Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Cao

08:05 13/05/2017

Thanh Cao có tên khác :Thảo cao.

Tên Nước Ngoài: Sweet wormwood (Anh).

Họ :Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm hay hai năm, cao 0,5 - 1,5 m. Thân phân nhiều cành mảnh, nhẩn. Lá mọc so le, 2 - 3 lần chia hình lông chim, phiến lá men sát vào gân, đầu nhọn hoắt.

Cụm hoa dạng đầu hình bán cầu, dường kính 6mm. có cuống ngắn, xếp san sát trên cành thành chuôi dai, trông xa giống như những chùm quả nhỏ; các lá bac to dần từ ngoài vào trong; đầu gồm hoa lưỡng tính ở giữa với số lượng nhiều hơn hoa cái; không có mào lông; tràng hoa lưỡng tính có 5 thùy, nhị 5; tràng hoa cái thành ống dài đều, bầu nhẵn. Quả hình trứng ngược, nhẵn. Toàn cây có tinh dầu thơm hắc. Mùa hoa: tháng 4-5; mùa quả: tháng 6-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Artemisia L. có khoảng 200 loài, có tài liệu còn ước tính đến 400 loài (PROSEA - Med. & pois. pl., 12 (1): 139). Tất cả là cây thảo, phân bố khắp các vùng ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới Bắc bán cầu. Khu vực Tây - Nam Á được coi là nơi có số loài nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, có 12 loài trong đó có cây thach cao. Loài này còn được ghi nhận ở phía nam Trung Quốc.

Thanh cao đã được Viện Dược liệu thu mẫu từ năm 1965 ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), sau đó là huyện Hoàng Long (Ninh Bình) và Tuyên Quang. Cây ưa ẩm, ưa sáng thường mọc ở bãi sông (sông Hoàng Long), ruộng ngô, bờ kênh mương và bờ cao (ruộng lúa nước). Hàng năm, cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 3. Cây sinh trưởng nhanh trong vụ xuân - hè và tàn lụi vào tháng 7.

Thanh cao ra hoa quả nhiều, hạt phát tán gần, nên cây thưòng mọc thành đám dày. Cây trồng được bằng hạt vào mùa xuân.

Bộ phận dùng

Cả cây, thu hái lúc có hoa, quả, loại bỏ rễ và tạp chất, rồi phơi hoặc sấv khô.

Tính vị, công năng

Thanh cao có vị đắng, nhạt, hơi thơm, tính hàn, vào kinh can và đởm, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiệt ngược, trừ lao nhiệt, khu phong. Dùng sống thì thanh nhiệt, hạ sốt mạnh; sao cũng thanh nhiệt, nhưng kém hơn. Nếu chế với máu ba ba thì tư âm, thoái nhiệt. Công dụng Thanh cao được dùng chữa bệnh ra mồ hôi trộm, hâm hấp sốt lâu ngày mồ hôi không thoát ra được, sốt rét, đái ra máu, chảy máu mũi, vàng da, phong thấp, nhức mỏi cơ thể, suy nhược thần kinh. Ngày 6 - 20 g sắc uống. Dùng ngoài để sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa, côn trùng đốt. Ở một số nơi, đôi khi nhân dân hái cây non luộc ăn, coi như một thứ rau lành và bổ.

Bài thuốc có thanh cao

1. Chữa cảm sốt, cảm cúm về mùa hè: Thanh cao tươi 20 g giã nát, hòa vào một chén nước nóng, gạn uống, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu có rét thêm 3 lát gừng tươi.

2. Chữa hư lao, mồ hôi trộm, sốt hâm hấp lâu ngày, miệng khô khát: Thanh cao 20 g, mạch môn 15 g, đảng sâm 12 g, sinh địa 15 g, gạo sống 15 g, nước 800 ml. sắc còn 300 ml chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền). Có thể dùng 3 vị thanh cao, mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 20 g, sắc uống.

3. Chữa sốt rét cơn: Thanh cao tươi một nắm (40 g), giã nát, vắt lấy nước uống. Nếu rét trước và rét nhiều, dùng thanh cao 20 g, quế tâm 8 g, sắc uống.

4. Chữa mệt mỏi, kém ăn: Lá thanh cao (một phần) nước (3 phần), sắc rồi cô đặc trộn với tá dược làm viên bằng hạt ngô. Trước khi đi ngủ hoặc lúc đói uống 10-20 viên. Có thể chiêu thuốc với rượu.

5. Chữa ong đốt: Thanh cao tươi 20 g, nhai, rồi đắp bã vào vết cắn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC