Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Đào Lộn Hột

10:05 05/05/2017

còn gọi là quả diều, inacađơ, giả như thụ, swai chanti (Cămpuchia).

Tên khoa học Anaccirdium occidentale L. (Ca.s.siiviuni pomiferum Lumk.).

Thuộc họ Đào lộn hột Anacanliaceae.

A. Mô tả cây

Đào lộn hột là một loại cây to, cao khoảng 8- 9m, lá mọc so le, cuống ngắn, phiến lá hơi hình trứnc, nhan, dai, dài 10-20cm. Hoa nhỏ, trắng mùi thơm dịu, mọc thành chùy tận cùng. Quả khô, không tự mờ, hình thận, dài 2-3cm, vỏ ngoài cứne, trên mặt có những hõm, cuống quả phình to thành hình trái lê hay hình quả đào, to bằnq nắm tay, màu đỏ, vàng hay trắng, trông toàn bộ ta có cảm tưởng như phần cuống quả phình ra là quả và phần quả thật đính trên là hạt do đó có tên là “đào lộn hột” nghĩa là quà đào mà hột lại chui ra ngoài. Hạt hình thận, chứa dầu béo

Đào lộn hột và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Đào lộn hột có lẽ vốn là một cây nguồn cốc nhữníi nước vùng nhiệt đới châu Mỹ, nhưng từ lâu đã được đưa đi trổnc rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới châu Á như Ân Độ, Việt Nam (miển Nam), Cãmpuchia. Đào lộn hột sp'ng được trên những đất pha cát mà nhiều cây khác khôns sống được. Rất nhiều bộ phận của cây đào lộn hột được khai thác đê’ sử dụng: Phần cuốníĩ quả phình ra mà nhàn dân vẫn thườnc gọi là quả được sử dụng trên thị trường với tên “táo ca giu” (Pomme de Cajou) được dùng tươi hay đóng hộp, phần quả thật (nhân dân gọi nhầm là hạt) được sử dụng trên thị trường thế giới với tên “hạt giẻ ca giu” (Noix de Cajou), nhựa vỏ và thàn cây đào lộn hột đều đuợc sử dụng làm thuốc và làm thực phẩm.

c. Thành phần hoá học

Cuống quà (nhân dàn gọi là quả) khi thật chín có chất thịt ngọt, hơi chua, mùi thơm như mùi dâu chín, chứa vitamin Br riboflavin và hàm lượna vitamin c rất cao: Gấp 10 lần trong chuối, 5 lần tron" cam và chanh. So với quả màu đò, quá màu vàng chứa nhiều vitamin c hơn và ít riboflavin hơn. Ngoài ra còn chứa muối vô cơ. Hình 435. Đào lộn hột - Anacardium occidentalecanxi, photpho và sắt. Quả thực (nhân dân gọi là hạt)-Noix de Cajou hay Noix d’acajou eồm vỏ quả cứng chiếm khoảng 69%, nhân 26% còn lại là vỏ nhân. Tất cả đều được sử dụng: Từ vỏ quả chiết bằng ête cho hôm đào lộn hột (baume de cajou) thường gọi nhầm là dầu đào lộn hột, vì đây khône phải là chất béo mà là chất nhựa dầu (bôm). Bôm đào lộn hột là một chất lỏng sánh, màu nâu đen nhạt, rất hắc.

Thành phần chủ yếu của bôm này là cardola và axit anacardic. Người ta cho cardol là hoạt chất chủ yếu của bôm đào lộn hột. Đây là một chất lỏng màu vàng đỏ nhạt, ra ngoài trời rất chóng chuyển thành nâu, và có tác dụng gây phổng giống như sâu ban miêu. Hơi của nó cũng có tác dụng kích ứng đối với mắt, gây ho, gày viêm đường hô hấp. Tuy nhiên nó không có tác dụng xấu đối với bộ máy tiêu hoá, người ta cho ràng vì nó không tan vào các dịch vị tiêu hoá. Vỏ nhún là lớp vỏ mỏng phủ lẽn nhàn.

Thành phần chủ yếu của vỏ nhân là cardol và axit anacardic, do đó cần loại khỏi nhàn khi dùng hạt.Nhân hạt chứa 47,13% dầu; 9,7% hợp chất nitơ; 5,9% tinh bột. Nhân ép nguội cho chất dầu béo tiêu thụ trẽn thị trường với tên “dầu Caraìp”' (huile des caraïbes) màu vàng nhạt, không mùi, vị và các hằng số lý hoá gần giống như hằng số lý hoá của dầu hạnh nhân. Thành phần chủ yếu của dầu này là sitosterin là một phytostearin đặc biệt. Vỏ thân cây đào lộn hột tươi chứa 4-7% tanin catechic. Nhựa đào lộn hột: Khi khía lên vỏ thân cây tươi, một chất dịch chây ra có vị chát chứa tanin catechic, cardol và axit anacacdic. Thân một số cây đào lộn hột già hoặc có bệnh chảy ra một chất gôm hình giọt dài hay ngắn, màu vàng nhạt hay nâu nhạt, tan một phần trong nước lạnh, hầu như hoàn toàn tan trong nước nóng. Thành phần chủ yếu của chất gôm này bao gồm 8% arabin, dextrin, basorin, một ít đường, tanin catechic, cardol và axit anacacdic. Do chất cardol nên gôm này có tác dụng gây kích ứng.

D. Công dụng và liều dùng

Quả giả đào lộn hột (cuống quả) được xem như một nguồn vitamin c rất quan trọng dùng dưới hình thức “quả” tươi hay đóng hộp. Người ta thường ăn quả dưới hình thức thái thành từng miếng mỏng, thêm muối, ớt (châu Á) hay thêm đường (châu Mỹ). Từ “quả” tươi có thể ép được dịch ép vị ngọt, cho lên men thành một thứ rượu nhẹ thơm ngon có tác dụng lợi tiểu; dùng ngoài xoa bóp trong những trường hợp đau nhức, súc' miệng chữa viêm họng, nhấm nháp để chống nôn mửa. Nhăn đã loại hết vỏ nhân, ngon bùi như hạt dẻ hay hạt hạnh nhân, được dùng như hạt hạnh nhân trong việc chế biến bích quy, kẹo, bánh, kẹo sôcôla. Dùng tươi hay rang lên. Khi rang cần chú ý cho tinh dầu bay hết đi để tránh tác dụng kích ứng. Bôm đào lộn hột dùng chữa chai chân, vết loét, nứt nẻ chân. Dầu nhân được dùng chế thuốc hay để ăn giống như dầu hạt dẻ va dầu hạnh nhân đắng. •

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC