc lao, tác dụng long đờm làm ho giảm, đờm lỏng ra nên khạc ra dễ hơn. Lá cang mai được coi như độc với các thực vật hạ đẳng, ngăn ngừa sự phát triển của thực vật ký sinh. Cao cồn lá cang mai rất độc với ruồi, muỗi, rệp, bọ chét và nhiều côn trùng khác. Cũng như nhiều nưóc khác, hoa và lá cang mai cũng được dùng chữa hen ở Ẩn Độ, cũng dùng dạng thuốc điếu hút như hút thuốc lá do tác dụng giãn khí phế quản [Nadkarni, 1999: 40],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC