Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Hoàng tinh

11:05 11/05/2017

Hoàng Tinh Còn gọi là củ cây cơm nếp (Lào Cai) woòng sính, kim thị hoàng tinh, cứu hoang thảo, koesd ka sat pa (Mèo Xiêng Khoảng).

Tên khoa học Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl.

Thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati) là thân rễ phơi hay sấy khô hoặc chế biến rổi phơi hay sấy khô của cây cơm nếp hay cây 'hoàng tinh Polygonatum kingianum Coll. et Hemsl và các cây cùng chi khác loài như Polygonatum sibiricum Redoute, Polygonatum multiflorum L.v.v... đều thuộc họ Hành Alliaceae. Không nên nhẩm tên cây hoàng tinh này với cây hoàng tinh hay cây củ dong cho tinh bột vẫn thấy luộc bán ờ nhiều nơi. Cây này có tên khoa học Maranta arundinacea L. thuộc họ Dong Marantaceae. Người xưa cho rằng vì vị thuốc có màu vàng (hoàng = vàng) do tinh khí của đất sinh ra, cho nên có tên hoàng tinh.

A. Mô tả cây

Cây loại cỏ sống lâu năm, thân rẽ mọc ngang, có khi phân nhánh, mẫm lên thành củ màu vàng trắng, hơi dẹt nên có sẹo lõm là vết thân còn sót lại, đường kính vết thân có thể đạt tới 2cm. Chiều dài củ có thể tới 30-35cm, rộng tới 6-7cm và dày tới 2-3cm. Thân mọc đứng nhẩn bóng, cao 50-80cm. Lá không cuống mọc vòng trong 4-5 lá một. Phiến lá hình mác dài 7-12cm, rộng 5- 12 mm, đầu lá nhọn và quăn. Hoa mọc ờ kẽ lá rũ xuống; cuống hoa dàil,5-2cm, mỗi cuống mang hai hoa hình ống dài 8-15mm màu tím đỏ. Mùa hoa ờ Sapa (Lào Cai) vào tháng 3-4. Quả mọng, hình cầu đường kính 7-10mm, khi chín có màu tím đen

Hoàng tinh và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố thu hái và chế biến

Mọc hoang ở những nơi rừng ẩm, đất nhiều mùa trên các núi có lẫn đá xanh, ờ các tỉnh miền Bắc. Quanh thị ưấn Sapa có nhiều. Cho đến nay, ta vẫn dùng những cây mọc hoang, chưa ai chú ý trồng. Muốn trổng, đào lấy những mẩu thân rễ có ít nhất 2 đốt đem về ưồng ở nơi đất tốt và mát. Thường sau 5 năm mới thu hoạch. Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.

Có nhiều cách chế biến:

1. Đào củ (thân rễ) cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch, thêm nước vào, đun cạn đem ra phơi, lại cho vào nước đun cạn rồi lại đem ra phơi, làm như vậy cho đến khi củ mềm, mặt ngoài và trong có màu đen là được. Vị thuốc chế như vậy gọi là “thục hoàng tinh”. Do tên này nên có người nhầm thục hoàng tinh với thục địa, dùng và bán thay thục địa. Nếu không đun ăn rất ngứa (thục là nấu, hoàng là tinh nấu).

C.Thành phần hóa học

Chưa rõ hoạt chất là gì. Chỉ mới biết trong củ hoàng tinh có chất nhầy, tinh bột và đường. Dịch chiết bằng ête từ cù hoàng tinh cho với các thuốc thử ancaloit phản ứng dương tính.

D. Tác dụng dược lý

Năm 1927-1928, Mẫn Bình Kỳ đã nghiên cứu chế thuốc bằng hcnng tinh Polygonatum multiflorum cho thỏ uống thì thấy lượng huyết đường bắt đầu bình thường, sau đó tăng cao và cuối cùng lại hạ xuống. Hiện tượng lượng huyết đường tăng cao này không do chất đường có ữong hoàng tinh gây ra.

Lượng đường tăng theo tỷ lệ thuận với lượng hoàng tình cho uống. Đối với hiện tượng huyết đường do clohydrat adrenalin gây ra, tác dụng ức chế của hoàng tinh lại càng rõ rệt.

Mẫn Bình Kỳ còn dùng thuốc chế từ hoàng tinh tiêm vào tĩnh mạch thỏ, thì thấy tức thời huyết áp hạ xuống, tần số hô hấp lúc đầu tạm thời tăng lên, sau đó đần dần chậm lại và yếu đi. Liều lớn gây tê liệt trung khu hô hấp làm cho hô hấp ngừng lại mà chết.

E. Công dụng và liều dùng

Hoàng tinh là một vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân.

Theo sách cổ: “Hoàng tinh nhuận phổi sinh tân dịch, đầy tinh tủy, trị lao thương, làm thuốc bổ ngũ lao, mạnh gân cốt, ích tỳ vị”.

Trương Sơn Lôi (một thầy thuốc thời cổ) nói thêm “Công dụng của hoàng tinh cũng như thục địa chuyên bổ huyết, bổ âm, nuôi tì vị, những ngừơi nào đờm thấp, yếu dạ không nên ăn.” Ngày dùng 12-20g clưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.

Theo tài liệu cổ hoàng tinh có vị ngọt, tính bình vào 3 kinh tỳ, phế và vị. Có tác dụng bổ tì, nhuận phế, sinh tân. Dùng chữa tì vị hư nhược, phế hư sinh ho, tiêu khát. Người tì hư thấp thịnh, ăn không tiêu không dùng được. Có nơi người ta ăn thay gạo khi mất mùa do đó có tên là cứu hoang thảo (cây chống đói).

Đơn thuốc có hoàng tinh Đơn thuốc bổ dùng cho người yếu, ho, lao lực: Hoàng tinh 15g, ý dĩ lOg, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 ần uống trong ngày.

Những vị thuốc cùng tên.

1. Ngoài vị hoàng tinh lá nhỏ hẹp giới thiệu ở trên, tại Việt Nam và Trung Quốc còn dùng loại củ hoàng tinh hái ở những cây như Polygonatum multiflorum L., Polygonatum macropodium Turcz, Polygonatum filipes Merr. Những cây này nói chung chưa được nghiên cứu.

2. Cả hoàng tinh hay củ dong vẫn bán dưới hình thức luộc ở các chợ, ở các phố hoặc bán sống để về giã bột mang tên bột hoàng tinh, một loại a-rô-rút (Arrow root). Cây này có tên khoa học Maranta arundinacea. Trong củ (thân rễ) có chứa chừng 16% tinh bột là lượng tối đa sau 12 tháng trồng. Nếu để chậm không đào, lượng tinh bột sẽ giảm xuống 15% (sau 15 tháng), hoặc 10% sau 19-20 tháng. Củ bột hoàng tinh này không được dùng làm thuốc, mà chỉ làm thực phẩm hoặc dùng làm tá dược.

3. Một số loại hoàng tinh dễ nhầm với vị ngọc trúc giới thiệu sau đây.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC