Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tắc Kè

09:05 25/05/2017

Tắc Kè có tên khác: Cắc kè, đại bích hổ.

Tên nước ngoài: Gecko (Pháp).

Họ: Tắc kè (Gekkonidae).

Mô tả

Loại thằn lằn thuộc bò sát, cỡ trung bình. Thân dài khoảng 20 cm hoặc hơn kể cả đuôi, ngang 4-5 cm, phủ vảy rất nhỏ. Đầu to, hơi dẹt, gần hình ba cạnh, mõm ngắn, miệng rộng, cổ to, mắt to, con ngươi là vạch dọc thẳng. Chân 5 ngón có màng da mỏng nối với nhau thành hình chân vịt, những rạch nháp ở mặt dưới tạo thành giác bám. Đuôi tày, tròn, thuôn dần về phía cuối, xen kẽ những vòng đen, xám và trắng vàng. Da sần sùi, loang lổ nhiều màu : xám, đen, xanh, nâu. Con đực thường lớn hơn con cái.

Tránh nhầm với con rồng đất có thân hình nhỏ, thon và ngắn hơn, trôn lưng có một hàng gai nhọn. Rồng đất nhanh nhẹn hơn tắc kè.

Phân bố, sinh thái

Tắc kè phân bố rộng rãi ở châu Á. Ở Việt Nam, tắc kè có ở miền Bắc và miền Nam, từ trung du đến miền núi, cả những đảo lớn ven biển. Sống trong hốc cây, khe đá, đôi khi ở những hốc tường nhà cao trong thành phố do bị sổng. Ban đêm về mùa hè, tắc kè mới hoạt động săn mồi. Ăn sâu bọ, châu chấu, muỗi, bướm, gián, ruồi, nhện, các loại cánh cứng... về mùa đông khi nhiệt độ dưới 20°c, tắc kè ngủ đông. Tiếng kêu "tắc kè, tắc kè... è..." là để gọi nhau trong mùa động dục của con vật.

Da tắc kè nhiều màu óng ánh, luôn thay đổi bất thường với mục đích nguỵ trang để lẩn tránh kẻ thù. Lúc này người ta gọi nó là "tắc kè hoa". Do tập tính tự nhiên khi bị đứt đuôi, tắc kè có khả năng tái sinh đuôi mới, giống như hiện tượng của con thạch sùng hay thằn lằn. Tắc kè không có nọc độc như nhiều người lầm tưởng. Tắc kè đẻ mỗi lứa 2 trứng vào tháng 5-8. Trứng bám vào vách đá, sau 3 tháng thì nở.

Việc thu bắt tắc kè được tổ chức quanh năm, trừ mùa sinh sản. Dùng một que tre mềm và dài, ở đầu buộc một búi tóc rối hoặc mớ sợi móc, rồi luồn vào hốc có tắc kè. Thấy vật lạ di động, tắc kè sẽ đớp lấy và cắn chặt không rời. Lúc này chỉ cần kéo ra là bắt được. Để đề phòng bị nó cắn, cần đeo găng tay vải. Không bắt những con tắc kè đang có chửa hay còn nhỏ.

Tắc kè đã được nuôi để giữ giống và chủ động có dược liệu tiêu dùng. Theo kinh nghiệm của Trạm khí hậu Sơn Động, tỉnh Hà Bắc trưóc đây có thể nuôi tắc kè ờ trạng thái nửa tự nhiên như sau : Ở những nơi có hồ, ao, quanh năm có nước, đắp một gò đất nổi ở gần bò với diện tích 3 - 4m2 tuỳ theo số lượng tắc kè định nuôi và cao hơn mặt nước 0,8 - 1 m. Trên gò xếp đá và gạch thành hang tự nhiên, cửa hang không bố trí theo hướng bắc đến đông bắc để tránh gió về mùa đông. Trong hang, đặt các khúc gỗ đục rỗng giữa để làm hốc cho tắc kè ở. Hốc có chiều sâu 0,5 - 0,6 m và hướng dốc ra ngoài để thoát nưóc khi trời mưa hắt.

Dùng đất sét đắp lên trên thành mái dốc để nước mưa không dột được vào hang; trên cùng đổ một lớp đất màu và trồng cỏ tạo vẻ tự nhiên. Trên gò, nên trồng một cây si hay cây sung là loại dễ sống gần bờ nước, vừa tạo bóng mát thích nghi vói đời sống của tắc kè, vừa có tác dụng giữ cho đất gò khỏi lở. Làm một giá treo đèn để nhử côn trùng đến làm thúc ăn cho tắc kè, cứ 3 - 5 đêm thì thắp đèn một đêm. Cuối cùng thả tắc kè giống vào tháng 5 - 8 là mùa tắc kè sinh đẻ.

Hoặc đóng những thùng gỗ với kích thước dài 0,8 m, rộng 0,5 m, cao 0,4 m. Mặt trên (có cửa mở) và mặt trước căng lưới mắt cáo, mặt bên và mặt sau đáp cót ép. Trong chuồng, đặt một số ống tre cho tắc kè ở. Đặt chuồng ỏ chỗ thông thoáng, cao ráo, tránh nơi có nhiểu nắng, gió và khí lạnh. Mỗi chuồng nuôi 2 đôi tắc kè. Chú ý theo dõi trong mùa giao phối, các con đực thường đánh nhau để tranh giành con cái hoặc thậm chí ở một đôi đực - cái vẫn có hiện tượng cắn nhau nếu chúng không hợp nhau. Để đảm bảo có đôi giống chính xác, người ta đã biết phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái như sau:

- Lật ngửa con vật sẽ thấy 2 hàng vảy từ hai bên đùi tạo thành hình A, mỗi vảy có một lỗ nhỏ gọi là vảy đùi hay vảy trước hậu môn. Từ những lỗ vảy này tiết ra một chất đặc quánh trong mùa sinh sản. Chỉ ở tấc kè đực mới thấy rõ những vảy này.

- Chỉ có tắc kè đực trưởng thanh mới kêu.

Bộ phận dùng

Cả con tắc kè có tên thuốc trong y học cổ truyền là cáp giới. Đặc biệt đuôi tắc kè được coi là bộ phận có tác dụng nhất, quyết định phẩm chất, giá trị của toàn bộ con vật. Do đó người nuôi tắc kè đã thí nghiệm cắl đuôi tắc kè với kết quả tốt. Cứ 3 - 4 tháng, cắt một lần vào khoảng tháng 5-10. Đuôi tái sinh của tắc kè cũng • có các thành phần dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh như đuôi bình thường.

Cách chế biến tắc kè: Tắc kè mới bắt về, nếu dùng ngay thì chặt bỏ đầu (từ hai mắt trở lên) và bốn bàn chân. Dùng dao sắc khía dọc sống lưng và lột hết da (như lột da ếch), mổ bụng, bỏ ruột, rửa sạch, chặt từng miếng, ướp với nước mắm có gừng (để khử mùi tanh), đem nấu cháo. Hoặc sau khi làm thịt tắc kè xong, rửa sạch, để ráo nước, tẩm nước gừng, rồi rang hoặc sấy khô giòn, tán thành bột. Bột tắc kè có thể trộn với mật ong để làm viên 1 g.

Muốn bảo quản tắc kè được lâu, nhất là tắc kè thương phẩm dùng xuất khẩu, cần làm thành tắc kè khô như sau : Đặt tắc kè nằm ngửa trên một mảnh gỗ, đóng đinh ghim bốn bàn chân, rạch một đường từ cổ xuống đến gốc đuôi, moi bỏ ruột, lau sạch máu và nhớt (không rửa nước). Dùng hai que to, một que xuyên ngang căng hai chân trước và que kia xuyên ngang hai chân sau, rồi lấy hai que mềm hơn đặt chéo trong lồng bụng để căng cho phẳng, và cuối cùng lấy một que dài và cứng xuyên dọc từ đầu đến quá chót đuôi. Cắt giấy bản thành dải dài, quấn chặt đuôi vào que để khỏi bị dứt hoặc gãy, vì đuôi tắc kè được coi là bộ phận quý nhất. Đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60°c cho thật khô.

Dược liệu có hình dẹt phẳng, đầu, đuôi, chân đều căng thẳng. Mắt lõm xuống, miệng có răng rất nhỏ. Lưng màu đen xám, điểm những chấm nâu sáng, trắng hoặc vàng nhạt, sống lưng nhô rõ. Toàn thân có những vảy rất nhỏ, nhẵn bóng. Thứ con to, béo mập, thịt trắng, đuôi còn nguyên vẹn, không vụn nát là loại tốt.

Bảo quản tắc kè khô trong thùng kín, phía đáy thùng bỏ vôi bột hay gạo rang để hút ẩm. Có nơi, người ta bảo quản bằng xuyên tiêu xếp xen kẽ. Tuyệt đối không được sấy bằng diêm sinh vì dược liệu sẽ bị biến chất, màu sắc trở nên bạc bệch, thân dễ mục nát. Trong công tác thu mua dược liệu, người ta phân loại tắc kè thành 3 loại tuỳ theo kích thước to hoặc nhỏ. Ngoài thị trường có khi người ta buộc tắc kè khô thành từng đôi để bán, tượng trưng cho con đực và con cái. Khi dùng, lấy 3-4 con tắc kè đã chế biến nhúng vào nước sôi, cạo sạch vảy ở lưng, chặt bỏ 4 bàn chân và đầu từ hai mắt đến miệng, cắt thành miếng nhỏ, tẩm nước gừng rồi sao vàng. Để cả miếng ngâm vào một lít rượu trắng (rượu 40°), thêm ít trần bì cho thơm, để 10 - 15 ngày, càng lâu càng tốt. Thỉnh thoảng lắc đều, rồi lọc kỹ thành rượu tắc kè. Ở nhiều vùng, người ta còn ngâm rượu tắc kè với một con chim bìm bịp và một củ sâm cau.

Tính vị, công năng

Theo các sách cổ, tắc kè có vị mặn, mùi hơi tanh, tính bình, vào hai kinh phế và thận, có tác dụng bổ dưỡng, ích tinh, trợ dương, tăng lượng hồng cầu, tăng cường thể lực, sức dẻo dai, làm mạnh gân xương, giảm ho.

Công dụng Trong giới động vật, tắc kè được mệnh danh là " Nhân sâm động vật " vì tác dụng bổ dưỡng của nó ngang với nhân sâm (Panax ginseng C.A.Mey.)- Sách thuốc cổ cũng ghi "vô nhân sâm dĩ cáp giới đại chi " nghĩa là không có nhân sâm, dùng tắc kè thay vào.

Ở dạng thịt tươi, tắc kè chữa kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mỏi mệt, ho lâu ngày, hen suyễn, trẻ em chậm lớn. Dùng cháo ăn hàng ngày với liều 50 - 100 g; bột tắc kè, ngày uống 4 - 5 g chia làm 2-3 lần; viên tắc kè - mật ong, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Hoặc tắc kè phối hợp với yến huyết, ngưu hoàng, tử hà sa, tán nhỏ, luyện với mật làm viên bằng hạt sen, ngày uống 20 viên, chia làm hai lần. Tắc kè phơi khô chữa đau xương, đau mình, tê thấp, liệt dương, đái nhắt, đái són.

Dùng rượu tắc kè, ngăy uống 1-2 lần, mồi lần một cốc nhỏ. Thêm đường cho dễ uống.

Bài thuốc có tắc kè

A. Dùng ở Việt Nam

1. Chữa hen suyễn, nôn ra đờm, bụng đầy trướng, đại tiện bí: Tắc kè phối hợp với xác rắn lột (lượng hai thứ bằng nhau), đốt tồn tính, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lẩn 2 - 4 g với rượu hâm nóng sau bữa ăn(Nam dược thần hiệu).

2. Chữa suy nhược cơ thể, liệt dương: Tắc kè (50g), ba kích (lOOg), hà thủ ô đỏ (lOOg), hoàng tinh hoặc thục địa (lOOg), đại hồi (lOg). Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35° để được 300ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35° trong 10-15 ngày, được 700 mi. Hoà lẫn hai rượu với nhau, thêm 100 g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15 - 20 ml sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

3. Chữa ho lâu ngày, nhiêu đờrn, nhất là ở người cao tuổi, đau lưng, chân tay nhức mỏi, nặng mặt, thận suy: Tắc kè (24 g), đảng sâm (40 g), huyết giác (3 g), trần bì (3 g), tiểu hồi (1 g), đương kính (60 g), cồn 40° vừa đủ ngâm. Cách làm, cách dùng và liều lượng như bài trên.

B. Dùng ở Trung Quốc

1. Chữa ho, ho ra máu, chứng thở dốc: Tắc kè (1 đôi), tri mẫu (60 g), hạnh nhân ( 60 g), bối mẫu (60 g), cam thảo (60 g), vỏ rễ đậu (60 g), phục linh (60 g), nhân sâm (6 g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán thành bột mịn hoặc làm viên. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6 - 9g, uống với nước ấm (Vệ sinh bảo giám).

2. Chữa hen suyễn : Tắc kè phối hợp với miết giáp, thần sa, tử uyển, cam thảo, hạnh nhân, mạch môn, ma hoàng, hoàng cầm, hoàng liên. Tất cả sấy khô, tán bột, làm viên uống (Cáp giới định suyễn hoàn).

3. Chữa phù tim : Tắc kè ngâm rượu và mật ong, sao khô, tán nhỏ, trộn vói bột hồng sâm làm thành viên bằng hạt đỗ. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3g.

Ghi chú : Tắc kè là một động vật có ích, chuyên ăn côn trùng để bảo vệ thực vật. Do bị săn bắt quá nhiều và môi trường sống bị phá hủy, nên tắc kè trở thành đối tượng có nguy cơ bị tiệt chủng và được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ triệt để.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC