Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kim Ngân Dại

10:05 20/05/2017

Kim Ngân Dại có tên khác: Dây nhẫn đông dại.

Tên nước ngoài: Wild honeysuckle (Anh), chèvrefeuille sauvage (Pháp).

Họ: Cơm cháy (Caprifoliaceae).

Mô tả

Cây leo bằng thân quấn. Cành non lúc đầu có lông, sau hơi đỏ. Lá mọc đối, cuống hơi dẹt, có rãnh ở mặt trên, phiến lá hình trái xoan - mũi mác, dài 2-8 cm, rộng 1-4 cm, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu nhọn, nhẵn ở mặt trên, nhạt hơn và có lông mịn ở mặt dưới và ở mép; lá già thường xẻ thùy nông không đều.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn, thành xim hai hoa; lá bắc và lá bắc con có lông; hoa màu trắng sau vàng; đài 5 răng ngắn; tràng dài 3,3 - 4,7 cm, mặt ngoài nhẩn, mặt trong có lông; ống tràng đôi khi hơi cong; nhị 5, dính ở phía trên của ống tràng, thò ra ngoài; bầu nhần. Quả nhẵn, hình cầu, màu đen.

Mùa hoa quả : tháng 3-5.

Kim ngân dại và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Trong số các loài kim ngân ở Việt Nam, có lẽ kim ngân dại là loài tương đối điển hình trong các quần hệ rừng núi đá vôi từ Hoà Bình, Hà Tây (vùng Chùa Hương) đến Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Cây cũng phân bố ở Lào và Trung Quốc. Kim ngân dại là cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc ở chân núi đá vôi, đôi khi xuống sát mép nước của vùng lầy thụt trong các thung lũng núi đá vôi (Ninh Bình, Hà Nam). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Cây có khả năng tái sinh chồi khoẻ sau khi chặt. Vụ chồi xuân hè được coi là quan trọng nhất trong năm, vì đa số cành mọc ra từ năm trước đều mọc chồi. Cây trồng dễ dàng bằng thân hoặc cành.

Bộ phận dùng

Hoa sắp nở (có lẫn một số hoa đã nở) thân và cành phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoa kim ngân dại chứa ílavonoid với hàm lượng khoảng 3% trong hoa và 1% trong lá. Ngoài ra, còn có saponin triterpenic.

Tác dụng dược lý

Một số tài liệu cho rằng kim ngân dại cũng như kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, kháng vừa, kháng độc tố do Bacillus pyocyaneus gây nên, ngăn chặn choáng phản vệ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy hiện tượng thực bào của bạch cầu.

Tính vị, công năng

Kim ngân dại có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào các kinh tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc.

Công dụng

Kim ngân dại có công dụng như kim ngân chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, cảm sốt, viêm mũi. Liều dùng hàng ngày 5 - l0g hoa phơi khô dưới dạng nưóc hãm hoặc nưóc sắc, 10 - 20g cành lá dưới dạng cao. Ở Trung Quốc, kim ngân dại còn được dùng chữa viêm thận cấp tính với bài thuốc sau : Kim ngân dại, liên kiều, xa tiền tử mỗi vị 15g, hoàng bá, hoàng cầm, sơn chi tử (sao) mỗi vị l0g, biển súc, cù mạch mỗi vị 12g, mộc thông, cam thảo mỗi vị 5g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Sắc nước uống. Để chữa viêm tuyến vú thời kỳ đầu, lấy : kim ngân dại 24g, bồ công anh 15g, liên kiều, trần bì mỗi vị 9g, thanh bì, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc nước uống, ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC