Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bánh Hỏi

15:05 18/05/2017

Bánh Hỏi có tên đồng nghĩa: Tabernaemontana coronaria (L.) R.Br.

Tên khác: Hoa ngọc bút, lài trâu.

Tên nước ngoài: East indian rose - bay, wax - flower plant, nero's Crown, Ceylon jasmine (Anh); tabernémontane (Pháp).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô Tả

Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Lá mọc đối, hình bầu dục thuôn, gốc gần tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, gân nổi rõ.

Hoa màu trắng, thơm, mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, đài có 5 răng, xẻ đến nửa chiều dài; tràng 5 cánh, có ống dài, hơi phình ở họng; nhị 5 đính ở chỗ phình của ống tràng; bầu có 2 lá nhẵn.

Quả đại, dài, hạt có áo, màu đỏ.

Mùa hoa quả: tháng 5-9.

Bánh Hỏi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố sinh thái

Ervatamia (A. DC.) Stapf, gồm một số đại diện được xếp trong tông (section) Ervatamia, thuộc chi Tabernaemontana, do Linné xác định từ năm 1753. Gần đây nhiều tác giả khi nghiên cứu họ Apocynaceae đều gộp chi Ervatamia (A. DC.) Stapf, vào chi Tabernaemontana L. (Brummitt, 1992; L. s. L. Chua & S. F. A. J. Horsten, 2001).

Hiện nay tổng số loài thuộc chi này trên thế giới là 99, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, trong đó ở châu Mỹ có 44 loài; châu Á gần 40 loài; châu Phi 18 loài; Madagascar 15 loài. Trong số gần 40 loài đã biết ở châu Á, có 10 loài được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á. Chi Tabernaemontana L.

ở Việt Nam có 32 loài, trong đó 5 loài là cây thuốc, có loài còn được trồng làm cảnh. Cây bánh hỏi có nguồn gốc ở vùng Đông và Bắc Ân Độ, về sau được nhân trồng ra khắp nơi để làm cảnh vì hoa đẹp, có mùi thơm. Vùng phân bố của bánh hỏi bao gồm Ân Độ, Bangladesh, Butan, Nepal, Mianma, Thái Lan, Lào, phía nam Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, bánh hỏi được trồng rải rác khắp các địa phương, đặc biệt Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Cây ưa ẩm, sáng và có thể hơi chịu bóng, thường được trồng ở đình, chùa, công viên hay vườn của các gia đình. Các tỉnh phía bắc, có những cây bánh hỏi lâu năm, được tạo dáng rất đặc biệt. Cây ra hoa nhiều hàng năm, những cây trồng ở miền Bắc ít thấy quả. Có thể trồng được bằng cành, ở các nước khác vùng Đông Nam Á, ngưòi ta lại trồng bánh hỏi chủ yếu từ hạt. Bánh hỏi ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè.

Ở Ấn Độ, cây mọc tự nhiên ở những rừng thưa, rừng cây bụi ở độ cao đến 1400 m. Song ở Việt Nam, cây không trồng được ở vùng núi cao lạnh (1500m) như SaPa, do có mùa đông lạnh kéo dài.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, hoa và nhựa

Thành phần hóa học

Rễ và thân rễ cây bánh hỏi chứa alcaloid tabernaemontanin coronarin, coronaridin, janetin, tetrahydrooli vadima voaphylin và hydroxyindolenin. Vỏ chứa triterpen, a - amyrin, lupeol và p - sitosterol. Trong bánh hỏi còn có các chất có tác dụng sinh học khác như aparicin, ibogain, iboganin, voacamin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên vi khuẩn, virus: Cao ethanol của vỏ rễ, vỏ thân cây bánh hỏi có tác dụng ức chế mạnh trên vi khuẩn gram âm và gram dương. Đã xác định được hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn là apparicin. Apparicin cũng có tác dụng trên vứus bại liệt Polio III.

2. Tác dụng diệt côn trùng: Cao ether và cao ethanol vỏ thân, vỏ rễ bánh hỏi với nồng độ 1,5% có tác dụng diệt côn trùng và diệt trứng của một loại rệp hại bông Dysdercus koenigii. Tác dụng mạnh hơn so với cao chiết từ vỏ thân cây xoan Azadirachta indica A. Juss.

3. Tác dụng giảm bạch cầu: Cao chiết thô từ hạt, rễ, vỏ thân bánh hỏi có tác dụng ức chế hoạt động tủy xương, gây ra giảm bạch cầu tạm thời ở động vật thí nghiệm. Chất apparicin có tác dụng ức chế sự tăng sinh bạch cầu trong thí nghiệm trên leukaemia p - 388.

4. Tác dụng trên hệ thần kinh và hô hấp: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, coronaridin có tác dụng giảm đau, nhưng cao chiết từ hoa lại không có tác dụng. Cao ethanol chiết từ rễ, thân, lá, hoa có tác dụng an thần, ức chế hô hấp, làm giảm trương lực cơ xương. Ibogain cũng giống iboganin có tác dụng chống co giật yếu, nhưng có ý nghĩa thống kê. Dùng liều cao có tác dụng gây ảo giác giống như cocain.

5. Tác dụng trên hệ tim mạch: Khi tiêm tĩnh mạch ibogain hoặc iboganin cho chuột lang đã gây mê, nhịp tim chuột chậm lại. Tác dụng làm chậm nhịp tim vẫn xảy ra khi cắt giây thần kinh phế vị hoặc khi dùng atropin. Điều này chứng tỏ thuốc làm giảm nhịp tim không phải do thuốc tác động trên hệ phó giao cảm. Voacamin dưới dạng sulfat có tác dụng tương tự như một glycosid tim, vì vậy có thể dùng để điều trị suy tim. Ibogain và iboganin có tác dụng gây hạ huyết áp thoáng qua.

Phân đoạn alcaloid phân lập từ dịch chiết cành và lá bánh hỏi khô có tác dụng hạ huyết áp ở chuột cống trắng là do sự can thiệp của hệ giao cảm. Bình thường xoang động mạch cảnh là một trung tâm điều hòa huyết áp. Khi xoang động mạch cảnh cảm nhận được huyết áp hạ, sẽ có đáp ứng phản xạ làm tăng nhịp tim và co mạch để nâng huyết áp lên, cũng như khi dùng norepinephrin. Nhưng nếu đùng alcaloiđ bánh hỏi sẽ làm mất đáp ứng phản xạ íchi kẹp cả 2 bên động mạch cảnh (làm giảm huyết áp tác động lên xoang động mạch cảnh) và ức chế tác dụng làm tăng huyết áp của norepinephrin.

6. Tác dụng trên hệ sinh dục nữ: Coronaridin có tác dụng kiểu estrogen và ức chế một phần đáp ứng làm tăng co bóp tử cung do oxytocin. Phân đoạn alcaloid chiết từ cành và lá bánh hỏi khô có tác dụng làm giãn cơ tử cung in vivo và in vitro.

7. Tác dụng trên hệ miễn dịch: Cao thô chiết bằng methanol cành và lá bánh hỏi ức chế sự tăng sinh tế bào do IL - 1 p và IL - 6 hoạt hóa, với nồng độ ức chế trung bình ID50 = 50,0 ±2,1 ng/ml. Cao bánh hỏi cũng làm giảm sự sản xuất IL - 1 p và sự sản xuất yếu tố hoại tử u TNF - a (tumor necrosis factor). Bánh hỏi không gây độc trực tiếp trên tế bào, vì trong nghiên cứu không thấy có tế bào chết. Người ta cho rằng bánh hỏi ức chế sự tăng sinh tế bào là do ảnh hưởng đến gen và sự sản xuất cytokin ở tế bào màng nâng cuộn mao mạch.

8. Độc tính: Dịch chiết bánh hỏi, khi dùng liều cao, sẽ làm chết động vật thí nghiệm, và nguyên nhân là liệt hô hấp. Rễ và thân độc hơn lá và hoa. Cao khô chiết từ lá bánh hỏi bằng cồn 50% tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng đã xác định được liều chết trung bình LD50 = 700 mg/kg.

Tính vị, công năng

Rễ, gỗ và lá bánh hỏi có vị cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, hạ huyết áp, tiêu thũng, chỉ thống. Nhựa mủ làm giảm sưng tấy.

Công dụng

Nước sắc hoặc rượu ngâm với liều 6 - 9g rễ, vỏ thân bánh hỏi dược dùng chữa cao huyết áp, sốt rét rừng, giun, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, ngộ độc, đau tại chỗ, đau mắt, đau răng. Lá và hoa chữa ho và cao huyết áp. Nhựa cây để tẩy giun và tẩm tên độc. Ghi chú: Các bộ phận của cây bánh hỏi đều có độc, dùng phải thận trọng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC