Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trâm Bầu

11:05 20/05/2017

Trâm Bầu có tên khác: Chưng bầu, tim bầu, song re.

Họ: Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2-10m. Vỏ thân màu trắng xám. Cành non hình 4 cạnh, mép có rìa mỏng, có lông màu trắng bạc, cành già nhẵn, có nhiều cành phụ ngắn rụng lá nom như gai. Lá mọc đối, hình bầu dục hay trái xoan, dài 3 - 7,5cm, rộng 1,5 - 4 cm, gốc thuôn đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt có lông, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá ngắn, dẹt, có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, thành bông dài 3-4 cm, có lông; lá bắc ngắn, sớm rụng; hoa nhỏ màu vàng nhạt; dài hình chuông, có lông dài ở mặt ngoài, lông mềm dày ở mặt trong, 4 răng; tràng 4 cánh; nhị 8; bầu hơi phình ở giữa, 2-3 noãn.

Quả dài hơi rộng, phủ đầy lông, có 4 cánh mỏng, dài 1,5-2 cm, hạt hình thoi, màu nâu.

Mùa hoa quả : tháng 9- tháng 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Combretum Loeíl. có khoảng 250 loài trên thế giới, phân bố khắp các vùng nhiệt đói; song tập trung ở châu Phi; đông nam Á có 17 loài, trong đó riêng Việt Nam là 13 loài. Trâm bầu phân bố ở Thái Lan, Mianma, Campuchia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh ở Malaysia.

Ở Việt Nam, trâm bầu chỉ thấy ở các tỉnh phía nam, từ Quảng Nam đến các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long, đảo Phú Quốc và Côn Đảo. Trâm bầu thuộc loại cây nhiệt đới tương đối điển hình, ưa sáng, chịu được hạn, và có thể chịu ngập nước trong một thời gian nhất định. Cây thường mọc tập trung thành đám, đôi khi trở thành quần thể ưu thế ở vùng đồi ven biển, bò nương rẫy, các lùm bụi quanh làng hoặc trên bờ kênh mương ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trâm bầu ưa khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 đến 26°c, không chịu được nhiệt độ thấp về mùa đông. Vì thế, trâm bầu không thấy mọc tự nhiên ở các tỉnh phía bắc. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; những cây được chiếu sáng đầy đủ có nhiều hoa quả hơn các cây mọc xen với những loại cây bụi khác ở quanh làng. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Sau khi bị chặt phá nhiều lần, phần còn lại của cây vẫn có khả năng tái sinh cây chồi.

Bộ phận dùng

Hạt, rễ, lá quả trâm bầu thu hái vào mùa thu, đông phơi khô, đập lấy hạt. Rễ, lá có thể thu hái quanh năm.

Tác dụng dược lý

- Tác dụng diệt giun: Bùi Chí Hiếu và cộng sự (Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh) đã dùng nước sắc hạt trâm bầu, dịch chiết các thành phần từ hạt như tanin, flavon, dầu béo và các phân đoạn chiết bằng ether, cồn cho tiếp xúc trực tiếp với giun đất và giun lợn trên ống kính, theo dõi thời gian giun chết. Kết quả cho thấy nước sắc hạt tràm bầu có tác dụng diệt giun mạnh hơn so với các thành phần được chiết riêng rẽ. Trên mô hình gây nhiễm giun sán với các loài Aspicularis tetraptera, Hymenolepsis nuna trôn chuột nhắt trắng, nước sắc hạt trâm bầu bầng đường uống mỗi ngày 0,75 ml/chuột, dùng trong 10 ngày liên tiếp, ngày thứ 11 giết chuột, mổ bụng đếm số giun sán còn sống trong ruột chuột, đem so sánh với lô đối chứng. Kết quả cho thấy nước sắc trâm bầu có tỷ lệ diệt giun dạt 88%.

- Về độc tính cấp: Đã tiến hành trên chuột nhắt trắng, cao trâm bầu bằng đường uống có LDS0 = 35 mg/g súc vật (tương đương 35 g/kg). Đối với hệ tim mạch, trên tiêu bản tim ếch cô lập theo phương pháp Straub; nước sắc trâm bầu với nồng độ cao (1:50) làm thay đổi biên độ và tần số co bóp tim, còn ở nồng độ thấp, không có sự thay đổi đáng kể. Trên thỏ thí nghiệm, trâm bầu không làm thay đổi huyết áp, nhưng có tác dụng kích thích nhẹ đối với hô hấp. Trên tiêu bản ruột cô lập chuột lang, nước sắc hạt trâm bầu có tác dụng tăng cường sức co bóp của ruột, tác dụng này xuất hiện cả với những nồng độ thấp (1:2000).

Trên chuột cống trắng thăm dò tác dụng lợi tiểu theo phương pháp Valette cải tiến, cao trâm bầu (1:1) với liều 0,5 g/chuột không thấy có tác dụng lợi tiểu, không làm thay đổi thành phần cặn trong nước tiểu. Đã nghiên cứu giải độc trâm bầu khi dùng với liều quá lớn, bằng nước vôi và thấy dung dịch nước vôi với nồng độ 0,3% có hiệu quả nhất. Trên súc vật thí nghiệm, trưóc tiên dùng trâm bầu với liều gây chết 50%, sau đó dùng dung dịch nước vôi 0,3% với liều 0,5 ml/chuột, kết quả trong vòng 24 giờ, có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong của chuột, trong khi đó ở lô không dùng nước vôi tỷ lệ tử vong là 40%.

Công dụng

 Ở miền nam Việt Nam, cây trâm bầu được trồng ở nhiều nơi để làm cây chủ nuôi kiến cánh đỏ. Hạt trâm bầu được nhân dân dùng làm thuốc trừ giun chủ yếu là giun đũa và giun kim. Hạt được lấy từ những quả già, đem nướng qua rồi kẹp vào chuối chín mà ăn. Người lớn mỗi ngày 10-15 hạt, trẻ em 5 - 10 hạt tùy tuổi. Hoặc dùng quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ trộn đều thêm bột vào làm bánh hấp, ăn vào sáng sớm lúc đói.

Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh đã bào chế "Viên trâm bầu" gồm cao hạt trâm bầu, bột hạt trâm bầu và bột lá muồng trâu; mỗi viên nặng 0,25g dùng với kết quả rất tốt. Báo cáo sử dụng trên lâm sàng cho thấy viên trâm bầu đã được sử dụng cho 450 bệnh nhân nhiễm giun đũa. Bệnh nhân được tiến hành xét nghiêm phân trước và sau điều trị. Thuốc được dùng theo phác đồ sau : người lớn mỗi ngày uống 10 viên, trẻ em 6 - 14 tuổi mỗi ngày uống 5 viên, 1-5 tuổi mỗi ngày 1 viên. Uống vào buổi sáng lúc đói trong 3 ngày liền. Kết quả tỷ lệ ra giun của viên tâm bầu là 70% trong khỉ đó piperazin là 90%; tỷ lệ trứng giun còn lại trong phân sau khi uống viên trâm bầu là 56,65%, piperazin là 20% (Bùi Chí Hiếu và cộng sự). Hạt trâm bầu tẩy giun có ưu điểm là không gây nấc như hạt quả giun, dễ uống hơn tinh dầu giun và dạng bào chế lại đơn giản.

Trong thú y, vỏ cây trâm bầu được dùng chữa trâu bò, lừa, ngựa gầy yếu bằng cách lấy 500g vỏ cây nấu với 5 kg thóc cho súc vật ăn, sau đó cho uống nước sắc dây ký ninh. Ngoài ra, trâm bầu còn được nghiên cứu làm thuốc lợi mật trong chế phẩm "Trâm bầu - Bách bệnh - Trinh nữ", thuốc chống tiêu chảy cho lợn con trong chế phẩm "Comberin" gồm lá trâm bầu và berberin. Ớ Thái Lan và Campuchia, hạt trâm bầu cũng được dùng làm thuốc trị giun sán.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC