Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Q

Quả Giun

09:05 25/05/2017

Quả Giun có tên đồng nghĩa: Quisqualis sinensis Lindl., Q. densiflora Wall, ex Miq.

Tên khác: Dây giun, quả nấc, sử quân, mác giáo, mạy lăng cưòng (Tày).

Tên nước ngoài: Rangoon creeper, Chinese honeysuckle (Anh); liane vermifuge (Pháp).

Họ: Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Cây leo hoặc sống dựa. Cành mảnh hình trụ. Lá mọc đối, hình trứng ngược, dài 7-9 cm, rộng 4 - 5cm, gốc hình tim, đầu có mũi nhọn ngắn, gân lá chằng chịt thành mạng lưới, nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống ngắn.

Cụm hoa mọc thành chùm dài 4 - 10 cm ở đầu cành; hoa màu trắng sau chuyển hồng hoặc đỏ; lá bắc hình mũi mác; đài hình ống, rất hẹp, dài 6-8 cm, loe ớ đầu, có 5 răng ngắn; tràng 5 cánh, nhẵn, thơm; nhị to xếp thành hai vòng; bầu hạ, 1 ô, có 3 vòi nhuỵ đính vào ống đài.

Quả khô, hình trứng, màu nâu đỏ, bóng, dài 3 - 4cm, đầu nhọn, có 5 cạnh lồi, chứa 1 hạt có rãnh dọc. Mùa hoa : tháng 5 - 7 ; mùa quả : tháng 9-11.

Quả giun và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Quisqualis L. có 14 loài, trong đó 8 loài ở vùng nhiệt đới châu Á, 6 loài ở nhiệt đới châu Phi, 4 loài ở Malaysia; còn ở Việt Nam, theo Nguyễn Tiến Bân, 1997 dự đoán có 2 - 3 loài. Quả giun có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, nhưng chưa khẳng định được chính xác ở khu vực nào. Cây phân bố rộng rãi từ Ấn Độ, Malaysia, Mianma, Trung Quốc, đến Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Indonesia và Philippirr. Cây còn có ở Đông Phi, nhưng có lẽ do được du nhập từ lâu. Quả giun cũng được trồng làm cảnh ở hầu hết các nước trong vùng Đông - Nam Á.

Ở Việt Nam, quả giun là loại cây hết sức quen thuộc. Cây phân bố ở hầu hết các tỉnh, từ vùng núi thấp đến trung du, đổng bằng vầ các đảo. Độ cao phân bố thường dưới 500 m (ở miền Bắc) và dưới 700 m (ở miền Nam). Quả giun là loại dây leo gỗ, đặc biệt ưa sáng; tuy nhiên, khi còn nhỏ là cây chịu bóng và ưa ẩm, sau có thể chịu được khô hạn. Cây thường mọc ở ven rừng nguyên sinh, đặc biệt ở kiểu rừng thứ sinh sau khi các loại cây gỗ đã bị khai thác kiệt, hoặc ở đồi và bờ các nương rẫy. Cá biệt ở vùng đồng bằng, đôi khi quả giun còn mọc lẫn trong các lùm bụi quanh làng. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất cát vùng ven biển hay đất đã bị ngấm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Quả giun sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, có nền nhiệt độ cao nhất trong năm. Cây mọc ở chỗ được chiếu sáng đầy đủ sẽ ra hoa quả nhiều hơn ở nơi bị che bóng. Tỷ lệ kết quả ước tính có thể đến 30 - 35%.

Việt Nam là nước có nguồn quả giun tương đối phong phú. Trước kia, cây đã được khai thác thu mua, nhưng khối lượng hạn chế so với tiềm năng hiện có.

Cách trồng

Quả giun được trồng làm cảnh, lấy bóng mát và lấy quả làm thuốc. Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành. Thời vụ nhân giống vào mùa xuân. Nếu trồng bằng cành, chọn cành bánh tẻ, cắt thành đoạn dài 30 - 50cm, đặt hơi xiên, vùi đất còn 1/3 để thò lên khỏi mặt đất, hàng ngày tưới ẩm. Nếu gieo hạt, ngâm hạt trong nước 40 - 45°c một ngày để hạt hút đủ nước nhanh nảy mầm rồi mới gieo. Bất kỳ loại đất nào cũng trồng được quả giun. Là cây mọc dựa, quả giun thường được trồng cạnh các cây thân gỗ lưu niên, bờ rào hoặc tốt nhất là làm giàn cho cây leo vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát quanh năm. Khi trồng, đào hố 40 X 40 X 40 cm, dùng 10 - 15kg phân chuồng mục trộn với đất lấp đầy hố hoăc vun đất thành ụ, lót phân rồi đặt hom giống hoặc gieo hạt. Hạt gieo sâu 2-3 cm, một khóm gieo 4 - 5 hat về sau tỉa bớt chỉ giữ lại 1 - 2 cây. Mỗi giàn 20 m2 trồng 1-2 khóm.

Cây không cần chăm sóc đặc biệt, chỉ cần vun cao gốc, không để gốc bị đọng nước. Nhất thiết phải tạo chỗ cho cây leo, chú ý hướng cho ngọn leo đều ra các phía để tận dụng ánh sáng. Hàng năm, trước khi cây ra hoa, có thể bón thêm phân vi sinh, NPK, nước phân chuồng, nước giải. Cứ 20 - 25 ngày bón một lần, nếu là phân đặc hoà với 50 lít nước, nếu là phân nước thì tưới với lượng như trên. Tưới xung quanh gốc, cách gốc 40 - 50 cm. Sau vụ thu hoạch quả, cần tỉa bớt lá già và cành vô hiệu.

Bộ phận dùng

Hạt đã được phơi hay sấy khô của quả già. Khi dùng, đập vỡ vỏ lấy nhân.

Tác dụng dược lý

Nhân quả giun đã được dùng làm thuốc tẩy giun từ lâu đời ở các nước châu Á. Danh y Tuệ Tĩnh trong "Nam được thần hiệu" ghi công dụng của nhân quả giun là chữa trẻ em bị giun thường đau bụng. Trong "Bản thảo cương mục" của Trung Quốc, có ghi dùng bột nhân quả giun điều trị đau bụng giun ở trẻ em. Y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nhân quả giun và đã có những nhận định sau : Trong nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả đều xác định nhân quả giun có tác dụng diệt giun đất và giun đũa của lợn (Ascaris Summ) một cách rõ rệt, thí nghiệm lâm sàng thấy có tác dụng tẩy giun đũa nhưng không mạnh. Thành phần có tác dụng đối với giun của nhân quả giun chưa được thống nhất.

Theo các tác giả Trung Quốc, dịch chiết bằng nước hoặc bằng cồn thấp độ của nhân quả giun có tác dụng làm tê liệt giun đũa của lợn sau 5 phút tiếp xúc, còn dạng dầu của nhân với nồng độ 40% qua tiếp xúc 30 phút vẫn không làm tê liệt được giun; mặt khác, dịch chiết bằng nước của nhân đã được loại dầu, với nồng độ 10% thì chỉ cần 3 phút tiếp xúc là có thể làm liệt giun. Trước khi giun bị tê liệt, thường xuất hiện trạng thái bị kích thích trong một thòi gian ngắn. Còn ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Tâm, Phạm Hoàng Thế lại xác định thành phần có tác dụng mạnh nhất đối với giun đũa của lợn là phần dầu béo tan trong ether - dầu hỏa, phần tan trong cồn hầu như không có tác dụng diệt giun, còn phần tan trong nước có tác dụng rất yếu.

Theo Hoàng Thị Kim và cộng sự (Viện sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng) dạng cao và dạng bột từ nhân quả giun đều có tác dụng yếu đối vói giun đũa lợn. Các tác giả Trung Quốc còn cho biết muối quisqualat kali chiết từ nhân quả giun với nồng độ 0,1% làm chết giun đất sau 8 giờ tiếp xúc và có tác dụng ức chế đối với giun đũa lợn. Lá, vỏ quả và nhân quả giun ở dạng nước sắc đều có tác dụng làm tê liệt giun đất.

Tác dụng của nước sắc từ lá mạnh nhu tác dụng của nước sắc từ hạt và vỏ quả nhưng độc tính lại thấp. Sau đây là một số công trình cụ thể : Năm 1935, tác giả Perrier thí nghiệm nước sắc từ hạt quả giun mọc ở Việt Nam đối với giun đất thấy có tác dụng làm tê liệt giun. Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung Quốc) đã thí nghiệm cao nước nhân quả giun 10% trên giun đất thấy có tác dụng làm tê liệt giun và cuối cùng giun chết sau khi tiếp xúc vói thuốc 0,5 - 2 giờ. Đồng thòi, các tác giả cũng chứng minh tác dụng đó có thể có liên quan đến muối kali tồn tại trong quả giun. Năm 1948, Ngô Vân Thụy đã xác định quả giun và một số dược liệu khác như binh lang, quán chúng, xuyên luyện tử đều có tác dụng diệt giun đất và đỉa. Năm 1950, Hồ Tôn Gia dùng cồn 95° và 50° chiết quả giun, sau đó lấy bã đã chiết bằng cồn tiếp tục chiết bằng nước, rồi dùng giun đất thử nghiệm với các dịch chiết trên thấy dạng chiết bằng cồn 95° không có tác dụng đối với giun, dạng chiết bằng cồn 50° và dạng cao nước có tác dụng ức chế yếu. Ngoài ra, tác giả còn dùng nhiều dung môi khác nhau để chiết hoạt chất diệt giun và đã xác định thành phần có tác dụng tan trong nước, methanol nhưng không tan trong ether- dầu hỏa, chloroform và ethanol 95°. Năm 1960, Đỗ Tất Lợi và cộng sự đã dùng lá, hoa, quả, nhân hạt quả giun sắc với nước rồi thí nghiệm trên giun đất thấy có tác dụng làm tê liệt giun. Trên cơ sở đó, tác giả đã dùng nước sắc quả giun không bóc vỏ để tẩy giun; vẫn thấy có kết quả tốt, nhưng hiện tượng nấc vẫn còn. Năm 1983, Hoàng Thị Kim và cộng sự dùng cao và bột quả giun cho tiếp xúc vói giun đũa lợn thấy với nồng độ 30%, sau 23 giờ, giun chết, còn với nồng độ 10% phải sau 76 giờ giun mới chết. Năm 1986, các tác giả Nguyễn Thị Tâm, Phạm Hoàng Thế lại xác định thành phần có tác dụng diệt giun đũa lợn có trong quả giun là phần dầu và trong đó phần không xà phòng hóa có tác dụng khá mạnh, sau 8 giờ tiếp xúc với thuốc, giun chết 100%, còn phần acid béo với tác dụng yếu, sau 24 giờ, giun vẫn sống.

Gần đây, người ta đã chứng minh acid quisqualic [ß (3,5-dioxo 1, 2, 4 oxodiazolidin-2-yl) L. alanin] có trong hạt quả giun có tác dụng diệt giun mạnh. Ngoài ra, acid quisqualic còn có tác đụng kích thích các tế bào thần kinh trong môi trường nuôi cấy và trôn một số động vật như ốc, gà, chuột. Do đó, về mặt dược lý thần kinh, chất này được coi là một acid amin có tính kích thích (excitatory amino acids, EAAs). Năm 1957, theo Bằng Nghĩa Sinh (Trung Quốc), bột quả giun có tác dụng đối vối giun kim nhiễm tự nhiên ở chuột nhắt trắng. Ngoài ra, dịch chiết quả giun (1:3) có tác dụng diệt nấm đối vói một số chủng gây bệnh ngoài da. Thành phần chiết bằng chloroform từ dịch chiết nước của quả giun đã được chứng minh có tác dụng ức chế men AMP phosphodiesteraza đạt tỷ lệ 80%. Độc tính. Năm 1924, Hạc Điền (Nhật Bản) dùng cao nước quả giun tiêm dưới da cho chuột nhắt trắng, sau vài phút thấy xuất hiện trạng thái ức chế, hô hấp giảm, nhịp thở không đều. Sau 1-2 giờ, co giật toàn thân, ngừng hô hấp, liều gây chết trung gian MLD : 20 g/kg

Theo K. M. Wu (1926), độc tính của quả giun không lớn, dùng chế phẩm thô cho chó uống vói liều 26,6 g/kg ngoài triệu chứng gây nôn và nấc, không có biểu hiện ngộ độc gì nghiêm trọng. Các triệu chứng trên mất hẳn sau 10 giò, súc vật hổi phục trạng thái bình thường. Còn thành phần dầu béo của quả giun cho chó uống với liều 0,75 g/kg không gây nôn, nấc nhưng có biểu hiện bị tiêu chảy nhẹ.

Theo Ngô Vân Thuỵ (1956), dầu quả giun với liều 50 - 100 mg/kg thể trọng, cho chuột và thỏ uống, thấy súc vật chịu đựng được, không có biểu hiện ngộ độc. Phản ứng phụ thường xuất hiện là nấc, nôn mửa khi dùng quả giun.

Thực nghiệm lâm sàng:

Năm 1965, Vương Vĩnh Trường dùng quả giun điều trị cho 116 người bị nhiễm giun đũa, đạt kết quả 68,9%. Liều dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi là 10g, trên 13 tuổi là 20g. Dùng quả giun sao giòn uống một lần vào buổi sáng, sau 3 giờ uống một liều thuốc tẩy Sulfat natri hoặc Sulfat magie. Về tác dụng phụ, có hiện tượng nấc, nôn mửa, táo bón, ở một số trường hợp. Ngoài ra, tác giả họ Quách dùng nhân quả giun điều trị bệnh giun dũa cho 142 trẻ em, trong dó có 8 trường hợp còn nhiễm giun kim. Liều dùng là cứ mỗi tuổi lg, tối đa không quá 16g, uống lúc đói, sau 3 giờ, uống thuốc tẩy. Kết quả điều trị khả quan, nhưng dùng một lần thuốc không thể làm sạch trứng giun trong phân.

Ngoài tác dụng tẩy giun đũa, quả giun còn có tác đụng vói giun kim. về phối hợp với các vị thuốc khác, năm 1956, Sử Bằng Đạt dùng quả giun sao giòn, dạng nước sắc và dạng phối hợp với hạt cau điều trị bệnh giun đũa cho học sinh từ 7 đến 12 tuổi. Liều dùng : mỗi tuổi 1 hạt quả giun sao giòn, 8 - lOg dạng thuốc sắc, hoặc ở dạng phối hợp với 8 - l0g quả giun, 4 - 5g hạt cau. Dạng phối hợp có tác dụng tốt nhất. Cũng năm 1956, Lưu Định Khâm dùng quả giun để sống điều trị bệnh giun đũa. Kết quả đạt 72,08% và sơ bộ nhận định rằng cùng một liều lượng tính theo cân nặng, tác dụng điều trị ở trẻ em cao hơn ở ngưừi lớn, trẻ em càng ít tuổi, tác dụng càng cao. Tác dụng phụ vẫn là nấc và nôn mửa. Năm 1957, Đoan Ngọc Thanh điểu tri cho 204 trường hợp bị bệnh giun đũa bằng quả giun với liều lượng trẻ em dưới 12 tuổi là 12 nhân (tương đương vói 5g), trên 12 tuổi : 20 nhân; quisqualat Ka với các liều 0,025, 0,05, 0,075, 0,10 và 0,125g; có so sánh với santonin liều 0,24g không phân biệt tuổi. Kết quả là quisqualat Ka có tác dụng tẩy giun rõ rệt, có thể coi là thành phần tẩy giun chủ yếu của quả giun với liều 0,125g tỷ lệ ra giun đạt 82%, xấp xỉ với 90% tác dụng của santonin.

Nhân quả giun dùng tươi hoặc sao vàng đều có tác dụng như nhau, còn về tác dụng phụ thì quisqualat Ka và nhân quả giun đều gây nấc, nhân quả giun gây nấc nhiều hơn.

Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Thị Kim và cộng sự (Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng) đã dùng quả giun điều trị cho 300 người nhiễm giun đũa. Kết quả ra giun chỉ đạt 19,67%, xét nghiệm phân sau điều trị thấy 98% trường hợp còn trứng giun. Để khắc phục tác dụng phụ trên lâm sàng, năm 1958 dựa theo kinh nghiệm nhân dân, Đỗ Tất Lợi và cộng sự đã đem quả giun cắt bỏ đầu và bóc hết màng vỏ lụa, rồi cho bệnh nhân ăn sống hoặc sắc nước uống nhưng vẫn thấy nấc. Năm 1955, Khang Sĩ Huỳnh đùng quả giun nghiền thành bột cho trẻ bị nhiễm giun kim uống với liều dùng bằng số tuổi + lg, mỗi ngày chia 2 lần uống, trong 3 ngày liên tiếp. Kết quả giun kim đều chết và bị bài tiết ra ngoài theo phân.

Tính vị, công năng

Quả giun có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng trục trùng, tiêu tích, kiện tỳ, trị chứng cam của trẻ em.

Công dụng

Quả giun được dùng làm thuốc tẩy giun nhất là giun đũa, giun kim dưới dạng bột quả sao vàng hoăc sắc nước uống. Liều dùng trẻ em 5g, người lớn 10 20g. Dùng riêng hoặc phối hợp với hạt cau. Trẻ em ờ miền núi thường hái quả tươi lấy nhân ăn sống cũng thấy ra giun. Quả giun còn là thuốc bổ cho trẻ em xanh xao gầy còm, đau bụng giun. Lấy 10g nhân quả, 30g thóc đa nẩy mầm, 20g hạt sen, sấy khô tán bột, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Có người dùng rễ quả giun thay thế cho nhân quả và thấy không bị nấc. Cách làm như sau : rễ thu hái quanh năm, đào về rửa sach, thái nhò phơi hoặc sấy khô. Khi dùng lấy rễ quả giun (20g) hat ý dĩ (30g) sắc với 400 ml nước còn 100 ml, hoặc tán nhỏ rây bột mịn, uống trong ngày, vừa có tác dung tẩv giun vừa là thuốc bồi dưỡng cho trẻ em gầy yếu.

Theo sách cổ Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng rễ quả giun rửa sạch thái nhỏ, lấy khoảng một bát cho vào lọ sành, đổ rượu cho ngập dược liệu. Đậy nút kín, ngoài trát bùn, đặt lọ vào một hố sâu ngang cổ lọ, đổ trấu xung quanh, đốt lửa cho cháy hết trấu. Làm như vậy nhiều lần. Sau đó lấy lọ lên, rồi chôn xuống đất để trừ hỏa độc. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một chén, chữa tê bại chân tay, sưng khớp gối. Ngoài ra, nước sắc quả giun ngậm chữa đau nhức răng.

Ở Philippin, quả giun được đùng làm thuốc chữa ho, viêm thận. Ở Papua New Guinea, quả giun dùng đề ăn hàng ngày làm thuốc tránh thai.

Bài thuốc có quả giun

1. Chữa trẻ em cam tích, gầy yếu, vàng vọt, bụng ỏng: Quả giun 5g, đảng sâm 10g, bạch truật (sao) 10g, cam thảo 5g. sắc nước uống.

2. Chữa trẻ em tích trùng, đau bụng, tiêu hóa kém, gầy còm: Thần khúc, hoàng liên mỗi vị 300g; nhục đậu khấu, quả giun, mạch nha mỗi vị 150g; binh lang 20 hạt; mộc hương 60g. Tán bột trộn với mật lợn chế thành hoàn to bằng hạt ngô. Ngày dùng 30 hoàn

3. Chữa đau nhức răng: Quả giun (10 nhân) đập nát, thêm một bát nước, đun sôi 15 phút. Ngày ngậm nhiều lẩn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC