Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Ba Kích

09:05 15/05/2017

Ba Kích có tên khác: Ba kích thiên, dây ruột gà, châu phóng xì, thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái), chày kiằng dòi (Dao).

Tên nước ngoài: Medicinal indian mulberry (Anh).

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Rễ hình trụ, mập, vặn vẹo. Thân non màu tím, có lông, sau nhắn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng, dài 6 - 14cm, rộng 2,5 - 6cm, cuống ngắn, lúc non có lông dày hơn ở mặt dưới, thường tập trung ở các gân và mép lá, màu xanh lục, sau già ít lông hơn và màu trắng mốc; lá kèm mỏng, ôm sát vào thân.

Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, dài 0,3 - l,5cm; hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng; đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều; tràng hàn liền ở phía dưới thành ống ngắn; nhị 4; bầu hạ.

Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ, mang đài tồn tại ở đỉnh.

Mùa hoa: tháng 5 - 6; mùa quả: tháng 7 - 10.

Cây dễ nhầm lẫn

- Do hình dáng của cây

1. Ba kich lông - Morinda cochinchinensis Lour,

2.mặt quỷ -Gây có rễ nhỏ, cứng. Thân, lá nhẵn. Hoa và quả tụ. Cây này rất dễ nhầm với loài ba kích quả tụ (Morỉnảa spj (xem Mặt quỷ).

3. Dày giang mủ - Zygostelma benthamì Baillon var. lineare Cost

- Asclepiadaceae. Dây leo. Rễ có vỏ mỏng và cứng, lõi gỗ to. Lá không có lá kèm, có nhựa mủ trắng. Quả thuôn dài. Năm 1980, rễ cây này đã được thu mua ở một địa phương miền núi Tây Bắc, vói tên "ba kích" và khối lượng là 2 tấn.

- Do tên gọi. Dây ruột gà còn chỉ một số cây khác:

1. Sam trắng - Bacopa monnieri (L.) Pennell. (Herpestis monnieri (L.) Rothm.)* Scrophulariaceae (xem Sam trắng).

2. Mộc thông

- Clematis chinensis Osbeck

- Ranunculaceae. Cây bụi. Lá kép gồm 5 lá chét có cuống dài. Hoa màu trắng mọc ở kẽ lá. Quả bế, hình trứng, dẹt, có vòi dài, nhiều lông. Mộc thông

- Clematis chinensis Osbeck

Ba kích và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Morinda L. có vài chục loài trên thế giới, gồm phần lớn là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Trong số 3 - 4 loài dây leo, ba kích là một cây thuốc quan trọng.

Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây ba kích, nhưng không đáng kể.

Cây còn phân bố ở tỉnh Quảng Tây, Vân Nam... của Trung Quốc. Ba kích là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn non. Trong tự nhiên thường thấy ba kích trong các kiểu rừng thứ sinh hoặc rừng xen tre nứa (ít). Độ cao phân bố phổ biến thưòng dưới 300m, trên các loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ và hơi chua. Đó cũng là một trong các lí do giải thích tại sao trồng ba kích ở vùng đồng bằng thấy khó khăn.

Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hè, ra hoa quả trong vụ hè thu, đến mùa đông nếu gặp sương muối nhiều, cây bị rụng lá. Trong điều kiện trồng trọt, cây có giá thể leo và được chiếu sáng đầy đủ sẽ ra hoa quả nhiều. Những cây giá thể leo bị đổ mặc dù có hoa nhiều nhưng lượng kết quả thấp. Cây ba kích mọc tự nhiên thường có ít hoa quả hơn cây trồng.

Ba kích có khả năng tái sinh cây chồi tốt, sau khi bị chặt phá nhiều lần. Ngoài ra bằng cách giâm cành và thân bánh tẻ, cũng tạo được những cây con. Ba kích là một cây thuốc quý, vừa có giá trị sử dụng trong nước vừa được xuất khẩu. Trước năm 1975, mỗi năm có thể thu mua được vài chục tấn. Việc khai thác qúa mức và rừng thưòng xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này trở lên hiếm.

Tuy nhiên, ba kích bước đầu đã được đưa vào trồng xen trong các mô hình vườn - trang trại ở trung du có kết quả.

Cách trồng

Tuy là cây thuốc khá độc đáo của Việt Nam, nhưng ba kích vẫn chưa được trồng trên diện rộng và nghiên cứu sâu về mặt trồng trọt. Những kết quả nghiên cứu bước đầu về mặt này có thể tóm tắt như sau: 

Ba kích có thể trồng trên đất nhiều mùn, tơi xốp, hơi chua ở các vùng núi thấp và trung du, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 đến 23°c. Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành giâm. Khi quả chín thu hạt và đem gieo ngay trong vườn ươm sẽ đựơc kết quả tốt. Cành bánh tẻ dài 20 - 30cm, chứa 2-4 mắt ngủ hoặc dài 50cm (cuộn lại) chọn từ cây khỏe mạnh, được giâm trong vườn ươm hoặc có thể trồng thẳng ra ruộng. Còn có thể sử dụng phần gốc sau khi đã thu hoạch rễ và cắt bỏ phần thân để làm giống.

Còn nhiều vấn đề về nhân giống ba kích chưa được nghiên cứu như những yếu tố liên quan đến vấn đề kết hạt, sức sống của hạt, năng suất và chất lượng cũng như kỹ thuật bảo quản hạt giống, các biện pháp xử lý cành giâm để kích thích nảy mầm... Về mặt thời vụ, việc gieo trồng ở vườn ươm nên tiến hành vào tháng 2-3 còn thời vụ trồng ra ruộng có thể cả tháng 8-9. Vào các thòi điểm này, không khí tương đối mát mẻ và đủ độ ẩm tạo thuận lợi cho cây bén rễ. Việc chọn thời điểm nào để trồng còn phụ thuộc vào tuổi của cây giống: tốt nhất là cây giống phải có tuổi từ 7 đến 12 tháng.

Đất trồng có thể lên luống cao 20 - 30 cm, rộng 40 cm nếu trồng 1 hàng hoặc rộng hơn nếu trồng 2 hàng. Sau đó bổ hốc cách nhau khoảng 1 m và bón lót phân chuồng hoai mục (4-8 tấn/ha) + phân vi sinh (400 - 800kg/ha). Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm.

Là cây ưa sáng, nhưng ở thời kỳ cây con ba kích lại ưa bóng nên bắt buộc phải làm giàn che (chỉ cho 50% ánh sáng lọt qua). Do đặc tính này nên ba kích có thể trồng xen trong vườn rừng khi cây chính chưa phát triển hoặc với các cây ngắn ngày như rau, đậu, khoai sọ hay các cây có yêu cầu đốn hàng năm như dâu, cốt khí. Khi cây lớn cần làm giàn leo.

Thời gian đầu, ba kích cần được tưới đủ ẩm và làm cỏ thường xuyên. Khi được một năm tuổi trở nên, hệ rễ của ba kích bắt đầu phát triển, vì vậy không được cuốc xới quanh gốc mà phải làm cỏ bằng tay. Cây trồng được 2 năm bắt đầu ra hoa, kết quả. Những năm sau, số cây có hoa tăng dần. Cây có đủ giàn leo ra hoa nhiều hơn. Thiên địch đáng kể nhất của ba kích là dế mèn và chuột. Cần có những biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối tượng này.

Về thời gian cho thu hoạch, các tài liệu hiện có chưa thống nhất; ít nhất là sau ba năm mới có thể thu hoạch được. Thời điểm thu hoạch thường là tháng 10 - 12 hoặc vào đầu xuân để tận dụng lấy giống trồng cho vụ sau. Khi thu hoạch, dùng cuốc đào lấy toàn bộ rễ đem sơ chế. Chưa có số liệu cụ thể về năng suất.

Bộ phận dùng

Rễ ba kích thu hái vào mùa đông khi trời nắng ráo đào về, rửa sạch, phơi nắng 5-7 ngày cho khô hoặc đem đồ hoặc hấp độ 1/2 giò rồi phơi hoặc sấy, khi gần khô dùng dùi gỗ đập nhẹ cho bẹp rồi phơi nắng tiếp cho thật khô, đem xông lưu huỳnh để chống mốc rỗi lựa theo cỡ to nhỏ, cắt từng đoạn dài 15 - 20cm, bó từng bó nhỏ theo mồi loại đựng vào bao tải hay bao vải, ngoài bọc thêm một lớp polyethylen dán kín, để nơi thoáng mát, khô ráo.

Dược liệu ba kích có vỏ ngoài màu nâu nhạt, có vân dọc, nhiều chỗ nứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Thịt màu hồng hay tím, vị hơi ngọt. Khi dùng, cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua. Có thể chế thành diêm ba kích hay chích ba kích. Cách chế chích ba kích: lấy cam thảo (600g cho lkg ba kích) giã dập, bỏ vào nồi cho nước sắc thành thang. Bỏ bã cho ba kích vào đun cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Cách chế diêm ba kích: trộn ba kích vói nước muối (20 g muối cho lkg ba kích) cho vào chõ, đồ, rút lõi, rồi đem phơi đến khô.

Thành phần hóa học

Rễ ba kích chứa các anthraglucosid: tectoquinon, alizarin 1 methyl ether, lucidin - CO - methyl ether, 1 - hydroxy - 3 - hydroxy - methylanthraquinon, 1 - hydroxy - 2, 3 - dimethyl - anthraquinon, rubiadin, rubiadin - 1 - methyl ether. Các iridoid glucosid gồm asperulosid, monotropein, morindolid, morofficinalosid, acid deacetyl asperulosidic, acid asperulosidic, acetat apserulosid.

Các sterol: p - sitosterol, oxositosterol, 1 triterpen loại ursan: acid rotungenic monoterpengiucosid, I - borneol -6-0-P-D- apiosyl - p - glucosid. Lacton: (4R, 5S) 5 - hydroxy hexan - 4 - olid.

Các chất vô cơ gồm K, Na, Mg, Al, Fe, p, Na, Ba, Zn,Cu, Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, v, Li, Mo, Be.

Ngoài ra còn có đường, nhựa, acid hữu cơ, ít tinh dầu. Rễ tươi có vitamin c.

Tác dụng dược lý

Tác dụng tăng lực: bằng phương pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng, ba kích với liều 5 - lOg/kg dùng liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi. Tác dụng chống độc: dùng phương pháp gây nhiẽm độc cấp bằng cách tiêm ammoni clorur cho chuột nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại.

Tác dụng chống viêm: trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, ba kích dùng với liều 5- lOg/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt. Tác dụng trên hệ nội tiết: thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ ba kích không có tác dụng giống anđrogen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.

Ngoài các tác dụng trên, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp.

Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống ba kích có LD50 bằng 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độ độc rất thấp.

Tính vị, công năng

Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.

Công dụng

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Qua điều trị thử nghiệm đạt kết qủa sau: đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu và thưa.

Tuy không làm tăng đòi hỏi tính dục, nhưng ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai; không thấy có tác dụng giống androgen trên lâm sàng. Ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực.

Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng không xuất tinh khi giao hợp, sử dụng ba kích chưa thấy kết quả. Đối với người cao tuổi, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn ít ngủ, ngưòi gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nôn, một số trường hợp có đau mỏi các khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.

Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, ba kích còn chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng 5 - 12g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Kiêng kỵ: đối với bệnh nhân âm hư hoả vượng, đại tiện táo kết không nên dùng ba kích

Bài thuốc có ba kích

1. Trị bệnh tăng huyết áp: Ba kích, tiêm mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày.

Thời gian điều trị 3 tháng (Nhị tiên thang).

2. Trị thận hư, dương uỷ, di tinh: Ba kích, thục địa, mỗi thứ 15 g, sơn thù du, kim anh tử môi thứ 12g. sắc nước uống

3. Trị thận hư, di niệu, đái nhiều lần: Ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, mỗi thứ 12g. Sắc hoặc tán bột uống.

4. Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả. sắc nước uống hoặc tán bột uống với canh.

5. Trị thoát vị, bìu sưng đau: Ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi hương 3,7g sắc nước uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC