Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nho Núi

10:07 14/07/2017

Ampelopsis brevipedunculata (Maxim.) Kochne

Tên đồng nghĩa: Cissus brevipedimcutata Maxim.

Họ: Nho (Vitaceae).

Mô tả

        Cây thảo leo, thân mọc bò, hình trụ hoặc hình nhiều cạnh. Cành hình trụ, phình lên ở những mấu, hơi có lông; tua cuốn phân nhánh, mọc đối xứng với lá. Lá đơn, hình bầu dục, dài 5 - 8 cm, rộng 4-8 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, chia 3-5 thuỳ nông, mép khía răng, gân chính 5; cuống dài 1,5-3 cm, hơi có lông.

        Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù, ngắn hơn lá, rộng 2-5 cm, có lông nhó; đài hình đấu, hơi có lông, có 5 răng ngắn; tràng 5 cánh hình bầu dục tù, đầu cánh cong gập vào trong; nhị 5, thụt chỉ nhị hình chỉ, hơi dày lên ở giữa, bao phấn gần hình mắt chim; bầu hình tháp, vòi nhụy hình trụ nhẵn, đầu nhụy không rõ, 2 ô, chứa 2 noãn.

        Quả mọng, màu lam hay tím; hạt 3 - 4, gồ lên và nhẵn ở mặt lưng, có một vạch dọc và 2 hố lõm nhỏ.

        Mùa hoa quả: tháng 2 - 3 và 7 - 12.

Phân bố, sinh thái

        Nho núi mới chỉ ghi nhận phân bố ở một số điểm tại miền Bắc như: Quảng Ninh (Hà cối), Hà Nội (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997 và Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003). Ngoài ra cũng thấy có ở Vĩnh Phúc (Tam Dương, Tam Đảo) và Thái Nguyên (Đại Từ: Quân Chu). Loài này còn phân bố tại Nam Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

       Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường leo lên những cây bụi và dây leo khác ở ven rừng, bờ suôi ở cửa rừng và bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm: tái sinh tự nhiên bằng hạt. Nếu bị chặt phát, phần còn lại tiếp tục tái sinh.

Bộ phận dùng

        Quả, rễ. Thu hái vào mùa hè thu, quả phơi khô, rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô hoặc dùng tươi. 

 Tác dụng dược lý

1. Tác dụng bảo vệ gan in vitro

      Đã thăm dò 129 mẫu cây về tác dụng chống độc gan. Tế bào gan được phân lập và nuôi cấy, rồi gây độc gan bằng carbon tetraclorid hoặc D - galactosanin. Kết quả cho thấy 19 mẫu cây ức chê được hơn 50% trên độc tế bào gan do carbon tetraclorid, 26 mẫu cây trên độc tế bào do D - galactosamin. Có 8 mẫu ức chế được nhiều hơn 50% trên độc tế bào do cả 2 chất độc gan, trong đó có nho núi (Yang et al., 1987).

      Một nghiên cứu khác, đối tượng nghiên cứu là cao chiết bằng ethanol của quả nho núi. Dùng tế bào gan cô lập được từ gan chuột cống trắng, nuôi cây trong môi trường nuôi. Sau khi ủ một thời gian, tế bào gan cũng bị tổn thương (hepatocyte injury) tự nhiên. Nhưng nếu trong môi trường có ion sắt hoá trị 2 xúc tác cho sự sinh ra oxygen phản ứng (reactive oxygen) thì sự tổn thương của tế bào gan là sự giải phóng ra enzym lacticodchvdrogenase (LDH). Hoạt độ của LDH được xác định theo phương pháp thông thường. Kết quả cho thấy, cả trong trường hợp tế bào gan bị tổn thương tự nhiên, cũng như trường hợp làm tăng tổn thương do Fef cao quả nho núi đều làm giảm sự giải phóng LD11, tức là có tác dụng bảo vệ chống lại sự tổn thương của tế bào gan (Yabe. etaL 1998).

2. Tác dụng bảo vệ gan in vivo

a) Bối cảnh: Quả nho núi đã được dùng từ lâu đời trong y học dân gian Nhật Bản để điều trị bệnh gan. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tác dụng chống độc gan của quả nho núi.

b) Đối tượng nghiên cứu : Cao nước quả nho núi được chế bằng cách ngâm quả nho núi vào ethanol 40% trong 6 tháng. Lọc lấy dịch, bỏ bã. Dịch lọc được cô để loại bỏ ethanol, còn lại được cao nước quả nho núi.

c) Phương pháp: Tiêm i.p, dung dịch carbon tetraclorid trong dầu ô liu, mỗi tuần 2 lần trong 1 tuần đề gây tổn thương gan cho chuột nhắt trắng. Trong suốt quá trình 9 tuần, cho chuột uống cao nước quả nho núi thay cho nước uống của chuột. Đến cuối ngày thí nghiêm, lấy máu chuột để định lượng các transaminase ALT, AST. Mổ chuột lấy gan, xét nghiệm đại thể và vi thể gan.

d) Kết quả: Ở lô chuột uống cao nước quả nho núi, các tổn thương gan giảm nhiều so với lô uống nước bình thường được biểu hiện ở hoại tử trung tâm tiểu thuỳ (centrilobular), không bào của bào tương, phồng tế bào gan, viêm gan, xơ gan. Ở lô dùng cao nho núi, hoạt độ các transaminase ALT, AST giảm có ý nghĩa thống kê cao so với lô đối chứng đã bị tăng cao các transaminase do carbon tetraclorid (Yabe và Matsui, 2000).

3. Tác dụng trên tế bào M của gan có chức năng sinh tổng hợp collagen

a) Đối tượng nghiên cứu: Quả nho núi, chiết bằng ethanol, làm bay hơi hết ethanol, sẽ được cao lòng quả nho núi.

b) Phương pháp: Phân lập tế bào M của gan chuột cống trắng (rat hepatic M cells) là loại tế bào có chức năng sinh tổng hợp collagen (collagen biosynthesis). Phân tích acid amin cùa chất xơ phát triển trên lớp tế bào M là thành phần tạo nên collagen.

c) Kết quả: Lô có cao nho núi, hàm lượng acid amin thấp hơn lô nuôi cấy tế bào M mà không có cao nho núi. Từ đây có thể kết luận là cao nho núi ức chế sự hình thành collagen. Nhưng thực chất thì không phải như vậy. Sở dĩ hàm lượng các acid amin thấp hơn là do tác dụng chống tăng sinh (antiproliferative effect) của cao nho núi. Cao nho núi ức chế sự tăng sinh của tế bào M, làm cho hàm lượng acid amin trên lớp tế bào M thấp (Yabe và Matsui, 1997a).

       Để chứng minh cho kết luận trên, đã nghiên cứu sự sinh tổng hợp của các protein không phải collagen và của collagen dựa vào mức độ kết hợp của [3H] tryptophan vào phần protein và tỷ lệ kết hợp của [3H] prolin vào phần collagen nhờ collagenase. Kết quả chỉ rằng cao nho núi không làm giảm sự tổng hợp của protein không phải collagen, cũng không làm giảm sự tổng hợp collagen, trừ khi sự tăng sinh tế bào bị ức chế. Cũng không phát hiện thấy hoạt tính tiêu collagen (collagenolytic activity) ở tế bào M khi môi trường có cao quả nho núi (Yabe và Matsui, 1997a).

4. Cao nho núi, kích thích tống hợp collagen

      Cao quả nho núi không làm giảm mà còn kích thích sự tổng hợp collagen khi trong môi trường có sự tạo ra Superoxyd (superoxide generation). Trong nghiên cứu này, sự tổng hợp protein không phải collagen (non - collagenous proteins) và tổng hợp collagen được thực hiện trên các tế bào sản xuất collagen chuột cống trắng (rat collagen - producible cells) như nguyên bào sợi của da và tế bào Ito không phải nhu mô của gan (liver non - parenchymal Ito cells).

        Việc tổng hợp các protein không phải collagen và tổng hợp collagen cũng được đánh giá bằng cách đo mức độ kết hợp của [3H] tryptophan vào phân đoạn protein toàn phần của các sản phẩm nuôi cấy và tỷ lệ kết hợp của [5H] prolin vào phân đoạn protein của collagen nhờ collagenase.

      Sự kích thích tổng hợp collagen thông qua superoxyd dùng ion Fe++ (vì ion kim loại chuyển tiếp như Fe++, Cu+ có thể phản ứng với oxy để tạo ra superoxyd). Để xác định sự sinh ra superoxyd có thể đánh giá bằng cách đo phản ứng khử cytochrom C hoặc sự tạo thành malonyl - dialdchyd từ deoxyribosc. Superoxyd là chất kích thích sự tổng hợp collagen là do khi thêm enzym superoxyd dismutase (SOD), một enzym có khả năng phân huỷ đặc hiệu gốc superoxyd thì tác dụng kích thích không còn [Yabe và Matsui, 1997b).

5. Tác dụng trên virus Herpes

         Nho núi có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Varicella - zoster, do đó được dùng để điều trị bệnh zona (Herpes zoster) (Sun et al., 1986).

6. Tác dụng chống sinh biến chủng rễ nho núi

a) Đối tượng: Lựa chọn 36 dược liệu thường dùng để chữa ung thư trong các cây thuốc ở Trung Ọuốc trong đó có rễ nho núi. Các dược liệu dược chiết bầng cách sắc với tước sôi trong 2 giờ là cách mà Trung Quốc vẫn thường dùng để chê thuốc từ dươc liệu để uống.

b) Phương pháp: Phương pháp Ames dùng loại vi khuẩn không cỏ khả năng tổng hợp histidin (Mis -) là Salmonella typhinmrium TA - 1535. Như vậy, nếu nuôi vi khuẩn trong môi trường nuôi không có histidin thì vi khuẩn không sống được. Nay nuôi vi khuẩn trên trong môi trường không có histidin, nhưng cho thêm acid picrolonic hoặc benzopyren thì vi khuẩn mọc được, chứng tỏ 2 chất trên là chất gây biến chứng trên mô hình này. Chúng đã chuyển vi khuẩn Salmonella từ dạng không có khả năng tổng hợp histidin sang dạng tổng hợp được histidin nên vi khuẩn mới sống được.

       Đối với mỗi cao dược liệu, tiến hành 3 lô: lô 1 chỉ có vi khuẩn Salmonella và môi trường không có histidin thì vi khuẩn không phát triển được, lô 2 có thêm 1 trong 2 chất gây biến chủng thì vi khuẩn phát triển được. Lô 3 lại cho thêm mẫu cao dươc liệu nữa. Nếu vi khuẩn không phát triển được thì chúng tỏ dược liệu có tác dụng chống lại sự gây biến chứng của acid picrolonic hoặc benzopyren và ngược lại.

c) Kết quả: Trên mô hình gây biến chủng bằng acid picrolonic, số dược liệu có tác dụng chống lại sự gây biến chứng này rất tốt là 1 (cỏ seo gà), khá là 6, trong đó có rễ nho núi. Trên mô hình gây biến chủng bằng benzopyren, tác dụng rất tốt là 3 và tác dụng khá là 12, trong đó có rễ nho núi, số mẫu có tác dụng chống lại sự sinh biến chủng do cả 2 mỏ hình là 5, trong đó có rễ nho núi (Lee và Lin, 1988).

7. Tác dụng chống oxy hoá của thân và rễ nho núi

a) Bối cảnh: Thân và rễ nho núi đã được dùng từ lâu đời trong y học dân gian Trung Quốc như một thuốc chống viêm, lợi tiểu và chống độc gan. Công trình nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá để chứng minh một phần tác dụng trên.

b) Đối tượng nghiên cứu: Thân và rễ nho núi được xây thành bột thô, rồi chiết bằng methanol. Cất thu hồi dung môi và cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô thân và rễ nho núi. Sau đây gọi tắt là cao nho núi.

c) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của cao nho núi trên hệ nuôi cây có tế bào và hệ không có tế bào. Hệ không có tế bào gồm sự peroxy hoá acid linoleic và sự oxy hoá DNA của plasmid; cũng như tác dụng dọn gốc tự do hydroxyl và gốc DPPH (1,1 - diphenyl - 2 - picrylhydrazyl). Hệ có tế bảo dùng tế bào gan Hep - G2. Stress oxy hoá do oxygen phản ứng (reative oxygen) tác động lên tế bào Hep - G2.

d) Kết quả: Ở hệ không có tế bào, cao nho núi có tác dụng chống oxy hoá và tác dụng dọn gốc tự do trên các mô hình nghiên cứu. Trên hệ có tế bào, dùng cao nho núi từ trước hoặc đồng thời với tế bào Hep - G2 đều cho tác dụng bảo vệ có ý nghĩa tế bào Hep - G2 khỏi stress oxy hoá do H2O2.

e) Kết luận: Cao nho núi có tác dụng chống oxy hoá cả trên hệ không có tế bào, cả tác dụng chống oxy hoá do gây stress tế bào. Tác dụng chống oxy hoá của cao nho núi có thể giải thích một phần tác dụng chống viêm và chống độc gan mà dân gian vẫn dùng thân và rễ nho núi để chữa (Wu et al., 2004).

8. Tác dụng ức chế u

      Rễ nho núi chiết bằng cách sắc với nước hoặc chiết bằng ethanol đều có tác dụng ức chế u báng ở chuột nhắt trắng khi cấy tế bào u dòng Sarcoma 180 vào trong màng bụng chuột. Kết quả cũng cho thấy cao chiết nưóc có tác dụng ức chế (36%) mạnh hơn cao chiết bằng ethanol (17,4%) [Chang Minyi, 1992: 229].

Tính vị công năng

       Quả nho núi vị chua hơi ngọt, tính mát, có tiểu độc; rễ và thân vị đắng hơi ngọt, tính mát; có công năng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp. Tài liệu Trung Quốc ghi: rễ nho núi vị cay, tính nhiệt, có công năng hoạt huyết tán ứ, tiêu viêm giải độc, sinh cơ tạo cốt, trấn phong khư hàn [TDTH, 1993,1: 2322]; thân và thân rễ nho núi vị cay, đắng, tính mát có công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong hoạt lạc, chi lỵ, chỉ huyết [TDTH. 1996, II: 1567], Một tài liệu khác ghi: nho núi vị ngọt, hơi chua, tính bình, có công năng kích thích tuần hoàn máu, mạnh gân, giảm sưng, giải độc [Chang Minyi, 1992: 229].

Công dụng

        Rễ, vỏ rễ (với rễ to) nho núi được dùng chữa ung thư dạ dày, ruột, phong thấp, cước khi, thuỳ thũng, nôn mửa, ỉa chảy. Ngày dùng 5 - 10g rễ và vỏ rễ sắc uống. Nếu cả thân và thân rễ liều 15 - 30g sắc uống, ngày 1 thang.

         Để chữa đòn ngã đau nhức, ngoại thương ứ máu, dùng rễ, vỏ rễ nho núi 1 - 3g tán thành bột mịn, hoà với rượu ấm uống, ngày 2-3 lần. Dùng ngoài, lấy dược liệu tươi, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài chữa vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương, bỏng lửa, mụn nhọt, lở ngứa.

      Ở Đài Loan, Nhật Bản, có những báo cáo về độc do quả nho núi, nước sắc rễ để rửa mắt khi bị đau mắt. Ở Campuchia. lá nho núi để điều trị vết thương và đau do rết cắn [Pcrry et al.. 1980: 433].

       Ở Trung Quốc, tài liệu cổ chi: để làm giàm đau vùng thắt lưng, bàn chân, bàn tay, cẳng chân, dùng rễ, sắc đặc, lấy nước rửa. Rễ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước uống hoặc sắc uống để lợi tiểu, kích thích hoạt động của ruột non và làm giảm sưng phồng. Để chống nôn, lấy rễ, sắc lấy nước đặc, rồi nhấp dần từng ngụm một [Chang Minyi, 1992: 230]. Tài liệu mới ghi: rễ và thân rễ nho núi được dùng chữa ung thư đường tiêu hoá và đường tiết niệu, chữa u lympho ác tính [Kee Chang Huang, 1999: 482].

Bài thuốc chữa ung thư có nho núi

1. Chữa ung thư dạ dày - ruột

       Rễ nho núi 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, long quy 30g, sắc uống ngày 1 thang.

2. Chữa ung thư dạ dày

      Rễ nho núi 20g, thuý dương mai 20g, bán chi liên 20g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ) 20g, bán biên liên 20g, phượng vĩ thảo 15g, bạch mao căn 20g. Sắc lấy nước uống, ngàv 1 thang.

3. Chữa ung thư ruột

       Rễ nho núi 30g, thanh cao, địa du, xà môi mỗi vị 30g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

4. Chữa ung thư vú

a) Bài 1: Rễ nho núi, cẩu cốt thụ căn, vân thực mỗi vị 30g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ) 30g bát giác kim bàn 5g, thiên nam tinh 5g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

b) Bài 2: Rễ nho núi 60g, rễ dương đào Trung Ọuốc (Actinidia chitiensis Plancli) 60g, rễ và thân rễ cây Diphylleia sinensis L 9g, thân rễ thiên nam tinh 9g, toàn cây bồ công anh thấp 30g, lá quít 15g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần.

c) Bài 3: Rễ nho núi, rễ dương đào mỗi vị 20g, thân rễ cây Dysosma pleianlha Woodson 3g, thân rễ thiên nam tinh 3g, sắc lấy nước uống, ngày 1thang.

5. Chữa ung thư thận

       Rễ nho núi 30g, khoai trời (khoai dái), toàn cây bán biên liên, thân rễ cỏ tranh, ý dĩ, mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

6. Chữa ung thư phổi

        Bài 1: Rễ nho núi 30g, hoàng cầm râu (toàn cây) 30g, bán biên liên (toàn cây) 30g, gáo tròn (rễ) 30g, dương đào Trung Quốc (rễ) 60g, hòe Bắc Bộ (rễ) 15g, bảy lá một hoa (thân rễ) 15g, seo gà (toàn cây) 25g, cỏ tranh (thân rễ) 25g, bạch truật (thân rễ) 10g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần.         Bài 2: Nho núi (rễ), đằng lê căn, bán biên liên, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, thanh cao mỗi vị 30g, đại hoàng, phật thủ, địa du, cao đồng, môi vị 10g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. 

7 Chữa ung thư thực quản

      Nho núi, đằng lê căn, bán biên liên, từ thảo, đan sâm, mỗi vị 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, can thiềm bì l0g, cấp tính tử l0g, bán hạ 6g, thiên long 6g, cam thảo 6g, mã tiền tử 2g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 2 - 3 lần.

8. Trị ung thử tử cung

       Nho núi (rễ) 30g, sắc uống ngày 1 thang.

9. Trị ung thư da

       Rễ nho núi trời 50g, rửa sạch giã nát đắp vào chỗ ung thư da. Nếu là rễ khô, nghiền thành bột mịn, chiêu với nước rồi đắp. [Phần các bài thuốc theo Chang Minyi, 1992: 230 và Phan Lê, 2002: 658 - 60],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC