Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bán Hạ

09:05 27/05/2017

Pinellia ternata (Thunb.) Ten. cx Breitenbach

Tên đồng nghĩa: Pinellia tuberifera Ten.

Tên khác: Bán hạ Trung Quốc, bán hạ bắc.

Họ: Ráy (Araceae).

Mô tả

Cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 15-30 cm. Rễ củ hình cầu, đường kính 1 - 2 cm, có nhiều rễ con tua tủa. Lá mọc thẳng từ gốc rễ, thường là 2 lá, có bẹ và cuống dài 10-20 cm,giữa cuống có vết lõm, phiến nguyên chia 3 thùy sâu hình chân vịt, các thùy hình mác hoặc bầu dục dài 5-10 cm, rộng 3-6 cm, đầu nhọn, hai thùy bên chẽ ngang, thùy giữa lớn hơn, hai mặt nhẵn, mặt trên xanh sẫm bóng.

Cụm hoa là một bông mo, mọc từ gốc giữa túm lá, cuống dài 30 cm, hoa màu vàng lục hoặc phớt tím, có mùi thối.

Quả mọng nhỏ. hình trứng.

Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái

Trong các tài liệu vê thực vật học, cũng như cây thuốc đã công bố chưa thấv đề cập loài bán hạ kể trên. Tuy nhiên, ngay từ năm 1973. trong một đợt công tác ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. DS.Bùi Xuân Chương(Viện Dược liệu) đã phát hiện và vẽ được hình ảnh loài cây thuôc này ngay tại thực địa. Cây mọc tự nhiên ở các hốc đá và mùn, dưới chân núi hoặc gần với nương rẫy, cao 1.500- 1.600mm.

Bán hạ là loại cây sống nhiều năm, nhưng phần mang lá trên mặt đất lụi vào mùa đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau. Sau khi lá đạt gần tới độ trưởng thành, cây bắt đầu ra hoa. Mỗi cây chỉ có 1 cụm hoa và dường như các cây ở năm tuổi thứ 2 trở lên mới thấy hoa quả. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Mặc dù chưa được điều tra cụ thể, nhưng có thể dự đoán rằng, bán hạ là loài cây thuốc hiếm gặp ở Việt Nam. Cần có kế hoạch điều tra phát hiện lại tại các vùng cao núi đá vôi thuộc huyện Ouản Bạ và Đồng Văn. tỉnh Hà Giang. Đồng thời cũng cần nghiên cứu về khả năng nhân trồng bắng hạt.

Bộ phận dùng

Thân, rễ.

Thành phần hoá học

Bán hạ có một ít tinh dầu 0.003 - 0.013%. một chất alkaloid, một alcol, mội chất cay, ngoài ra còn có chất béo. tinh bột, chất nhầy [Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Y học. 1999 - tr.46].

Gần đây người ta đã phân lập và xác định cấu trúc acid pinellic (9s. 13s triliNcim.xv 10.1- - octadecenoic acid) là chất có tác dụng sinh học chống lại virus cúm [Takayuki Naiiai. Hiroaki Kiyohara, International ¡mnninopliannacoloiiv 2 (2002). 1 183 - 1193].

Tác dụng dược lý 

1. Tác dụng chống nôn của bán hạ chế

Kinh Lợi Bân ở Trung Quốc (1935) đã thí nghiệm trên 6 con chó cân nặng 11.5 - 18 kg. Ngày đầu không dùng thuốc, gâv nôn bằng cách tiêm dưới da dung dịch apomorpliin 0.5% với liều 0,1 ml/kg (tức là 0.5 mg/kg). Kết quả thấy số lần nôn trung bình là 13 và thời gian nôn trung bình kéo dài 31 phút 15 giây. Sau đó cứ cách một ngàv lại thí nghiệm một lần như sau: trước hết, tiêm trong màng bụng cho chó dịch nước sắc bán hạ chế 1: 1 (cứ 1g hán hạ chế được sắc và cô còn 1ml dịch) với liều 0,5 ml/kg. Năm phút sau. tiêm dưới da apomorphin như trên để gây nôn. Kết quả cho thấv. sau khi dùng dịch bán hạ, số lần nôn trung bình chỉ còn 2-3 lần. và thời gian nôn trung bình giảm chỉ còn 13-16 phút. Như vậy là bán hạ chế có tác dụng chống nôn [Đỗ Tất Lợi, 2001: 40 - 47].

Tác dụng chống nôn của bán hạ chế là do ức chế phản xạ ở vùng sàn não thất 4. Chất có tác dụng chống nôn bền với nhiệt độ, cho nên sao tâm vẫn còn tác dụng. Một cơ chế khác của tác dụng chống nôn của cao nước bán hạ là làm tăng chức năng hoạt động của dạ dày nên có tác dụng chống nôn [Kce, 1999: 247],

2. Tác dụng gây nôn của bán hạ sống

Cho động vật (kể cả người) uống nước sắc bán hạ sống lại dễ bị nôn, là do trong bán hạ sống có nhiều chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. Các chất gây nôn trong bán hạ sống không bền, dễ bị phá hủy ở nhiệt độ cao.

3. Tác dụng chống ho và long đờm

Bán hạ chế có tác dụng chống ho và long đờm [Kee. 1999: 247], Nước sắc bán hạ chế 1: 5 (1g bán hạ chế, sắc với nước, rồi cô để được 5 ml) tiêm phúc mạc cho mèo với liều 3 ml/kg có tác dụng ức chế ho ở mèo do phun sương dung dịch iod 1% trong ethanol [Trung Hoa y học tạp chí, 1954,5: 325 - 330],

4. Tác dụng trên tế bào ung thư

Gây u báng cho chuột cống trắng bằng tế bào sarcoma, rồi tiêm phúc mạc dịch chiết bán hạ chế với liều 10 ml/kg hàng ngày trong 5 ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy, thể tích u giảm 69% so với lô chứng. Dịch bán hạ chế được chiết bằng cách sắc với nước, để nguội. thêm ethanol, lọc bỏ tủa. rồi cô đến dịch 1: 1 [Chang, 1992: 87]. Thử nghiệm in vitro trên tế bào ung thư JTC - 26, thay dịch chiết bán hạ có tác dụng ức chê sự phát triển tuy yếu, nhưng không có ảnh hưởng trên tê bào bình thường. Dịch chiết bán hạ chế cũng có tác dụng ức chế trên một số dòng tế bào ung thư được phân lập từ người như tế bào ung thư cố tử cung Hela, dòng tế bào ung thư gan Hep - G2 [Chang, 1992: 87],

5. Tác dụng kháng bổ thể

Polysaccharid phân lập được từ bán hạ chế làm tăng có ý nghĩa hệ mô lưới - nội mô (reticuloendothelial): có biểu hiện hoạt tính kháng bổ thể mạnh, làm giảm phản ứng kháng nguyên - kháng thể [Kee. 1999: 247],

6. Tác dụng kích thích phó giao cảm

Bán hạ chế có tác dụng làm giải phóng acctylcholin là một chất truyền đạt thần kinh (neurotransmitter) đối giao cảm, gây ra ức chế tim. làm chậm nhịp tim [Kce, 1999: 247].

7. Độc tính của bán hạ

Bán hạ là một vị thuốc có độc, khi dùng cần thận trọng, nhất là dùng liều cao. Bán hạ sống có độc tính lớn hơn bán hạ chế. Tuy nhiên, bán hạ chế thường được dùng đê giải độc mã tiền và strychnin [Kee. 1999: 247],

Tính vị, công năng

Bán hạ chế vị cay, tính ôn, có độc; có công năng táo thấp, hóa đàm. chỉ khái, giáng nghịch (làm hạ hơi đưa lên, nên hết nôn). Theo Luo Guoeaim, một thầv thuốc đời Thanh (Trung Quốc), bán hạ chế vị cay, tính ấm, có độc, vào ba kinh tâm, tỳ và vị, có công năng táo thấp [Chang. 1992: 87], Còn bán hạ sống, vị cay, ngứa, tính hơi hàn, có độc.

Công dụng

Bán hạ chế được dùng chữa nôn mửa khi có thai (dùng phải thận trọng), khi bụng đầy chướng, viêm dạ dày. Còn dùng chữa ho, làm tiêu đờm. suyễn, nhức đầu, đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Ngày dùng 1,5 - 4g, có thể dùng đến 12g bán hạ chế, sắc nước uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác (xem các bài thuốc).

Thân rễ tươi chỉ được dùng ngoài. Lấy thân rễ tươi, giã nát, đắp lên chỗ đau, bướu cổ, đinh nhọt, sưng tấy, rắn cắn hoặc côn trùng đốt.

Sách Trương Trọng Cảnh ghi: bán hạ chê chuyên trị các chứng đờm suyễn, nôn ọe, đau bụng, đau cổ họng, sôi bụng. Sách "Dược tính bản thảo" ghi: bán hạ làm tiêu sạch đờm dãi, đỡ tức ngực, khai tỳ, kiện vị, khỏi nôn ọe; sách "Hoà hán đạo luận" ghi: bán hạ chữa khỏi chứng lạnh dạ dày, hay nôn ọe; sách "Đại minh chư gia bản thảo" ghi: bán hạ chữa chứng ăn vào nôn ra, hoắc loạn chuyển can (đầu choáng váng, mắt hoa), lạnh bụng, đờm suyễn [Nguyễn Văn Quý, 2002: 172],

Theo "Dược tài đông y", bán hạ được dùng để chữa tích đờm lạnh; nôn mửa, ho; lồng ngực tức chướng; trúng phong; đờm nghịch lên, chóng mặt do phong đờm; đau đầu, mất ngủ. Ngày dùng 3 - 9g bán hạ chế, sắc nước uống. Để dùng ngoài, nghiền bán hạ thành bột, luyện với nước, đắp vào chỗ đau, mụn nhọt, sưng tấy [Lê Quý Ngưu và cs., 1999: 161].

Bài thuốc có bán hạ chế

1. Chữa nhọt độc (chưa vỡ) ở lưng, ở vú

Bán hạ chế tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng, đắp vào chỗ có nhọt.

2. Chữa nôn mửa khi có thai (dùng bài thuốc "tiêu, bán hạ gia phục linh thang" của Trương Trọng Cảnh)

Bán hạ 8u. phục linh 6g, gừng sống 3g, nước 300 ml, sắc còn 100 ml. Cho sản phụ uống từng thìa một cho đến khi hết buồn nôn thì thôi. Vì là người có thai. nên phải dùng bán hạ liều thâp.

3. Chữa ho và nôn mửa [Dược điển Trung Ouốc, 1953]

Bột bán hạ chế 80g, bột gừng sống 50g,nước 3000 ml. Đun sôi và sắc còn 1000 ml. Lọc qua bông, thêm nước cất hoặc nước chín cho đủ 1000 ml. Mỗi lần uống 100ml, uống nhiều lần cho đến khi khỏi, tối đa 600 ml. Liều dùng trong trường hợp này khá cao, một lần uống đến 8g bán hạ và một ngày nếu phải uống đến liều 600 ml là 48g bán hạ.

4. Chữa hen suyễn, buồn nôn, nôn

Bán hạ chế 40u, gừng sống 20g, nước 600 ml. sắc còn 200 ml. Dịch sắc này có hàm lượng bán hạ rất cao (200g/l). Vì vậy, chỉ uống từng thìa một, nếu thấy đỡ thì thôi. Nếu thấy khó chịu, lại uống tiếp.

5. Chữa nôn ọe, ngực đầy tức do đàm nhiệt (dùng bài thuốc "Bán hạ tả tâm thang")

Bán hạ chế 12g, can khương 6g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, đảng sâm 12g, chích thảo 4g. đại táo 3 quả, sắc nước uống.

6. Chữa nôn mưa do bụng lạnh, đàm ẩm (dùng bài thuốc "Tiểu bán hạ thang")

Bán hạ chế, sinh khương, mỗi vị 12g, sắc nước uống.

7. Chữa buồn nôn, nôn, khí ngược, ứ dịch ở hạ sườn và thượng vị   

Bán hạ chế 45g,nhân sâm 90g, mật ong 40g, mrớc 500 ml, sắc còn 150 ml. Cho uống mỗi lần 40 ml cho đếnhì thôi. Tối đa 1 thang trong ngày [Cliana, 1992: 88].

8. Đế táo thấp (chữa tức ngực. nôn mửa. lợm giọng, trướng bụng, đại tiện lỏng). hoá đàm, lý khí, hòa trung (chữa đầy tức vùng ngực và bụng, ợ hơi. dịch vị trào ngược) dùng bài "Nhị Trần thang" gồm: Bán hạ chế 200g, trần bi 200g, cam thảo 60si, phục linh 120g.. Bốn vị tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 16g thuốc bột hoặc sắc uống. Nếu sắc uống, thường dùng như sau: bán hạ chế 6g, trần bi 4g, phục linh 10g. cam thảo 6g. sắc nước uống, ngày một thang.

9. Chữa trẻ em bị ngất, bất tỉnh

Bán hạ sống 4g, bồ kết quà 2g. Tán kỹ. rây thành bột mịn, thổi vào mũi.

10. Chữa mất tiếng do đau họng [Dược diên Trung Quốc]

Lấy 7 miếng bán hạ chế, nghiền nhỏ thành bột. Dùng một quà trứng gà, đập vỡ một đầu, lấy lòng đỏ ra, cho bột bán hạ vào, sau đó, đổ đầy rượu vang vào. Đặt quả trứng đó vào một cốc nhôm rồi . đặt trên than hồng cho sôi lên trong một thời gian ngắn. Chắt lấy nước, bỏ bã, rồi uống ít một để thuốc tiếp xúc lâu với chỗ họng bị đau. Cách chữa này rất hiệu nghiệm. Nếu chữa khỏi, lại làm tiếp như trên [Chang, 1992: 88],

11. Chữa lưỡi dầy lên, phồng lên và cứng rắn lại (theo ông Chang là ung thư lưỡi)

Bán hạ chế tán nhỏ thêm giấm vào, sắc lấy nước đặc, lấy tăm bông, tẩm thuốc bôi vào lưỡi [Chang, 1992: 88],

12. Chữa ung thư dạ dày

Bán hạ chế 5g, cát cánh 3g, tiền hồ 3g, miết giáp (mai con ba ba) 3g, nhân sâm 2g, gừng 1g, chỉ thực 1g, quả ngô thù du (Tetradium rutaecarpum (A.Juss) Harley) 0,5 - 1g. Sắc với nước uống, ngày một thang [Chang, 1992:87].

13. Chữa ung thư thực quản

Bán hạ chế 10g, hoàng kỳ  (Radix Astragali niembnmacei) 30g, đảng sâm 20g, đưowng quy 15a. bạch thược 10g, mộc hương (Radix Imilue helenii) l0g, mộc thông 30g, cấp tinh tử (hạt cây bóng nước: semen Inipatìcnti.s balsaminac) lOg. quế chi 10g. trần bì 10g. sinh địa 10g. thục địa 10g. Sắc với nước uống, ngày một thang [Chang, 1992: 88].

. 14. Chữa ung thư dạ dày và thực quản

Bán hạ 8g, chi tử 3g, phụ tử chế 0,5 - 1g, phục linh(poria) 5g, hạt hạnh nhân 4g, cam thảo 2g. Sắc với nước uống, ngày một thang [Chans, 1992: 87].

15. Chữa ung thư cổ tử cung

Dùng bán hạ chế, chiết bằng ethanol, bỏ bã. Dịch chiết cô rồi sấy dến khô, làm thành viên, mỗi viên 0,3g. Mỗi lần uống 2-3 viên, ngày 3 lần. phải uống nhiều ngày [Chang. 1992: 87],

l6. Chữa u lympho ác tính (malignant lymphoma)

Bán hạ 120g. bối mẫu (Bullĩis Frilillariac cirrhosae) 180g. Cả hai vị thuốc được nghiền thành bột mịn, dùng dịch sắc nước gừng luyện thành viên. Mỗi lần uống 3,6g. ngày 2 lần [Cliaim, 1992:87- 88],

17. Chữa ung thư tim

Bán hạ chế, hạt tiêu (Fnictm Piperis) mỗi vị bằng nhau. Nghiền thành bột mịn, dùng dịch sắc của gừng luyện thành viên tròn bằng hạt cây bo rừng (Finnianu simplex) có đường kính 3-4 mm. mỗi lần uống 30 - 50 viên, ngày 2 lần, nếu uống với nước dùng thì tốt hơn [Chang, 1992: 88],

Ghi chú:

1. Bán hạ. cả bán hạ chế và bán hạ sống đều có độc. khi dùng phải rất thận trọng. Bán hạ sống chỉ được dùng ngoài. không được dùng trong.

2. Nói chung, bán hạ không được dùng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bán hạ chế có tác dụng chống nôn rõ cho phụ nữ có thai, nhưng phải dùng liều thấp và khi dùng cần theo dõi cẩn thận.

3. Kiêng kỵ: người âm huyết hư,tân dịch kém, mắc chứng táo nhiệt, không có hàn, cấm dùng (chứng táo nhiệt khi tân dịch bị tổn thương gây hoá nhiệt, biểu hiện thành các triệu chứng: mắt đỏ. sưng chân răng, đau họng. ù tai hoặc chảy máu mũi).

4. Người xưa nói: "Bán hạ úy sinh khưowng, ố tạo giác và phản ô đầu".

Bán hạ úy sinh khương hoặc tương úy với sinh khương, tức là bán hạ sợ sinh khương, vì sinh khưowng làm giảm độc tính của bán hạ. Nguyên lý này được áp dụng. khi phối hợp sinh khương và bán hạ trong các bài thuốc. Dùng sinh khương trong chế biến vị bán hạ chế cũng áp dụng nguyên lý này.

Bán hạ phản ô đầu, hoặc tương phản với ô dầu, tức là bán hạ phản ứng với ô đầu khi phối hợp với nhau, gây ra tai biến có hại cho người dùng. Vì vậy, không được dùng phối hợp bán hạ với ô đầu hoặc phụ tứ.

Bán hạ ố tạo giác tức là bán hạ ghét tạo giác (quả bồ kết) vì khi phối hợp bán hạ với tạo giác sẽ làm giảm tác dụng của nhau. Nguyên lý này đôi khi cũng được vận dụng trong điều trị.

5. Bán hạ có thể gâv ngộ độc.

Nếu gây ra ngộ độc cần giải độc như sau:

- Yêu cầu bệnh nhân uống lòng trắng trứng gà. bột ngũ cốc tan, dịch quả hoặc giấm loãng.

- Dùng bài thuốc sau: gừng30g, phòng phong (Radix Ledubourillae seseloidis) 60g, cam thảo 15g. Thêm 600ml nước, sắc còn 300 ml. uống một bát (150 ml), còn một bát. uống mỗi lần 15-20 ml. ngậm và súc miệg một lúc rồi nuốt. Cứ tiếp tục ngậm và súc miệng đến hết.

- Gừng là thuốc giải độc bán hạ rất tốt. vì vậy có thể dùng độc vị gừng cũng được, nếu không có phòng phong và cam thảo [Cliaim. 1992: 89].

Loài Linellia pedatisecht Scliott (chưởng diệp bán hạ) cũng được dùng với công dụng tương tự.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC