Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhó Đông

11:07 14/07/2017

Morinda longissima Y. z. Ruan

Tên khác:Nhàu rừng.

Họ:  Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

       Cây bụi, cao 2 - 4m. Gỗ thân và rễ có màu vàng. Thân mọc thẳng, hình trụ, cành non có 4 cạnh, màu lục nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục thuôn hoặc hình mác, dài 12 - 18 cm, rộng 6 -10 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt lúc non gần như nhẵn, khi già, mặt dưới cỏ ít lông ngắn mềm, gân giữa nổi rõ; cuống là dài 2 - 3 cm; lá kèm gần hình tim, nguyên hoặc chia thuỳ.

       Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá thành đầu, cuống dài 2 - 2,5 cm, nhẵn; hoa nhỏ màu trăng, hình ống, mọc sít nhau, ở gốc mỗi hoa có 1 - 2 hàng phiến bao hình dùi; đài lúc đầu rời sau hàn liền; tràng có 4 - 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 - 3 cm; nhị 4 - 5 đỉnh ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô.

      Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.

       Mùa hoa: tháng 4-6; mùa quả: tháng 7-12.

Phân bố, sinh thái

         Nhó đông là loài mới được bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam năm 2006. Trên thế giới, trước đó loài này đã được ghi nhận ở Nam Trung Quốc và Lào. Qua điều tra ở nước ta đã phát hiện cây mọc tự nhiên tại các địa phương như: Sơn La Mường La), Lai Châu (Than Uyên: Thân Thuộc), Thừa Thiên - Huế (Nam Đông, Phú Lộc), Quảng Nam (Phước Sơn), Quảng Ngãi (Sơn Hà).

       Nhó đông là loại cây bụi hoặc gỗ nhỏ, ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc rải rác ở rừng ẩm thường xanh thứ sinh, rừng cây bụi và cây gỗ nhỏ trên đất sau nương rẫy. Đôi khi thấy ở gần bờ suối nơi cửa rừng và sót lại ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố từ 300 đến khoảng 800m. Cây ra hoa quả hàng năm, nhưng cây mọc ở nơi được chiếu sáng đầy đủ thấy quả nhiều và quả to hơn cây mọc dưới tán rừng. Tái sinh tự nhiên chủ yếu lừ hạt và có khả năng mọc cây chồi khoẻ sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

      Rễ, thân.

 Tác dụng dược lý

1. Tác dụng bảo vệ gan trên tổn thương gan do CCL4

a) Tác dụng trên transaminase trong huyêt thanh

       Trên chuột nhắt trắng, gây tổn thương gan bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch carbon tetraclorid 10% trong dầu ô liu 3 lần, cách ngày một lần, mỗi lần 10 ml/kg. Lô thuốc, gây tổn thương gan bằng CCL4 như trên, nhưng cho uống cao rễ nhó đông với liều tính theo dược liệu kho là 10g/kg bắt đầu từ ngày đều tiêm CCL4 đầu tiên,  uống liền trong 8 ngày, đến ngày thứ 8 thì xét nghiệm.

      Hoạt độ enzym ALT trong huyết thanh ở lô gây tổn thương gan tăng 66,7% so với lô đối chứng sinh lý (không dùng CCL4). Cao nước rễ nhó đông làm giảm hoạt độ ALT 21.8%, còn cao methanol làm giảm 22,4% so với lô không dùng thuốc.

       Trên chuột cống trắng, gây tổn thương gan bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch CCL4 50% trong dầu ô liu với liều 1,4 ml/kg, tiêm 2 lần cách nhau 1 ngày (lô 2, chứng bệnh lý). Lô chứng sinh lý (lô 1), tiêm dầu ô liu (không có CCL4 với cùng thể tích). Lô 3 cho uống cao nước rễ nhó đông với liều 10 g/kg trong 9 ngày kể từ 5 ngày trước khi tiêm CCL4 đến 1 ngày sau khi tiêm CCL4 lần thứ hai. Lô 4 thử với silymarin để đối chiếu với liều mỗi ngày 25 mg/kg. Đến ngày thứ 9, sau khi uống thuốc được 1 giờ thì xét nghiệm.

       Kết quả cho thấy, ở lô 2, hoạt độ AST ở lô 2 tăng 173,7% so với lô 1. Ở lô 3, hoạt độ AST giảm 24,6% và lô 4 giảm 25,5% so với lô 2 (P < 0,001). Định lượng hoạt độ ALT trong huyết thanh thấy, ALT ở lô 2 tăng 199,3% so với lô 1. Ở lô 3, hoạt độ ALT giảm 44,7% và lô 4 giảm 50,3% so với lô 2 (P < 0,001). Như vậy là cao rễ nhó đông có tác dụng bảo vệ gan, chống lại sự tăng transaminase gây nên do CCL4 làm tổn thương gan (Phạm Minh Hưng, 2006).

b) Tác dụng trên hilirubin huyết thanh

       Cũng trong thí nghiệm gây tổn thương gan bằng CCL4 ở chuột nhắt trắng được tiến hành như ở mục l a, đã xác định hàm lượng bilirubin. Kết quả cho thấy, ở lô 2 (chứng bệnh lý) bilirubin trong huyết thanh tăng 76,3% so với lô 1 (chứng sinh lý). Lô dùng cao nước rễ nhó đông và cao methanol làm hàm lượng bilirubin giảm theo thứ tự là 28,0% và 39,8% so với lô 2 (P < 0,001). Như vậy, rễ nhó đông có tác dụng ức chế sự tăng hàm lượng bilirubin do CCL4 gây ra (Phạm Minh Hưng, 2006).

c) Tác dụng trên cholesterol huyết thanh

      Trong thí nghiệm gây tổn thương gan bằng CCL4 ở chuột cống trắng được tiến hành như ở mục l a, đã xác định hàm lượng cholesterol tổng số trong huyết thanh. Kết quả cho thấy, ở lô 2 (chứng bệnh lý), hàm lượng cholesterol giảm 14,2%, tuy ít, nhưng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với lô 1 (chứng sinh lý). Ở lô 3, cho chuột uống cao nước rễ nhó đông (10g/kg) và lô 4 dùng silymarin (25 mg/kg, 9 ngày), cholesterol phục hồi lại trị số gần với lô 1 (tăng so với lô 2) (Phạm Minh Hưng, 2006).

d) Trên mô bệnh học gan

      Trong cả 2 mô hình gây tổn thương gan bằng CCL4, ở chuột nhắt trắng và chuột cống trắng, đến ngày cuối thí nghiệm, lấy gan để xét nghiệm mô bệnh học gan. Kết quả cho thấy, CCL4 (lô 2 gây tổn thương gan bằng CCL4) gây hoại tử nặng như mô gan, với những ổ hoại tử từ tiểu thuỳ nọ sang tiểu thuỳ kia (hoại từ bắc cầu), hoại tử từ trung tâm, mô gan sung huyết, làm cho gan bị tổn thương nặng từ màng ngoài tế bào tới nhân tế bào (hiện tượng nhân đông và nhân tan) và xâm nhập bạch cầu đa nhân, bào tương bị thoái hoá mở diện rộng, tế bào gan và tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ biến dạng. Các hình ảnh tổn thương trên giảm nhiều ở lô dùng cao nhó đông hoặc silymarin. Bào tương của các tế bào gan còn có hiện tượng thoái hoá mỡ, song chỉ ở mức vừa và nhẹ, không có tổn thương nhân (Phạm Minh Hưng, 2006).

2. Tác dụng bao vệ gan trên tổn thương gan do paracetamol

       Trên mô hình gây tổn thương gan thực nghiệm do uống paracetamol liều cao (2 g/kg) ở chuột cống trắng, sau 2 ngày, hoạt độ AST và ALT tăng gần 10 lần so với lô chứng sinh lý (không dùng paracetamol). Cao nước rễ cây nhó đông (10g/kg tính theo dược liệu khô) dùng 3 ngày làm giảm hoạt độ AST và ALT có ý nghĩa thống kê so với lô gây tổn thương gan bằng paracetamol mà không dùng thuốc. Nhó đông cũng cải thiện quá trình sinh tổng hợp protein và cholesterol bị giảm do CCL4 Các tổn thương đại thể và vi thể cũng được cải thiện rõ (Đào Văn Phan, 2003).

3. Tác dụng chống oxy hoá

     Cũng áp dụng mô hình gây tổn thương gan bằng CCL4 ở chuột nhắt trắng như ở mục l a. Một trong những nguyên nhân CCL4 gây tổn thương gan là do CCL4 làm tăng quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào gan nên làm tăng sản phẩm trung gian của quá trình perxy hoá lipid là MDA (malonyl dialdehyd) và làm giảm glutathion khử (GSH) ở gan. Trong thí nghiệm này, ở lô thuốc, cho chuột uống cao khô methanol mỗi ngày với liều 0,67g/kg (tính ra dược liệu rễ khô nhó đông là l0g/kg) từ ngày tiêm CCL4 lần đầu tiên. Đến ngày thứ 8, lấy gan chuột để xác định MDA và GSH.

       Kết quả cho thấy, ở lô gây bệnh lý bằng CCL4, hàm lượng MDA tăng 66,1% so với lô chuột đối chứng sinh lý, còn ở lô gây bệnh nhưng dùng nhó đông, hàm lượng MDA giảm 25,9% so với lô chứng bệnh lý (P < 0,001). Về hàm lượng GSH ở gan chuột, CCL4 làm giảm 21,7% so với lô chứng sinh lý, còn ở lô dùng thuốc, hàm lượng GSH tăng 26,8% so với lô chứng bệnh lý (P < 0,001) và có trị số xấp xỉ ở lô đối chứng sinh lý (Phạm Minh Hung, 2006).

4. Tác dụng lợi mật

         Lưu lượng mật được xác định bằng cách dẫn lưu mật từ ống mật chủ chuột lang đã được gây mê bằng urethan. Cao khô methanol rễ cây nhó đông liều 0,67 g/kg (tính theo dược liệu khô là 10 g/kg) pha thành dịch và bơm trực tiếp vào tá tràng chuột. Kết quả cho thấy, thuốc làm tăng lưu lượng mật trong 30 phút đầu ngay sau khi bơm thuốc là 34,9% so với lô đối chứng không dùng thuốc (P < 0,001). Lưu lượng mật tăng còn kéo dài cho đến 3 giờ (Phạm Minh Hưng, 2006).

5. Tác dụng chống viêm mạn tính

      Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng, gây u hạt bằng viên amian. rồi chia làm 3 lô. Lô thử thuốc cho chuột uống cao khô chiết bằng methanol với liều 1g/kg mỗi ngày trong 5 ngày; lô đối chiếu dùng prednisolon liều hàng ngày 5 mg/kg; lô đối chứng thay thuốc bằng nước cất với cùng thể tích. Kết quả cho thấy, lô dùng rễ nhó đông, u hạt giảm 26,1% (p < 0,001), xấp xỉ tác dụng của prednisolon (u hạt giảm 28J %) (Phạm Minh Hưng, 2006).

6. Tác dụng kháng khuẩn

       Dùng phương pháp tẩm cao nước rễ cây nhó đông (1:1) trên giấy và đặt trên môi trường thạch có vi khuẩn, thấy cao có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loài vi khuẩn như: Bacillus subtilis, Bacillus pumUus, Bacillus cereus. Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa (Trần Phi Hùng, 1999).

7. Độc tính cấp

        Dùng cao chiết nước rễ cây nhó đông cho chuột nhắt trắng uống một lần với liều quy ra dược liệu khô 75 g/kg, chuột vẫn ăn uống, hoạt động bình thường. Với liều 90g/kg, chuột ăn nông và hoạt động kém hơn. Đến liều 110g/kg và 130g/kg, lúc đầu chuột không ăn, vận động giảm, gần như không đi lại trong vòng 6-7 giờ, chuột nằm im, tụ lại thành nhóm, chuột đi lỏng nhiêu, vẫn có đáp ứng khi kích thích. Sau 24 giờ, chuột lại hoạt động và ăn uống bình thường, không có con chuột nào chết. Không thể cho chuột uống với liều cao hơn, vì thế không xác định được LD50 (Phạm Minh Hung, 2006).

Tính vị, công năng

       Chưa cỏ tài liệu đề cấp đến tính vị, công năng của cây nhó đông. Rễ, thân và lá nhó đông đều có vị đắng, rễ đắng nhiều nhất.

Công dụng

       Nhó đông được đồng bào Thái ở Sơn La dùng làm thuốc từ lâu để chữa vàng da, các bệnh gan. tiêu hoá kém, viêm đại tràng. Mỗi lần uống 6 - 8g rễ cây, ngày 2 lần cho người lớn, sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống.

Bài thuốc có nhó đông

       Chữa viêm đại tràng: Rễ cây nhó đông, cây he mọ (tên dân tộc Thái, chưa xác định được tên khoa học), hai vị bằng nhau về lượng. Ngày 20 - 30g sắc uống, dùng 10 - 20 ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC