Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trắc Bá

10:05 20/05/2017

Trắc Bá có tên đồng nghĩa: Thuya orientalis (L.) Endl.

Tên khác: Trắc bách diệp, bá tử, co tòng péc (Thái).

tên nước ngoài: Thuja, oriental arbor - vitae, common Chinese arbor - vitae (Anh); cédratier blanc (Pháp).

Họ: Hoàng đàn (Cupressaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao vài mét, phân nhánh nhiều. Tán lá hình tháp. Thân hơi vặn vẹo, có vỏ màu nâu đỏ hoặc nâu đen, nứt nẻ. Các cạnh dẹt mang lá xếp thành những mặt phẳng thẳng đứng, song song với thân rất đặc sắc. Lá mọc đối, dẹt, hình vảy, màu lục sẫm ở cả hai mặt.

Hoa đơn tính cùng gốc; hoa đực hình đuôi sóc ở đầu cành nhỏ; hoa cái hình nón tròn, mọc ở gốc cành nhỏ, khi thành quả có đường kính 1,5-2 cm, hình trứng hoặc gần hình cầu, bao bọc bởi nhiều lớp vảy dẹp màu lục pha lơ nhạt, mỏ quặp ra phía ngoài, chứa 2 hạt; hạt hình trứng, vỏ ngoài cứng nhẵn.

Mùa hoa quả: tháng 3-9.

Phân bố, sinh thái

Biota (D. Don) Enđl. là một chi nhỏ, gồm một số loài cây gỗ hoặc bụi lớn, phân bố chủ yếu từ Bắc Mỹ tới Đông Bắc Á. Ở Việt Nam có 1 loài, đó là cây trắc bá. Trắc bá là loại cây trồng quen thuộc, chưa rõ xuất sứ và thời gian nhập nội. Cây được trồng làm cảnh ở đình chùa, công viên hoặc vưòn gia đình, ưa khí hậu ẩm mát. Tuy nhiên, do quá trình trồng trọt lâu đời nên cây tỏ ra thích nghi với cả những vùng có khí hậu nóng và ẩm ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Trắc bá là cây thường xanh, nón sinh sản xuất hiện vào cuối mùa xuân, đến cuối mùa thu có thể thu được hạt già. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt với tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Gần đây, bằng cách xử lý chất kích thích ra rễ, người ta có thể trồng trắc bá một cách tương đối dễ dàng.

Cách trồng

Trắc bá được trồng để làm cảnh, làm thuốc ở nhiều nơi, rải rác trong vườn, dọc lối đi trong công viên, vườn hoa, công sở, đình chùa.

Cây chịu lạnh, sinh trưởng phát triển tốt ở nơi có mùa đông lạnh kéo dài. Ở những nơi ấm, nóng, cây sinh trưởng chậm, lá thường ngả màu vàng. Trắc bá có thể nhân giống bằng hạt, giâm hoặc chiết cành.

Ở Việt Nam, phương pháp giâm hoặc chiết được áp dụng chủ yếu do khả năng hình thành hạt không cao. Khi chiết cành, chọn cành có đường kính 0,6 - l,0cm, chiết vào tháng 9-10. Đến tháng 2-3 năm sau, cành chiết ra rễ và có thể cắt đem giâm.

Đối với cách giâm cành, cần chọn cành bánh tẻ, xử lý với auxin, rồi giâm vào tháng 12, tỷ lệ ra rễ có thể đạt 70 - 80%. Nếu nhân giống bằng hạt, vào tháng 10 - 11, chọn quả già, khô đem phơi rồi tách lấy hạt. Ngâm hạt trong nước 54°c có 3 - 5% muối ăn để loại bỏ hạt lép. Sau đó, ngâm tiếp trong nước sạch 4-5 giờ, vớt ra, ủ nơi ấm cho hạt nứt nanh rồi đem gieo lên đất mịn, lấp dất 0,5 -1,0 cm. Gieo xong, phủ rơm, rạ và tưới ẩm thường xuyên cho đến khi cây mọc. Khi cây con cao 3 - 5 cm, tưới thúc ít lân và nước phân loãng. Đến tháng 9 -10 năm sau, có thể đem trồng. Nên trồng với bầu đất, lấp đất đến cổ rễ, nén nhẹ xung quanh gốc và tưới ẩm. Chọn đất thịt trung bình hoặc hơi nặng để trồng, không nên trồng trên đất cát, đất nhiều sỏi đá. Cần bón lót ít phân chuồng, phân vi sinh trước khi trồng, nhất là khi trồng trong bồn, trong chậu.

Trắc bá không yêu cầu nhiều nước, nhưng cần ẩm thường xuyên, tránh để khô hạn. Trắc bá ít bị sâu bệnh, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt. Đôi khi có sâu cuốn lá, tốt nhất diệt bằng tay.

Bộ phận dùng

Cành mang lá thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 9-11 phơi hay sấy khô. Quả già thu hái vào thu - đông, giã bỏ vỏ cứng, sàng sảy cho sạch, phơi khô lấy nhân (bá tử nhân). Khi dùng có thể để nguyên dùng sống hoặc sao qua, giã nát, ép bỏ dầu, gọi là bá tử sương.

Tác dụng dược lý

Cao methanol lá trắc bá có hoạt tính ức chế in vitro các chủng vi khuẩn: Staphylococcus albus, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả, và ức chế ở mức vừa các chủng vi khuẩn : Escherichia coỉi, Klebsielỉa aerogenes, tụ cầu vàng, liên cầu tan máu. Cao cồn lá có tác dụng có ý nghĩa đối với liên cầu tan máu và Staphylococcus aỉbus. Cao aceton ức chế in vitro trực khuẩn mủ xanh và Klebsiella aerogenes.

Tinh dầu trắc bá có hoạt tính ức chế các chủng nấm : Trichophyton, Epỉdermophyton và Achorion. Lá và thân có hoạt tính kháng thực khuẩn thể in vitro, một biểu hiện của hoạt tính kháng siêu vi khuẩn hoặc kháng ung thư của thuốc, trong nghiên cứu sàng lọc ban đầu. Lá còn có tác dụng kháng Entamoeba moshkowskii ở nồng độ ức chế thấp nhất 1:16. Lá trắc bá sao vàng có tác dạng dãn mạch ngoại biên trong thử nghiệm trên mạch cô lập hoàn toàn, nhưng lại gây co mạch trong thử nghiệm mạch máu cô lập nhưng còn giữ lại dây thần kinh nối liền tai với cơ thể động vật; làm giảm thời gian Quick của máu, tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu, giống như vitamin K, trong thử nghiệm in vivo trên thỏ và chó đã được tiêm thuốc chống đông máu trước đó. Lá trắc bá cũng làm tăng nhịp độ và biên độ co bóp tử cung trong thử nghiệm in vitro và in vivo. Lá có hoạt tính chống oxy hóa yếu in vitro.

Cao hạt trắc bá chiết với nước nóng, ở nồng độ 0,5 X 101 mg/ml, có tác dụng ức chế aldose reductase là enzym gây tích luỹ sorbitol trong tế bào. Aldose roductase có vai trò quan trọng trong bệnh sinh những biên chứng của đái tháo đường mạn tính như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận.

Cho chuột nhắt trắng uống trắc bá (250 và 500 mg/kg/ngày) từ ngày gây thương tổn amiđan thực nghiệm đến cuối thí nghiệm. Ở chuột bị gây thương tổn amiđan, có sự suy giảm nghiêm trọng của quá trình thu nhận và duy trì trí nhớ. Trắc bá có tác dụng cải thiện sự suy giảm quá trình thu nhận của trí nhớ. Tuy vậy, nó không làm thay đổi sự duy trì trí nhớ, không ảnh hưởng đến hoạt độ của cholin acetyltransferase trong vỏ não, cấu tạo cá ngựa và dưới dồi, và những biến đổi bệnh lý vi mô gây bởi tổn thương amiđan. Như vậy, tác dụng của trắc bá làm tăng sư thu nhân trí nhớ không do hoat hóa sư dẫn truyền cholinergic trong những vùng này, cũng không do làm giảm thương tổn bệnh lý của vị trí bị thương tổn, mà do cơ chế khác chưa biết rõ.

Cao nước trắc bá có tác dụng ức chế mạnh sự gắn của yếu tố hoạt hóa tiểu cầu vào tiểu cầu ở thỏ. Hoạt chất acid pimisolidic trong lá và cành trắc bá có hoạt tính ức chế sự gắn của yếu tố hoạt hóa tiểu cầu vào thụ thể của tiểu cầu thỏ in vitro. Trong một thử nghiệm lâm sàng, 66 bệnh nhân bị trĩ chảy máu được điều trị với bài thuốc gồm trắc bá, hoa hòe, hoa kinh giới, chỉ xác, uống hàng ngày trong 7 ngày, kết quả cầm máu hoàn toàn ở 92,4% bệnh nhân, giảm chảy máu ở 4,6%, và không kết quả ở 3%. Ở 19,7% bệnh nhân, trĩ co nhỏ. Không có tác dụng phụ.

Tính vị, công năng

Trắc bách diệp (cành non và lá) có vị đắng, chát, hơi hàn, vào ba kinh : phế, can, đại tràng, có tác dụng lương huyết, cắm máu, trừ thấp nhiệt. Bá tử nhân (hạt trắc bá) có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh : tâm và tỳ, có tác dụng bổ tâm, tỳ, định thần, chỉ hãn, nhuận táo, thông tiện.

Công dụng

Trắc bách diệp chữa ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết, rong kinh. Còn dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, sốt. Bá tử nhân được dùng chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón, kinh giản, trẻ con khóc đêm, bụng đầy, đi ngoài phân xanh. Liều dùng hàng ngày : 6 - 12g đối với trắc bách diệp; 4 - 12g đối với bá tử nhân. Trắc bách diệp sao đen 10 - 20g sắc uống làm thuốc cầm máu.

Phối hợp với lá ngải cứu, buồng cau điếc hoặc vỏ cam và bạc hà chữa băng huyết, rong huyết; với lá huyết dụ, thài lài tía, rễ rẻ quạt chữa ho ra máu; với lá sen, ngó sen, sinh địa, ngải cứu chữa nôn ra máu, chảy máu cam. Liều lượng của những vị dùng phối hợp là 8 - 16g. Để chữa ho, lấy trắc bách diệp sao, sắc uống cùng rễ chanh, hoặc tầm gửi cây dâu vối liều lượng bằng nhau. Dùng ngoài, trắc bách diệp tươi rửa sạch, nhai với muối, ngậm chữa đau nhức răng, sâu răng.

Trắc bách điệp phơi khô phối hợp với rẻ cây vừng đen, nấu cao đặc, bôi hàng ngày làm thuốc mọc tóc. Bá tử nhân có thể sắc uống cùng với nhân hạt táo, long nhãn, hạt sen (liẻu lượng bằng nhau) làm thuốc an thần, nhuận láo.

Trong y học Trung Quốc, bá tử nhân dược dùng uống làm thuốc bổ, và long đờm tñ viêm phế quản và hen phế quản. Lá còn được dùng làm săn và cầm máu, trong ho ra máu, chảy máu ruột, tử cung và lỵ. Nhựa thân trắc bá trộn với nhựa thông đắp để tiêu u. Trong y học Ấn Độ, những nhánh nhỏ của cây trắc bá là thuốc kích ứng tại chỗ. Khi giã nát cành cây, dịch từ cành gây ban trên bàn tay và mặt.

Tinh dầu từ lá được dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu và hạ sốt.

Bài thuốc có trắc bá

1. Chữa chảy máu các loại: Trắc bách diệp sao già sém 20g, hoặc thêm cỏ nhọ nồi và lá huyết dụ, mồi vị 15g. sắc uống.

2. Chữa ho ra máu, thổ huyết: Trắc bách điệp (sao cháy đen), ngải diệp, mỗi vị 15g; can khương sao 6g. sắc uống trong ngày.

3. Chữa chảy máu do cơ địa dị ứng gáy rối loạn thành mạch: Trắc bách diệp 16g, cỏ nhọ nổi 20g; sinh địa, hòe hoa, mỗi vị 16g; huyền sâm, địa cốt bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa chảy máu do nhiễm khuẩn gây sung huyết:

a) Trắc bách diệp 12g; kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nổi 16g; liên kiều, hòe hoa, mỗi vị 12g; chi tử sao 10g. sắc uống ngày một thang.

b) Trắc bách diệp, hoàng bá, cỏ nhọ nồi, tỳ giải, mộc thông, mỗi vị 16g; hoàng cầm, liên kiều, hòe hoa, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang (Bài này còn dùng chữa viêm bàng quang cấp).

5. Chữa chảy máu do nhiễm khuẩn, nhiễm độc: Trắc bách điệp, sa sâm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; mạch môn, thạch hộc, huyền sâm, a giao, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa chảy máu chân răng: Trắc bách diệp 12g, thạch cao 20g; sinh địa, thiên môn, mỗi vị 16g; hoàng liên, thăng ma, ngọc trúc, huyền sâm, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

7. Chữa sốt xuất huyết:

a) Trắc bách diệp 16g; lá tre, hạ khô thảo, mỗi vị 20g; rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g. sắc uống ngày một thang.

b) Trắc bách diệp 20g (sao đen); rau má, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. sắc uống ngày một thang.

8. Chữa trĩ chảy máu: Trắc bách diệp, hoa hòe, hoa kinh giới, chỉ xác, lượng bằng nhau. Bào chế dạng chè nhúng, mỗi gói 10g. Ngày uống 2 gói trước bữa ăn 30 phút hoặc khi chảy máu.

9. Chữa động thai băng huyết: Trắc bách diệp một nấm (sao đen); ngài cứu, cỏ nhọ nồi, mỗi vị một nắm; cành tía tô, củ gai, mỗi vị 12g. Sắc đặc uống làm một lần.

10. Cao cẩm máu dùng trong cắt amiđan, nhổ răng: Trắc bách diệp, cỏ nhọ nồi, huyết giác, hạt cau, phèn chua. Bào chế thành cao lỏng dùng tại chỗ để cầm máu.

11. Chữa hỏa bốc nhức đầu, chảy máu mũi, ù tai, viêm tai, miệng lưỡi lở loét, mụn lở chảy nước, đau nhức dây thần kinh: Trắc bá (vỏ, cành, rễ) 20g; huyền sâm, cành liễu, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày một thang.

12. Thuốc an thần: Bá tử nhân, táo nhân, mỗi vị 12g. sắc uống trong ngày.

13. Chữa suy nhược thần kinh:

a) Bá tử nhân 8g; ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, liên nhục, đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 12g; quy bản, táo nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.

b) Bá tử nhân 8g; thục địa, tục đoạn, kỷ tử, hoàng tinh, hà thủ ô, mỗi vị 12g; táo nhân, long nhãn, kim anh, khiếm thực, thỏ ty tử, ba kích, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

c) Bá tử nhân 8g; thục địa, hoài sơn, liên nhục, kim anh, khiếm thực, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, bạch thược, đương quy, táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

d)  Bá tử nhân 8g; bạch truật, hoài sơn, đảng sâm ý dĩ, liên nhục, kỷ tử, đỗ đen sao, mỗi vị 12g; long nhãn, táo nhân, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa khó ngủ, hồi hộp, nôn nao kinh sợ: Bá tử nhân, táo nhân sao đen, thảo quyết minh sao, mạch môn, long nhãn, hạt sen, mỗi vị 10g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa mất ngủ nhiêu, ra mồ hôi trộm ở bệnh nhăn lao xương và lao khớp xương: Bá tử nhân 12g, mẫu lệ 20g; thục địa, quy bản, long cốt, mỗi vị 16g; tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 12g; ngũ vị tử, toan táo nhân, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

16. Chữa xơ cứng động mạch vành hoặc thời kỳ ổn định sau nhồi máu cơ tim: Bá tử nhân 8g, đảng sâm 16g; bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, tang thầm, mỗi vị 12g; táo nhân, long nhãn, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

17. Chữa vữa xơ động mạch với chóng mặt và ù tai: Bá tử nhân 9g, sinh địa 12g; mạch môn, mẫu đơn bì, bạch thược, a giao, mỗi vị 9g; ngưu tất 6g, cam thảo 4g, nhân sâm 3g. sắc uống ngày một thang.

18. Chữa bế kinh: Bá tử nhân 20g; trạch lan, tục đoạn, mỗi vị 40g; ngưu tất 20g, thục địa 15g. Làm viên hoàn, ngày uống 20 - 30g.

19. Chữa động kinh: Bá tử nhân 8g, đảng sâm 16g; thục địa, kỷ tử, bạch truật, long nhãn, hà thủ ô, mỗi vị 12g; táo nhân, bán hạ chế, trần bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC