Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kim vàng

10:05 20/05/2017

Cây nhỏ, mọc đứng, phân cành nhiều, cao khoảng 1 m. Thân hơi có cạnh hoặc gần hình trụ, nhẩn, màu nâu. Lá mọc đối, hình mác hẹp, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 3 - 8 cm, rộng 0,7 - 1 cm, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng màu lục nâu, gân màu vàng nhạt sau chuyển màu nâu đỏ ở lá già; các lá kèm ở kẽ lá biến đổi thành gai thảng, cứng, nhọn, xẻ đôi.

Cụm hoa mọc ở đầu càntì thành bông; lá bắc và lá bắc con đầu nhọn sắc, xếp lợp lên nhau thành nhiều hàng; mỗi bông thường có 18 - 20 hoa màu vàng bóng; đài có phiến ngoài hình trái xoan, đầu nhọn sắc, phiến trong hình dải hẹp; tràng có ống hình trụ hẹp dài, có lông, chia hai môi, môi trên có 4 thùy rộng gần bằng nhau, môi dưới hẹp; nhị 4, chỉ có 2 nhị sinh sản; bầu nhẵn, hai ô.

Quả nang, khi chín khô nứt ra tung hạt đi xa; hạt dẹt có vỏ cứng.

Mùa hoa quả : tháng 9-11.

Kim vàng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái:

Chi Barleria L. có khoảng 180 loài trên thế giói, hầu hết là cây bụi hay cây nửa bụi, ít khi là cây thảo.

Phần I. CÂY THUỐC

Chúng phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Ở Việt Nam có 5 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997).

Loài kim vàng có nguồn gốc ở đảo Morixơ, hiện nay phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới vùng Nam và Đông - Nam - Á. Ở Việt Nam, kim vàng phân bố chủ yếu ỏ các tỉnh phía nam. Từ Thừa Thiên - Huế trở ra hiếm gặp, hoặc nếu có là do trổng.

Kim vàng là cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể mọc được trên đất hơi chua. Cây thường mọc ven các bờ kênh mương, hoặc bờ khe suối ở cửa rừng. Cây trồng thử ở Hà Nội và Cao Bằng (vườn thuốc của Tỉnh hội Y học cổ truyền) đã sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa hàng năm. Quả chín tự mở để hạt thoát ra ngoài. Cây có khả năng tái sinh chồi khoẻ sau khi bị cắt. Trồng được bằng cành vào mùa mưa ẩm.

Bộ phận dùng

Lá, rễ, và thân cành thu hái quanh năm. Thường dùng tươi.

Tác dụng dược lý
1. Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phương pháp thạch lỗ, thử trên các vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 29123, Pseudomonas aeruginosae ATCC 27853, Escherichia coỉi ATCC 25922 và Bacillus subtilis ATCC 25213, thuốc sắc từ lá khô cây kim vàng với các nồng độ khác nhau có kết quả như sau : ở các nồng độ 5/1 và 2,5/1, thuốc có tác dụng ức chế cả 4 vi khuẩn trên. Nồng độ loãng hơn không có tác dụng.

2. Tác dụng chống viêm cấp: Dùng phương pháp gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng bằng kaolin, cho chuột uống thuốc sắc kim vàng 2 ngày, liều 6g/kg thấy viêm cấp giảm 35,5% so với lô đối chứng.

3. Tác dụng giảm đau: Dùng phương pháp gây đau bằng cách tiêm dung dịch acid acetic vào màng bụng chuột, vói liều 15g/kg dạng nước sắc, thuốc có tác dụng giảm cơn đau mạnh nhất vào 5 phút đầu, kéo dài đến 15 phút, sau đó giảm.

4. Độc tính cấp: Dùng lá khô, chiết bằng cách sắc với nước rồi cô đến tỷ lệ 5:1, thử trên chuột nhắt trắng bằng đường uống, đã xác định LD50 = 29,9 ±1,6 g/kg (tính theo dịch chiết 5:1).

5. Thử lâm sàng: Từ tháng 4/1990 đến tháng 11/1995 Trung tâm nuôi trồng dược liệu Quân khu 9 đã điều trị cho 1253 bệnh nhân bị rắn cắn, bằng bài thuốc có lá cây kim vàng. Kết quả đã chữa khỏi 1203 (96%), chuyển viện 16 (1,3%) và chết 34 (2,7%).

Tính vị, công năng

Lá kim vàng có vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác đụng giải độc, giảm đau, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc. Hoa có vị ngọt thơm, không độc, có tác dụng giải độc, tiêu máu ứ, giảm đau

Công dụng

Lá và đọt non cây kim vàng chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, rết cắn, chó dại cắn, hen suyễn, ho, viêm họng, đau nhức răng, tê bại, nhức mỏi, bong gân, đòn ngã tổn thương, sưng đau hoặc chảy máu, thổ huyết, băng huyết.

Kinh nghiệm chữa rắn cắn xuất phát từ các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long và do ông Tư Dược truyền lại. Ông có kinh nghiệm chẩn đoán tiên lượng điều trị bằng cách xem chân tóc. Nếu chân tóc ở da đầu còn trắng là còn chữa được, ngược lại, nếu chân tóc đã xám đen thì kim vàng cũng khó chữa khỏi.

Dùng đọt non kim vàng 10 - 20g, rửa sạch, có thể phối hợp với phèn chua 2 - 3g, nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Cứ 30 phút làm một lần, dùng 5 - 6 lần. Nếu người bệnh cắn chặt răng thì phải cạy miệng ra để đổ thuốc vào.

Rượu thuốc chữa rắn độc cắn của Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Đắc Lắc gồm lá cây kim vàng, vỏ thân và vỏ rễ cây xống rắn (Albizzia myriophyỉla Benth.). Cả hai vị phơi khô, tán bột, thêm phèn chua ngâm rượu khi bị rắn cắn, chắt lấy rượu uống, bã đắp vào vết cắn.

Lá non cây kim vàng 20g, để tươi, rửa sạch, nhai vói một ít muối, nuốt nước đán dần chữa hen suyễn.

Để chữa đau nhức răng, lấy cành lá kim vàng sắc đặc, ngậm rồi nuốt hoặc phối hợp với phèn chua, vắt lấy nước ngậm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC