Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sậy

09:05 12/05/2017

Sậy có tên khác là Sậy trúc.

Tên nước ngoài là Great reed, spanish cane (Anh); roseau (Pháp).

Họ :Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cây thảo dạng bụi, sống lâu năm, cao 2 - 6 m. Thân rễ có khi phình thành củ. Thân khí sinh mập, khỏe, hình trụ, đứng thẳng, nhẵn bóng. Lá mọc so le, phiến cứng phẳng, dài 30 - 60 cm, rộng 2-5 cm, đầu nhọn dài, hai mặt nhắn hoặc có rất ít lông, gân mảnh song song; bẹ lá dài, nhẩn, ôm thân, có tai; lưỡi bẹ giảm thành một vòng lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy, dài 30 - 60cm, màu vàng hoặc tun, trục chính mang rất nhiều nhánh hình sợi. Bông nhỏ màu nâu nhạt, mang 3-4 hoa; hoa ờ phía dưói đôi khi là hoa trung tính, nhẵn, không có mày hoa; hoa sinh sản có mày hoa dài, mảnh và có lông; nhị 3, bao phấn hình dải; bầu thuôn, nhẵn. Quả nhẩn, bao bọc bởi mày hoa. Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Arundo L. có 12 loài trên thế giói, phân bố rộng rãi khắp các vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đói; đặc biệt là ở khu vực Nam châu Âu. Ở Việt Nam, chi này chỉ có một loài sậy phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Cao Bàng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình... Độ cao phân bố đến trên 1000 m. Sậy thuộc loại cỏ lớn, ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc thành bụi lớn bên bờ suối ở cửa rừng hoặc ven rừng ẩm. Đất ở nơi có sậy mọc có thể hơi chua (thường bị ngập nước theo mùa). Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ phần thân rễ nằm dưới dất. Chồi non (mãng) của cây là thức ăn ưa thích của loài gặm nhấm. Sậy ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng

Thân rễ và chồi non.

Tác dụng dược lý

Alcaỉoiđ gramin trong sậy với liều nhỏ gây tăng huyết áp trên chó, nhưng với liều cao lại gây hạ huyết áp. Tác dụng của gramin giống như tác dụng của d- pseudo ephedrin.

Tính vị, công năng

Rễ sậy có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, phát hãn, tiêu khát, lợi tiểu. Chồi non có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa.

Công dụng

Rễ sậy được dùng làm thuốc chữa sốt, bí tiểu tiện. Ở Trung Quốc, thân rễ sậy trị bệnh nhiệt phát cuồng, đau răng, tiểu tiện khó; và dùng ngoài trị mụn nhọt. Chồi non chữa phế nhiệt thổ huyết, đau răng, váng đầu. Ở Ấn Độ, nước sắc rễ sậy là thuốc làm dịu và lợi tiểu. Bài thuốc có sậy

1. Chữa cúm: Rễ sậy 6g, lá dâu lOg; hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; liên kiều 6g; cúc hoa, bạc hà, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống, mỗi ngày có thể uống hai thang.

2. Chữa sởi ở thời kỳ sởi bay: Rẻ sậy Bg; hoàng cầm, địa cốt bì, mỗi vị 12g; tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

3. Chữa thủy đậu thể nhẹ:

a) Rỗ sậv 10g, lá tre 16g; lá dâu 12g; kim ngân hoa 10g; cam (hảo đất, hoa cúc, kinh giới, mỗi vị 8g; bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang.

b) Rễ sậy 8g; cam thảo dây, sinh địa, kim ngân hoa, vỏ đậu xanh, mỗi vị 12g; lá tre 10g, hoàng đằng 8g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa viêm não Nhật Bản B ở giai đoạn khởi phát và toàn phát chưa cố biển chứng: Rễ sậy 16g; thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; bạc hà 8g. Nếu thấy sốt nặng, có thể thêm hoắc hương 12g, bội lan 8g, hậu phác 6g. Sắc uống ngày một thang.

5. Chữa bệnh bại liệt trẻ em ở giai đoạn khởi phát: Rễ sậy 8g; kim ngân 12g; liên kiều, kinh giới, ngưu bàng, mỗi vị 6g; đậu sị 4g; cát cánh, bạc hà, cam thảo, mỗi vị 2g. Nếu ho, thêm tiền hồ 8g; nôn mửa thêm trúc nhự 4g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa loét miệng: Rể sậy 20g; thạch cao 40g; sinh địa 20g; lá tre, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu, mỗi vị 12g; thăng ma 8g; mộc thông 6g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

7. Chữa viêm loét lợi, chảy máu, miệng hôi: Rỗ sậy, thạch cao, mỗi vị 40g; lá tre 12g. Nấu nước đặc, dùng ngậm rồi nhổ đi, làm nhiều lần trong ngày.

8. Chữa rắn cắn: Chồi non cây sậy, rau cần trôi, rau đắng biển, dây mơ lông, lá mướp đắng, rau má, mỗi vị 100g tươi, giã nhỏ, thêm nước gạn uống, bã đắp vào vết cắn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC