Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tiểu Hồi

10:05 17/05/2017

Tiểu Hồi có tên đồng nghĩa: Fœniculum officinale All., F. microcarpa Bl

Tên khác: Tiểu hồi hương, hoài hương.

Tên nước ngoài: Anise, fennel, spingel (Anh); Anis, fenouil commun (Pháp).

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, cao khoảng 1 m. Thân thảo, hình trụ, rỗng và nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ rất sâu sát tận gân lá thành những thuỳ hình lông chim rất mảnh như sợi chỉ; cuống lá dài có cánh rộng; bẹ lá rất phát triển, ôm lấy thân.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành tán kép, mỗi tán có 10 - 30 hoa màu vàng; dài 5 răng rất nhỏ; tràng 5 cánh nhọn, đầu cánh xoăn gập vào trong; nhị 5,    chỉ nhị dài gấp dôi cánh hoa; bầu hình thuôn.

Quả nhỏ, hình trứng thuôn, có khía dọc, màu xám. Toàn cây nom giống cây thìa là, vò ra có mùi thơm của hồi. Mùa hoa quả: tháng 6-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Foeniculum Mill. chỉ có 1 loài vói 2 loài phụ (subspecies) là dạng mọc hoang dại (piperitum) và trồng trọt (vulgare). Tiểu hồi có nguồn gốc ở vùng Nam Âu - Địa Trung Hải, về sau được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Mỹ... Tại vùng Đông Nam Á, tiểu hồi mói chỉ thấy trồng ở vùng núi ở phía đông đảo Java (Indonesia) và Bắc Việt Nam.

Ở Việt Nam, tiểu hồi được nhập trồng từ một số nước Đông Âu và Liên Xô trước đây (1969 - 1975); sau để mất giống, đến 1992 mới nhập lại từ Nhật Bản. Cây được trồng ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng), với diện tích còn rất hạn chế.

Tiểu hồi là cây ưa khí hậu ôn hoà, ẩm mát quanh năm; nhiệt độ trung bình năm từ 12 đến 18°c. Ở vùng nhiệt đói, cây thích nghi với điều kiện khí hậu cận nhiệt đới của vùng núi cao. Tiểu hồi còn là cây ưa sáng, có quang chu kỳ dài 13,5 giò/ngày nên cũng được xếp vào nhóm cây ngày dài. Cây sinh trưởng tốt trên các loại đất có nhiều mùn, tơi xốp hoặc có pha cát; pH trung bình 6,3. Tiểu hồi ra hoa quả nhiều hàng năm. Trên thế giới, tổng sản lượng quả tiểu hồi hàng năm đến 50.000 tấn; riêng Ấn Độ chiếm gần 50%, sau đến Trung Quốc và Ai Cập. Tiểu hồi trồng ở nước ta mới chỉ ở mức thử nghiệm.

Cách trồng

Tiểu hồi là cây nhập trồng từ lâu, đã thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam. Cây ưa khí hậu mát mẻ, đủ ánh sáng, vì vậy được trồng vào mùa xuân (tháng 2 - 3) ở miền núi và mùa thu (tháng 8-9) ở trung du và đồng bằng. Ở miền núi, người ta thu lá và hạt (hạt giống và hạt làm thuốc), ở trung du và đồng bằng, thu lá là chính.

Tiểu hồi được nhân giống bằng quả. Quả được gieo thẳng theo hốc, nhưng cũng có thể gieo trong vườn ươm, sau đánh cây con đi trồng. Mỗi hecta cần 1,2 - 1,5 kg quả.

Đất trồng tiểu hồi cần được cày sâu (25 - 30 cm), để ải, bùa, đập nhỏ, vơ sạch cỏ, lên luống cao 20 - 25cm, rộng 90 - 110 cm. Đất dốc lên luống theo đường đồng mức. Mỗi hecta cần bón lót 25 - 30 tấn phân chuồng, 200 - 300 kg supe lân, 150 kg sulfat kali hoặc 1 tấn tro bếp. Trộn đều phân với đất rồi rạch hàng ngang mặt luống, cách nhau 30 cm. Gieo quả vào rạch theo hốc, mỗi hốc 4-6 quả. Nếu trồng để lấy lá thì khoảng cách giữa các hốc là 17-20 cm, còn trồng lấy quả cần gieo thưa khoảng 25 - 30 cm. Dùng tro bếp phủ lên trên quả, xong tưới ẩm. Khi cây mọc cao 10-15 cm, tỉa bớt, mỗi hốc dể lại 2 - 3 cây và dặm thêm cây con vào những hốc quả không mọc.

Cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưới đủ ẩm, nhất là sau mỗi lần thu lá. Chú ý thoát nước nhanh khi có mưa lớn. Đối với cây trổng lấy lá, bón thúc chủ yếu bằng đạm, thời kỳ đầu cứ 15 - 20 ngày bón một lần, về sau chỉ bón thúc sau khi thu lá. Mỗi lần bón 50 - 60kg cho 1 ha, ngoài ra có thể tưới thêm nước phân, nước giải pha loãng. Đối với cây trổng lấy quả, thời kỳ đầu bón thúc đạm, sau bón thêm lân.

Tiểu hổi hay bị bọ nhảy, sâu hồi hương, ốc sên,... phá hoại. Cần chú ý diệt trừ, ít thì diệt bằng tay, nhiều có thể dùng thuốc. Mỗi vụ, tiểu hồi cho thu lá 3 - 4 lần. Khi thu, cắt cả cành mang lá, để lại khoảng 3-5 cm. Quả chỉ thu một lần vào cuối năm khi gần chín, nếu để già quá, vỏ quả có màu vàng rất dễ rụng, cắt cả cây, phơi khô đập lấy quả. Sau khi sàng sảy loại bỏ tạp chất, tiếp tục phơi thêm cho khô, bảo quản kín nơi khô ráo. Lựa quả thật mẩy để làm giống, số còn lại được dùng làm thuốc.

Bộ phận dùng

Quả thu hoạch khi đa số ngả màu nâu trong toàn cụm, cắt về để chín dần ở nơi thoáng gió cho khô rồi đập lấy quả. Có thể chế biên quả tiểu hổi theo cách sau :

- Tiểu hồi sao : Đun nhỏ lửa khoảng 3-5 phút cho vỏ quả có màu vàng nhạt có chấm đen hoặc màu đỏ vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng.

- Tiểu hồi chích muối : Đem nước muối (150 g) trôn đều với tiểu hồi (10 kg) ủ 30 phút, rồi sao nhỏ lửa đến khí vỏ quả có màu vàng nhạt, mùi thơm.

- Tiểu hổi tẩm muối (tiểu hổi 10 kg muối 200 g) nước vừa đủ để pha muối rồi trộn với tiểu hồi ủ 30 phút đến 1 giờ, phơi khô.

Tác dụng dược lý

Đã nghiên cứu tác dụng vận mạch của cao chiết với nước sôi lá tiểu hồi trên chuột cống trắng gây mê bằng pentobarbital, thấy có tác dụng làm giảm huyết áp tương quan với liều, mà không ảnh hưởng đến nhịp tim và tần số hô hấp. Cao chiết với nước không sôi có tác dụng hạ áp rất yếu. Tác dụng hạ áp của cao chiết với nước sôi có thể không bị trung gian qua các thụ thể nhận adrenalin, muscarin, serotonin hoặc thụ thể của hạch. Tuy vậy các chất đối kháng với histamin ức chế tác dụng hạ áp một cách tương quan với liều.

Trong nghiên cứu trên sự bài niệu của chuột cống trắng, cao cồn rễ tiểu hổi đã biểu lộ có hoạt tính lợi tiểu. Nghiên cứu in vitro chứng minh tinh dầu tiểu hổi có tác dụng chống co thắt, có thể phong bế sự co thắt gây bởi những chất gây co thắt khác nhau, và như vậy, tác dụng đối kháng không có tính đặc hiệu. Có ý kiến cho rằng, do có độ hoà tan cao trong lipid, tinh dầu tiểu hồi có thể tác động đến lớp lipid của màng sinh chất, ức chế'dòng Ca2+ đi vào hoặc dự phòng sự tăng độ thấm của Na+, và do đó phong bế sự dẫn truyền thần kinh.

Cao methanol của rễ tiểu hồi có tác dụng ức chế sự kết dính tế bào u rắn trong thử nghiệm in vitro trên tế bặo A545 với mức độ ức chế 25 - 50% ở nồng độ 100 µg/ml. Tinh dầu tiểu hồi có tác dụng xua đuổi côn trùng ở mức độ yếu đối với Tribolium castaneum. Tiểu hồi có trong thành phần của chế phẩm thuốc trợ tim cổ truyền Ân Độ Abana cùng với thành phần khác, có tác dụng bảo vệ chống tăng huyết áp và thiếu máu cục bộ.

Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy sau khi cho uống thuốc này trong thời gian dài, nồng độ ß-lipoprotein huyết thanh giảm có ý nghĩa, lipoprotein tỷ trọng thấp giảm nhiều hơn lipoprotein tỷ trọng rất thấp, trong khi lipoprotein tỷ trọng cao và apoprotein tăng nhẹ. Kèm theo sự giảm các thành phần lipid của huyết thanh và gan là sự giảm mức acid béo tự do ở huyết thanh và giảm hoạt tính của enzym phân huỷ mỡ ở gan. Thuốc Abana gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và làm tăng thải trừ acid mật trong phân. Như vậy, cơ chế tác dụng của thuốc Abana là bảo vệ tim và gây hạ lipid máu.

Chế phẩm thuốc cổ truyền Ân Độ Sahacharadi thaila bào chế từ tinh dầu tiểu hồi và một số tinh dầu khác dược áp (lụng cho hai trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh với giảm tinh trùng và vô sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tăng lên rõ rệt về số lượng tinh trùng và khả năng chuyển động của tinh trùng. Một chế phẩm bào chế từ nhũng lượng bằng nhau bột mịn tiểu hồi và 5 dược liệu khác cho chuột cống trắng uống trong những ngày từ 1 đến 5 của thời kỳ mang thai, đã ức chế sự làm tổ của trứng và tăng tỷ lệ tiêu phôi ỏ chuột đẻ.

Tính vị, công năng

Tiểu hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 4 kinh phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lý khí, khử hàn, khai vị, mạnh tỳ, tiêu thực, khỏi nôn.

Công dụng

Tiểu hồi được dùng chữa đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau lưng do thận suy, ngộ độc thức ăn. Ngày 3 - 6g quả dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dịch ép quả tươi, nước sắc hoặc bột còn chữa sốt rét. Rễ là thuốc lợi tiểu, với liều 15-20 g/ngàv hãm hay sắc uống.

Kiêng kỵ : Âm hư hoả vượng không dung.

Ở Trung Quốc, tiểu hồi được coi là có tác dụng tán hàn, giảm đau, điều hoà chức năng dạ dày. Quả tiểu hồi chín phơi khô, hoặc chế với muối điều trị thoát vị bìu với đau và lạnh các chi, đau kinh với đau bụng dưới và cảm giác lạnh, đau tức vùng thượng vị với chán ăn, nôn và tiêu chảy, tràn dịch lớp tinh mạc. Ngày 3 - 6g.

Trong y học Ấn Độ, lá tiểu hồi có tác dụng lợi tiểu, rễ có tác dụng tẩy, quả kích thích và gây trung tiện. Nước hãm 8 - 12g quả tiểu hồi trong 500 ml nước sôi được dùng làm thuốc thụt cho trẻ nhỏ để tống hơi trong dạ dày, ruột, tăng tiết sữa và kích thích ra mồ hôi. Tinh dầu tiểu hồi có tác đụng gây trung tiện nhẹ, chữa đau bụng và đẩy hơi ở trẻ nhỏ, và là thuốc tốt trị giun đũa và giun móc.

Ở Indonesia, nước sắc quả tiểu hổi là một thành phần của chế phẩm phức hợp thuốc được dùng uống trị bệnh lao phổi. Quả tán nhỏ có trong thành phần một chế phẩm phức hợp thuốc uống trị bệnh phong, một thuốc bột xoa lên mình sau khi đẻ, và một thuốc uống phức hợp trị khó tiêu. Ở Nepal, khoảng lOg quả tiểu hồi sống hoặc sao được dùng cùng với đường phèn và nước ấm trước khi đi ngủ, trong 2 - 3 ngày, để trị lỵ, dặc biệt lỵ ra máu. Ở Peru, nước hãm lá và thân tiểu hồi được dùng uống trị đau dạ dày. Ở Brasil, tiểu hồi trị cảm lạnh, sốt tăng huyết áp và đau bụng ở trẻ nhỏ. Ở Guatemala, rẽ tiểu hồi là thuốc lợi tiểu. Ở Tây Ban Nha, tiểu hồi cùng với phan tả diệp và 3 dược liệu khác có trong thành phần của một bài thuốc hãm uống làm cho ngưòi thon thả. Ở Italia, nước sắc quả tiểu hồi được dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Israel, quả và rỗ tiểu hồi điều trị đau dạ dày và bệnh tim.

Bài thuốc có tiểu hồi

1. Chữa ăn không tiêu, dầy bụng, khó thờ, hen: Quả tiểu hồi, hạt cải trắng, hạt cải củ, hạt tía tô, lượng bằng nhau. Tán nhỏ, uống mỗi lần lg, ngày 3 lần. Ngoài dùng bột này chưng nóng với rượu, gói vải xoa chườm ngực, bụng.

2. Chữa đau xóc dưới sườn: Quả tiểu hồi sao vàng 40g, chỉ xác sao 20g. Tán bột, uống mỗi lần 8g với rượu hoà thêm muối. Ngày 2 lần.

3. Chữa đau lưng do thận suy: Quả tiểu hồi tán bột 4g, cho vào bầu dục lợn (1 cái) nướng chín. Ản trong ngày, liên tục 7 ngày.

4. Chữa viêm cẩu thận cấp tính: Tiểu hồi 12g; cỏ xưốc, đậu đỏ, dậu đen, mỗi vị 20g; thổ phục linh, tỳ giải, củ mài, mỗi vị 16g; mã đề 12g, đại hồi lOg, nhục quế 8g, gừng khô 6g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa thiểu năng sinh dục â nam giới và phụ nữ: Tiểu hồi 8g; đậu đen sao, dây gùi, mỗi vị 20g; hà thủ ó, ba kích sao rượu, ngưu tất sao rượu, đỗ trọng, khiếm thực, tang chi, mỗi vị 16g; mẫu lệ nung, nhục quế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC