Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ Mui

08:06 01/06/2017

Tridax procumbens L.

Tên khác: Sài đất già, sài lông, sài lan, thu thảo, cúc mai.

Tên nước ngoài: Mexican daisy, coat buttons (Anh).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, cao 0,3 - lm. Thân hình trụ, có nhiều lông. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 3,5 - 5 cm, rộng 1,5-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to nhọn, hai mặt có lông, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt; cuống lá dài khoảng 1 cm.

Cụm hoa mọc riêng lẻ ở ngọn thân thành đâu, có cuống rất dài, có thể đến 20 cm; lá bắc xếp thành 3 hàng; hoa màu trắng, hoa cải xếp ở vòng ngoài, hình lưỡi nhỏ, hoa lưỡng tính nhiều ở giữa, hình ống. Mào lông có 20 sợi, 10 dài, 10 ngắn. Tràng hoa cái có 2 thuỳ, tràng hoa lưỡng tính hình trụ, có 3 - 5 thuỳ, có lông nhỏ; nhị 5, bao phấn có tai ngắn; bầu thuôn có lông.

Quả bế có rất nhiều lông, các mào lông dài gấp 4 lần quả.

Phân bố, sinh thái

Chi Tridax L. ở Việt Nam mới chi biết 1 loài cỏ mui kể trên. Loài này vốn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, sau lan ra khắp các vùng nhiệt đới khác thuộc châu Á và cả ờ châu Phi.

Ở Việt Nam, cỏ mui phân bố rộng rãi khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp từ Bắc chí Nam; song vùng phân bố tập trung nhất là ở các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà và Tây Nguyên. Cây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất cát của vùng ven biển và có khả năng chịu hạn tốt.

Cỏ mui thường mọc thành đám nơi đất trống ở ven đồi, ven đường đi, nương rẫy cũ, bãi hoang ven biển. Ngoài ra, cây còn thấy mọc lên từ các kẽ đá dăm của đường xe lửa. Cây ra hoa nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và bằng cách đẻ nhánh. Vì thế, trong tự nhiên chúng thường mọc thành đám dày đặc. khó phân biệt từng cá thể.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Phần trên mặt đất cây cỏ mui chứa: protein carbohydrat, K.2O, CaO, P2O5, MgO, acid fmnaric tanin và ß - sitosterol [The Wealths of raw material of India, 1976].

Tác dụng dược lý

Trong thử nghiệm phần trên mặt đất của cỏ mui trên hoạt động của hệ thần kinh trung Ương, đã nhận xét thấy tác dụng làm giảm hoạt động vận động tự nhiên, hành vi thăm dò và nhiệt độ trực tràng; và làm tăng thời gian ngủ gâv bởi pentobarbital (Cifucntes C;M. et al., 2001).

Cao chiết methanol cỏ mui có hoạt tính kháng virus herpes in vitro trên tế bào Vero (Vcrmani K. et al., 2002).

Thuốc bôi dẻo bào chế từ cỏ mui có tác dụng làm mau lành vết thương thể hiện ở sự tăg mức hydroxyproiin ở nơi bị thương cao hơn, quá trình biểu mô hoá tiến triển nhanh hơn, và sự tăng lượng collagen cao hơn so với đối chứng (A/.i/. I et al., 2003).

Trong nghiên cứu về tác dụng điều hoà miễn dịch của phân đoạn không tan trong ethanol cùủ cao nước- cỏ mui, sau khi tiêm trong màng bụng chất này cho động vật thí nghiệm. đã nhận xét thấy sự tăng có ý nghĩa VC chi số thực bào. so lượng bạch cầu và tế bào tiết kháng thể lách. Sau đó, đã quan sát thấy tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch thể dịch thể hiện ở sự tăng độ chuẩn kháng thể gây ngưng kết hồng cầu.

Sự tăng lên của phản ứng mẫn cảm loại chậm là bằng chứng thuyết phục về tác dụng hoạt hoá hệ miễn dịch tế bào. Cũng đã nghiên cứu tác dụng bão vệ của cỏ mui đối với choáng phản vệ. Ngoài ra cũng đã khảo sát tác dụng cảm ứng sự tạo kháng thể đặc hiệu chống lại sự nhiễm biến độc tố bệnh uốn ván nhằm thăm dò khả năng sử dụng cỏ mui làm chất bổ trợ cùng với chương trình tiêm chủng lâm sàng để giảm số người không đáp ứng.Các kết quả nghiên cứu gợi ý phân đoạn không tan trong ethanol của cao nước cỏ mui có tác dụng trên cá thể miễn dịch thể dịch và hệ miễn dịch trung gian bởi tê bào, giúpvào sự tạo nên đáp ứng kháng thể tốt hơn chống lại kháng nguyên lâm sàng đặc hiệu (Tiwari u. et al.. 2004).

Cao chiết diclnromethan/metliauol (1:1) cây cỏ mui có hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét với nồng độ ức chế 50% ( IC 50) là 17ug/ml. Cao nước có hoạt tính này yếu hơn nhiều (Clarkson c. ct al„ 2004).

Đã nghiên cứu hoạt tính bảo vệ gan của phần trên mặt đất của cỏ mui đối với viêm gan gây bởi D - galactosamin/lipopolvsaccliarid (D - GalN/LPS) trên chuột cống trắng. Thương tổn gan gây bởi D - GalN/LPS được biểu hiện bởi sự tăng hoạt độ các enzim chỉ thị (aspartat transaminase, alanin transaminase. phosphatase kiềm. lactat dcliydroucnase và uamma - ulutamvl transferase) và nồng độ bilirubin trong huyết thanh, lipid cả trong huyết thanh và gan.

Điều trị trước chuột cống trắng; với phân đoạn không tan trong cloroform từ cao chiết etthanol cỏ mui làm đảo ngược các thông số đã bị thay đổi trở về trị số bình thường. Các kết quả xét nghiệm hóa sinh được bổ sung bởi kết quả xét nghiệm mô bệnh học các lát cắt gan cho thấy cỏ mui có thể có tác dụng bảo vệ làm giảm bớt tổn thương tế bào gan gây bởi D - GalN/LPS (Ravikumar et al., 2005).

Cao chiết ethanol phần trên mặt đất và phân đoạn không tan trong cloroform có tác dụng bảo vệ gan chuột cống trắng chống lại tác dụng độc của carbon tetraclorid và của thioacetamid, được chứng minh bởi các thông số hoá sinh (Saraf s. et al. 1992).

Cao chiết cỏ mui tiêm trong màng bụng cho thỏ có tác dụng làm giảm thời gian đông máu bình thường (Kinungo s. et al., 1992). Acid oleanolic thu được từ cỏ mui được thử nghiệm bằng phương pháp quang trắc phổ đã biểu hiện tác dụng ức chế alpha - glucosidase (Shaig Ai M. et al., 2002).

Tinh dầu phân lập từ cỏ mui có hoạt tính diệt côn trùng đối với ruồi, ấu trùng muỗi, Dysdercns similis và gián, và cũng có hoạt tính xua côn trùng mạnh trong thử nghiệm trên 3 loài kiến (Pathak A. K. et al., 1988). cỏ mui có tác dụng gây chết giống rệp ký sinh trên cây hồng hoa (Singh p. et al., 2005). Cao chiết ethyl acetat toàn cây và hoa cỏ mui được thử trên các loài vi khuẩn Mycobacterium, đã thể hiện hoạt tính ức chế các vi khuẩn này ở nồng độ lOmg/ml (Gautarp R. et ai., 2007).

Công dụng

Cỏ mui được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc sát trùng, chữa sưng tấy. Ở Campuchia, cây này được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị ho, đau thấp khớp. Ngày dùng 20 - 30g sắc nước uống [Võ Văn Chi, 1997: 344 - 345],

Ở An Độ, lá cỏ mui được dùng làm rau ăn cho người và thức ăn cho gia súc. Lá được dùng trị viêm phế quản, lỵ, tiêu chảy và để làm mọc tóc. Dich ép lá có tác dụng sát trùng, diệt côn trùng và ky sinh trùng. Cũng được dùng để cầm máu khi bị vết đứt và để trị vết thâm tím và vết thương. Cao chiết ether dầu hoả từ hoa độc đối với nhậy cắn vài và ấu trùng của gián. Phấn hoạ cỏ mui có thể gây dị ứng ở một số người [Chadha Y.R., vol.x, 1976: 292],

Ở Ấn Độ, cỏ mui còn được dùng trị bệnh về gan, vàng da, làm thuốc kháng nấm, trừ sâu bọ (Ravikumar et al., 2005), trị đa kinh, khí hư (Vidyasagar G.M. et al., 2007), trị bệnh phong (Gautam R. et al., 2007). Bột nhão từ lá cỏ mui cùng với lá của 2 loài cây khác và dầu thầu dầu dùng đắp ngoài để làm hết sưng (Ayyanar M. et al., 2005). Lá cỏ mui đốt thành tro, trộn với muối và dầu dừa làm thành bột nhão để trị bệnh nấm da (Jagtap S.D. et al., 2006).

Bột nhão từ cây cỏ mui dùng đắp trị vết đốt cùa ong và bọ cạp (Singh A.K. et al., 2002). Một sản phẩm thảo dược để gội đầu làm sạch tóc có thành phần chính là cỏ mui (Bhatnagar s. p. et ai., 2003).

Trong y học dân gian Nepal, cỏ mui được dùng trị sốt; mỗi lần uống khoảng 2 thìa cà phê dịch ép cây, ngày 2 lần. cỏ mui còn được dùng để trị nhiễm khuẩn huyết chảy máu ở gia súc, cách dùng ỉà trộn với thức ăn gia súc. Dịch ép cây đưọc nhỏ mắt để trị bệnh đục thể thuỷ tinh (Manandhar N.P., 1989; 1990; 1993). Ở Nepal, cỏ mui cũng được dùng để trị vết đứt, vết thương (Vernani K. et al., 2002).

Trong y học cổ truyền Uganda, người ta nhai lá tươi và nuốt nước để điều trị bệnh sốt rét và đau dạ dày (Hamill F.A. et ai., 2003). Nhân dân nông thôn vùng núi Himalaya dùng cỏ mui trị hen phế quản, lỵ, tiêu chảy. Dịch ép lá thường được dùng để diệt rệp ở giường đệm và để bảo vệ gỗ khỏi bị mối can. Nước sắc toàn cây đươc dùng trị chảy máu và vết thưong (Saxena B. R. et al., 2001).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC