Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rắn

10:05 23/05/2017

Rắn có tên khác: Rắn cạn, rắn đất.

Tên nước ngoài: Snake (Anh), serpent (Pháp).

Nhóm bò sát (động vật có máu lạnh) có đặc điểm chung như thân dài có vảy nhỏ, bụng có vảy lớn, không có chân, di chuyển bằng cách trườn bụng. Miệng có xương hàm trên, xương hàm dưới, xương cánh, xương ngang, đều có khớp đóng và dây chằng rất đàn hồi làm cho rắn có thể há rất to, dễ dàng nuốt mồi lớn, lưỡi chẻ đôi.

Có loại độc và loại không độc. Rắn có nhiều loài, nhưng chỉ một số loài được dùng phổ biến lầm thuốc chữa bệnh như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia và rắn ráo.

Mô tả

1. Rắn hổ mang- Naja naja L. thuộc họ Rắn hổ (Elapidae), tên khác là rắn mang bành, rắn hổ lửa, rắn đeo kính, rắn hổ đất, rắn hổ trâu, ngù háu tha (Tày), ngù hố (Thái), nhãn kính xà. Thân dài khoảng 2 m, có tiết diện tam giác. Đầu không phân biệt với cổ, khi bị tấn công hoặc kích thích, rắn ngẩng cao đầu khỏi mặt đất, cổ bạnh to ra và hiện rõ một nửa vòng tròn hoặc hai vòng tròn màu trắng. Lưng có màu xám đen hoặc nâu đen, bụng trắng nhạt hằn lên những vạch ngang. Đôi khi rắn có màu trắng hoàn toàn (bạch xà) do bị biến dị loạn sắc. Rắn có nọc độc.

Còn có loài rắn hổ mang chúa hay nhãn kính vương xà (Naja hannah Bourret), thân dài 3 - 4 m, cũng được sử dụng.

2. Rắn cạp nong - Bungarus fasciatus Schneider, thuộc họ Rắn hổ (Elapidae), tên khác là rắn mai gầm, rắn khoanh đen vàng, kim xà, ngù khớp đông (Tày), ngù tăm tàn (Thái). Thân dài 1,5 - 1,8 m, có tiết diện tam giác và những khoanh đen và vàng xếp xen kẽ, to gần bằng nhau, bụng sáng bóng. Rắn có nọc độc.

3. Rắn cạp nia - Bungarus candidus L., thuộc họ Rắn hổ (Elapidae), tên khác là rắn khoanh đen trắng, rắn mai gầm bạc, bạch hoa xà. Thân dài 1 - 1,3 m, có tiết diện tam giác, những khoanh đen to và khoanh trắng hẹp, bụng màu trắng. Rắn có nọc độc.

4. Rắn ráo - Ptyas korros Schlegel, thuộc họ Rắn nước (Colubridae), tên khác là hổ chuối, hoàng tiêu xà, ngù tinh (Tày), ngù xinh (Thái). Thân có thể dài đến 2 m, màu nâu xám hay lục xám, bụng nhạt hơn hoặc có màu trắng ngà. Rắn không có nọc độc.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, rắn có khoảng gần 3000 loài sống trên cạn, dưới nước và ở biển, gồm rắn độc và rắn không độc, đa dạng nhất ở những vùng nhiệt đới. Riêng 4 loài rắn hổ mang, cạp nong , cạp nia và rắn ráo là đặc sản của các nước châu Á.

Ở Việt Nam, rắn phân bố ở khắp nơi từ vùng rừng núi đến trung du, đồng bằng với số lượng 140 loài, trong dó có 32 loài có nọc độc. Thường gặp trong rừng thưa, hang hốc, bò bụi, gò đống, vườn tược; riêng rắn cạp nia ưa sống ở lùm bụi gần bờ nước, rắn cạp nong ở hang ẩm, rắn hổ mang ở nơi khô sạch, và rắn ráo lại ở gần nhà dân. Rắn là loài máu lạnh, cũng ẩn mình trong hang để ngủ trong mùa đông. Rắn ăn chuột, ếch nhái, thằn lằn, chim, trứng chim và các loại rắn khác.

Rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia thường hoạt động về đêm, cắn người rất nguy hiểm vì có nọc rất độc, riêng rắn ráo là một loài lành, hoạt động ban ngày. Rắn ghép đôi vào tháng 4, giao phối (tháng 5) và đẻ trứng (tháng 6). Trứng rắn có vỏ dai.

Từ lâu, việc bắt rắn và nuôi rắn dã trở thành một nghề ở nhiều nước trên thế giới. Tại Braxin, Liên Xô trước đây, Thái Lan, có những trại nuôi rắn theo quy mô công nghiệp để lấy nọc. Ở Việt Nam, cũng có một số địa phương làm nghề này như làng Vĩnh Sơn (Vĩnh Phú), làng Bún (Hà Tây), làng Đồng Tâm (Tiền Giang), nhất là làng Lệ Mật (Gia Lâm) được coi là đất tổ với truyền thống 900 năm, một trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc. Hầu như gia đình nào ở đây cũng xây từ 10 đến 15 bể nuôi rắn. Những người bắt rắn chuyên nghiệp còn có kinh nghiệm phân biệt các loại rắn dựa trên nơi ở, màu phân, xác rắn lột để bắt, tính năng tác dụng của từng loại rắn độc trong việc chữa bệnh và rất thông thạo những cây thuốc giải được nọc độc mỗi khi bị chúng cắn.

Bộ phận dùng và thành phẩn hoá học

Rắn cung cấp nhiều sản phẩm làm thuốc:

- Thịt rắn (xà nhục) chứa protid, nhiều acid amin, trong đó có nhũng loại cần thiết cho cơ thể như leucin, lysin, arginin, valin; chất mỡ và chất saponozid (theo tài liệu nước ngoài).

- Mật rắn (xà đởm) chứa Cholesterin, các acid palmitic, stearic, cholic... như mật của nhiều động vật khác.

- Xác rắn lột (xà thoát) có oxyd titan và oxyd kẽm. Đó là những màng da mỏng hơi trong, nổi rõ lớp vảy, thường bị ép bẹp nhăn nhúm, có khi bị rách. Mặt trên màu xám bạc óng ánh, có vảy mỏng, mặt dưới màu trắng ngà hoặc hơi vàng. Thể nhẹ, chất hơi dẻo, trơn nhẵn, dễ rách, bóp nhẹ có tiếng lạo sạo. Dùng sống hoặc phun rượu cho ướt đều, ủ cho ngấm, rồi sao nhẹ cho khô.

- Nọc rắn chứa chất độc thuộc loại zootoxin, protein, albumin, chất kẽm có hàm lượng cao, Ca, Mg, enzym. Cobratoxin là chất độc trong nọc rắn hổ mang.

Cách lấy nọc rắn: Bắt rắn, mở rộng miệng cho cắn vào một đĩa petri đã sát khuẩn, đổng thời bóp mạnh vào tuyến độc ở hàm trên của rắn, nọc sẽ chảy ra dưới dạng giọt. Khi mới lấy, nọc rắn là chất lỏng trong suốt. Sau khi làm khô, nọc rắn từ 50 đến 70 % nước và trở thành một khối lổn nhổn có màu vàng, có thể tán thành bột. Nọc rắn khô vẫn giữ được những tính chất, tác đụng của nọc rắn tươi.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc. Mật rắn có vị ngọt, cay và đặc biệt không đắng, có tác dụng giảm ho, giảm đau. Xác rắn lột có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, vào kinh can, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc. Nọc rắn có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Công dụng

Rắn là một động vật quý, nhất là rắn độc, được dùng từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Rắn độc cắn chết người, nhưng chất độc chỉ tập trung ở nọc của rắn, còn các bộ phận khác lại lành như thịt, mật, xác rắn lột.

- Thịt rắn chữa bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay nhức mỏi, kinh phong, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc. Lấy một bộ 3 con rắn gồm hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo. cắt bỏ đầu, đuôi, mổ bụng, bỏ ruột (có ngưòi còn lột da), lau khô bằng giấy bản (không rửa nước vì sợ có mùi tanh), lói chặt thành từng khúc, tẩm rượu gừng, nướng cho vàng thơm. Giã nhỏ, ngâm rượu theo tỷ lệ một phần thịt rắn với 3 phần rượu 40°c, trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt.

Có nơi, người ta còn chôn cả bình rượu rắn xuống đất để hàng năm mới dùng. Mỗi ngày uống 20 ml sau bữa ăn chiều. Có thể ngâm thịt rắn với các vị thuốc có nguồn gốc thực vật như ngũ gia bì, hà thủ ô, kê huyết đằng, thiên niên kiện (tác dụng bổ, mạnh gân xương), hồi hoặc quế (làm thơm và thêm nóng) để có rượu tam xà, một môn thuốc của làng Vĩnh Sơn (Vĩnh Phú). Có khi còn ngâm 3 loại rắn với hải sâm để tăng cường sinh lực như " Rượu Tam xà - Hải sâm " của Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật công nghệ quốc gia. Để giản đơn và tăng phần hấp đẫn, người ta thường để nguyên cả 3 con rắn (đã bỏ nọc độc) ngâm rượu trong thời gian dài mà uống. Có người lại dùng 5 con rắn là hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa ngâm với một con chim bìm bịp thành rượu ngũ xà.

Rượu rắn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Thịt rắn băm với lá lốt, mùi tàu và xương sông rồi nướng là món ăn - vị thuốc chuyên trị phong thấp. Theo tài liệu nước ngoài, các vận động viên trong đội tuyển hockey nữ của Hàn Quốc được bồi dưỡng thường xuyên cháo thịt rắn để làm mạnh gân xương, tăng sức dẻo dai trong thời gian luyện tập.

Ở Trung Quốc, thịt rắn nước và thịt cóc nấu cháo ăn chữa mẩn ngứa.

Chú ý: Người có máu nóng, huyết hư phong nhiệt, đơn sưng, trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng thịt rắn.

- Mật rắn chữa ho, đau bụng, đau lưng, nhức đầu kinh niên. Ngày dùng 1 - 2 cái còn nguyên túi vừa lấy khỏi mình rắn, rồi nuốt chửng hoặc pha với ít rượu mà uống. Muốn bảo quản mật được lâu, có thể để nguyên túi phơi hoặc sấy khô hoặc lấy nước mật ngâm với rượu. Những người bắt rắn cho rằng mật rắn có giá trị gấp hai lần thịt rắn. Thuốc " Tam xà đởm trần bì " (một loại thuốc cổ điển của y học phương đông) gồm mật của 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hoặc cạp nia và rắn ráo, phối hợp với trần bì và nhiều vị thuốc khác dùng chữa ho, đau bụng, tiêu chảy rất hiệu nghiệm.

Để chữa viêm đa khớp với triệu chứng đau nhức sưng đỏ ở các khớp xương, đau nhiều về mùa rét, khi đau có sốt nhẹ, có người dùng mật của 3 loại rắn nêu trên ngâm với rượu 20° vừa đủ 25 ml, uống trong một ngày chia 3 lần. Rượu ngâm mật rắn còn chữa được bệnh hen suyễn mạn tính.

- Xác rắn lột cho vào ống tre, đốt lấy khói xông vào cổ họng chữa viêm họng (Nam dược thần hiệu). Xác rắn lột cắt nhỏ, sao, tán bột, tẩm với rượu cho thành bánh, đắp chữa nhọt cứng sần không có mủ (Hải Thượng Lãn Ông). Xác rắn lột đốt thành tro, rắc chữa chốc mép; đắp vào rốn trẻ nhỏ chữa ướt rốn; trộn với mỡ trăn và phèn phi, bôi trị tổ đỉa (Kinh nghiệm dân gian).

Xác rắn lột phối hợp với một số dược liệu chữa đầu vú bị nứt nẻ ở phụ nữ, mụn nhọt theo cách làm sau : Xác rắn (100 g) đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn; củ ráy dại (100 g), nghệ vàng (100 g) để tươi, thái mỏng cho vào dầu vừng rán khô, sau bỏ bã. Trộn đều bột xác rắn với đầu các dược liệu. Bôi hàng ngày (Kinh nghiệm của cụ Nguyễn Như Khê ỏ Thái Nguyên). Đổng bào Thượng ở Tây Nguyên ỉại dùng xác rắn lột nấu uống chữa da bị khô, ngứa ngáy, hay bong vảy.

Chú ỷ: Phụ nữ có thai không dùng xác rắn lột.

- Nọc rắn chỉ được dùng trong y học hiện đại chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh dưới dạng bôi ngoài như Vipratox của Đức, Viprosalum của Liên Xô trước dây. Xí nghiệp dược phẩm số 24 ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng pha chế biệt dược Najatox gồm nọc rắn hổ mang, salicylat metyl, tinh dầu khuynh điệp, camphor và vaselin dùng chống viêm và giảm dau dưới dạng xoa bóp. Dùng ngoài, không được bôi thuốc có nọc rắn lên những vết da trầy xước, bị rách và những vết thương lở loét.

Nọc rắn đã được nghiên cứu để chế thuốc tiêm nhằm kéo dài tác dụng giảm đau, nhất là đau do ung thư như biệt dược Viperalgin của Tiệp Khắc trước đây (tiêm bắp hay tiêm dưới da). Cần chú ý không dùng cồn iod để sát trùng khi tiêm vì dung dịch này phá huỷ tác dụng của nọc rắn. Nọc rắn sấy khô vẫn giữ được những hoạt chất tác dụng, nhưng khi pha loãng với nước, lại không để được lâu. Nọc rắn rất độc, nhất là nọc rắn lục, rắn hổ mang, hổ mang chúa. Nó có hoạt tính sinh học rất mạnh, có thể phá huỷ các tế bào thần kinh, tế bào máu, làm đông máu và tắc các mao mạch hoặc xuất huyết nội tạng. Ngưòi ta đã nghiên cứu thấy mỗi loài rắn độc đều có nọc độc với tác động sinh học khác nhau.

Nọc rắn hổ mang, hổ chúa có tác động chủ yếu đến hệ thần kinh làm cho ngưòi bị nạn không thấy đau ở vết thương, nhưng mệt mỏi, tê bại, khó thở, nôn mửa, tim đập nhanh, hôn mê rồi chết. Nọc rắn lục lại tác động đến hộ tuần hoàn làm vết thương sưng tấy, bầm tím, đau nhức; người bị nạn thấy chóng mặt, khát nước, thấy buồn nôn, rét lạnh toát mồ hôi rồi chết.

Trong dân gian, khi bị rắn cắn, người ta xử trí bằng cách buộc chặt phía trên vết cắn để máu khỏi đưa chất độc về tim. Dùng dao sắc dã khử trùng rạch rộng miệng vết rắn cắn, nặn mạnh hoặc dùng ống giác hút hết máu độc. Rửa sạch và sát khuẩn vết thương, rồi dùng thuốc chữa như sau: Lấy một trong những dược liệu dễ kiếm như hạt chanh, lá bổ cu vẽ, lá trầu không, rễ cà gai leo, rễ cỏ gừng... với liều lượng một nắm, nhai nuốt nước, bã đắp. Nếu người bị rắn cắn không nhai được, đem dược liệu giã nhỏ, thêm nước, gạn cho uống. Hoặc lấy dây bông xanh (50 g), lá vông vang ( 50 g), hạt quả hồng bì ( 20 g), tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước, xoa bóp từ trên xuống đến vết cắn, lấy bã đắp vào vết thương rồi băng lại. Ngày 2 lẩn. Nếu dùng dược liệu khô thì tán nhỏ, rây thành bột mịn, hoà với nước cho xâm xấp rồi đắp. Để chủ động phòng và trị kịp thời, người ta đã chuẩn bị hai phương thuốc mang theo mình khi đi rừng hoặc làm việc ở những nơi thường có rắn độc:

- Thuốc đuổi rắn : Lấy 10 củ hành nén giã nhỏ với 5 g hoàng hùng hoặc 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, deo bên mình. Mùi dược liệu bốc ra sẽ làm rắn phải tránh xa.

- Thuốc cấp cứa : Rượu hội (một phương thuốc cổ truyền chuyên trị rắn cắn) gổm hà thủ ô đỏ (10 g), quế chi (10 g), bối mẫu (10 g), bạch chỉ (6 g), bán hạ chế (6 g), bạch đậụ (6 g), hùng hoàng (5 g), xuyên sơn giáp (5 g), ngũ linh chi (5 g). Tất cả giã nhỏ, ngâm với nửa lít cồn 90° và một lít nước cất. Khi dùng uống 5 - 10 ml trong một ngày. Máu rắn (xà huyết) cũng được nhân dân làng Lệ Mật (Gia Lâm) dùng pha rượu để tăng sức lao động, chống mỏi mệt sau những giờ làm việc vất vả.

Theo tài liệu nước ngoài, một người Mỹ tên là Bill Haast cứ hàng tuần lại tiêm vào cơ thể mình những liều nọc rắn tăng dần và đã tạo ra những kháng thể mạnh trong cơ thể khiến cho máu được dùng như một loại thuốc giải độc đối với nọc rắn. Từ đó, ông không bị đau ốm, mắc bệnh vì cho rằng cơ thể của mình đã được miễn dịch với nọc rắn và có khả năng ngăn ngừa, chống đỡ với bệnh tật. Ở Trung Quốc, người ta dùng rắn để chữa bệnh dưới dạng thức ăn, vị thuốc như sau :

1. Chữa viêm khớp do thấp, bán thân bất toại: Thit rắn (250 g) ninh nhừ với rễ cây 410 tiêu (40 - 60g), để nguội, hoà vào một ít mật rắn, ăn trong ngày.

2. Chữa xuất huyết dưới da: Thịt rắn nấu với thịt mèo (số lượng không hạn chế), ăn trong ngày.

3. Chữa đau lưng mạn tính: Thịt rắn (200 g) nấu hoặc xào với hoàng kỳ (50 g) và gừng tươi (3 lát). Ăn nóng.

4. Chữa trúng phong: Rắn hổ mang (1 con), khương hoạt, ngũ gia bì, phòng phong (mỗi thứ 25 g), đương quy (30 g), tần giao (30 g), thiên ma (20 g), ngâm với 2500 ml rượu 50° trong 3 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 g.

Ghi chú: Rắn hổ mang và rắn cạp nong sống là mặt hàng xuất khẩu. Ba loại rắn hổ mang, cạp nong và rắn ráo có số lượng giảm sút trầm trọng do bị săn bắt triệt để, nên đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC