Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngải Máu

15:05 23/05/2017

Ngải Máu có tên khác: Tam thất nam, cẩm địa la.

Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 30 - 40cm. Thân rễ hình cầu, mang nhiều rễ dạng sợi ngắn kết thúc bằng một củ con dạng trứng. Lá mọc từ thân rễ, sau khi cây ra hoa, hình bầu dục - mũi mác, dài 30 - 40 cm, rộng 5 - 6cm, gốc thuôn có bẹ, đầu nhọn, mặt trên loang lổ những vệt sẫm, mặt dưới có ít lông rải rác; cuống lá hình máng.

Hoa mọc tụ tập ở gốc thân rễ, không cuống, màu tím; đài hình ống có 3 răng, hình dải dài, hẹp và nhọn; tràng có cánh thuôn, cánh môi hình trái xoan gần tròn chia 2 thuỳ nhọn; bao phấn có trung đới hình đuôi én, nhị lép nhỏ; bầu nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 4-5.

Ngải máu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Kaempferia L. có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam, Đông - Nam Á, Trung Quốc và vùng đảo Molluca. Ở Thái Lan có 15 loài, Malaysia 7 loài và Việt Nam 9 loài. Một số loài còn được trồng thêm để làm thuốc, trong đó có cây ngải máu.

Ngải máu có lẽ có nguồn gốc từ một vùng ỏ Đông Dương, sau được trổng rộng rãi khắp vùng nhiệt đới châu Á, từ Ân Độ, Malaysia đến Indonesia, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và cả ở Trung Quốc (Halijah Ibrahim, 1999, Kaempferia L., in L. s de Padua et al, PROSEA,. No 12 (1) Med. and Poi. PI, 335). Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đồi trong nhân dân, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía bắc. Các tỉnh ở miền Nam có ít hơn. Cây ưa ẩm và hơi chụi bóng, thường được trồng xen trong vườn cây ăn quả, sinh trưởng mạnh vào mùa xuân - hè, đến cuối thu hoặc đầu đông, toàn bộ phần trên mặt đất bị tàn lụi, đến giữa mùa xuân năm sau, bắt đầu có hoa. Hoa ra trước lá, mỗi ngày 1-3 bông và chỉ tồn tại trong một ngày. Thân rễ ngải máu có khả năng đẻ nhánh nhiều. Đó chính là những " củ con" được sử dụng làm thuốc hay làm nguồn giống để trồng.

Bộ phận dùng

Thân rề.

Tính vị, công năng

Ngải máu có vị đắng, hơi hăng, mùi thơm, tính bình, vào 2 kinh can và tâm, có tác dụng bổ huyết, điéu kinh, làm ấm, giảm đau.

Công dụng

Ngải máu chữa kinh bế đau bụng, hành kinh loạn kỳ, người gầy xạm, máu xấu, kinh ít, đau dạ dày, đại tiện ra máu. Dùng dưới dạng bột, uống mỗi ngày 4 - 8g với nước cơm vào lúc đói.

Trong y học dân gian Ấn Độ, thân rễ ngải máu được dùng ngoài tại chỗ, chữa u, sưng và vết thương. Nó còn có tác dụng chữa bệnh về dạ dày. Dịch ép thân rễ chữa bệng phù tay chân, tràn dịch ở khớp, và ho đờm, nhưng lại gây chảy nước bọt và nôn. Ngải máu cũng được chế dưới dạng thuốc bôi dẻo trị vết thương.

Ở Indonesia, thân rễ trị đau bụng và được coi là thuốc làm mát. Ở Philippin và Malaysia, thân rễ ngải máu được dùng chữa đau dạ dày, làm lành và lên sẹo nhanh các vết thương. Ở Indonesia, cả cây giã nát cùng với lá thường sơn, hành đỏ và ít muối có tác dụng ngăn chặn các cơn sốt.

Bài thuốc có ngải máu

Chữa đau bụng lâm râm, bụng đẩy trướng, khó tiêu sốt rét: Ngải máu, hậu phác nam, trần bì, bán hạ chế nghệ đen, chỉ xác, rẻ quạt, hạt cau, vỏ rụt, mỗi vị 12g thảo quả 6g. Sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC