Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mũi Mác

14:05 23/05/2017

Desmodium triquetrum (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Pterolorna triquetrum (L.) Desv.

Tên khác: Thổ đậu, hồ lô trà, cỏ bình, bài ngài, tràng quả 3 cạnh.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 0,5 - 1,5 m hay hơn, gốc hoá gỗ. Thân, cành có 3 cạnh và lông thưa cứng. Lá 1 lá chét có cuống dài 2 - 3 cm, có cánh rộng, hình bầu dục - thuôn dài 8 - 13 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, gốc tròn hoặc bơi hình tim, mặt dưới nhạt có ít lông tơ; lá kèm sần sùi.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cánh thành chùm dài khoảng 20 cm; lá bắc và lá bắc con nhỏ, hoa màu hồng, dài nhẵn, 4 thuỳ có lông, thuỳ dưới lớn hơn; tràng có cánh cờ hình mắt chim, cánh thìa dạng mỏ, Các cánh bên hẹp; nhị một bó; bầu có lông.

Quả đậu, thẳng, có lông mềm màu xám, mép hơi uốn lượn; hạt 6 -8.

Mùa hoa quả: tháng 6 - 10.

Mũi mác và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Mũi mác phân bố chủ yếu à vùng nhiệt đới châu Á, từ Ân Độ, Srilanca đến Mianma, Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác khắp các tỉnh trung du và vùng núi thấp ở độ cao dưới 1000m. Ở đồng bằng đôi khi cũng gặp trong các lùm bụi hay bãi hoang quanh làng, ven đường đi.

Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, có khả năng chịu hạn và sống được cả ở những nơi đất khô cằn, của vùng đồi trọc và bờ nương rẫy mà nguồn nước chủ yếu là những đợt mưa.

Cây ra hoa quả nhiều, vỏ quả ngoài có lông dính dễ bấm vào súc vật và quần áo người, để phát tán xa. Hình thức tái sinh tự nhiên của cây chủ yếu từ hạt. Có thể trồng từ hạt, để phủ đất, hạn chế xói mòn trong mùa mưa.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học

Toàn cây mũi mác chứa friedelin, epifriedelinol, stigmasterol. Lá chứa 7,1 - 8,6 % tanin (Trung dược từ hải, III, 1997).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn: Dùng toàn cây mũi mác bỏ rễ phơi khô 50 g, chiết với 500ml nước, rồi cô cách thuỷ còn 25 ml được cao 2:1. Nhỏ 25 |il cao vào mỗi khoanh giấy đường kính 6mm, rồi đặt lên đĩa thạch có vi khuẩn. Để vào tủ ẩm 37°c, sau 24 giờ đọc kết quả. Đường kính vòng vô khuẩn đối với các loại vi khuẩn đã nghiên cứu (n = 6) là (mm): Staphylococcus aureus 12,00 ± 0,80; Bacillus anthracis 11,50 ± 0,40; Proteus vulgaris 8,66 ± 0,47; Saliĩionella typhi 10,17 ± 0,24; Klebsiella pneumoniae 7,83 ± 0,24; Pseudomonas aeruginosa 7,83 ± 0,24; Escherichia coli 7,16 ± 0,24; Streptococcus faecaJis 8,33 ± 0,62; Streptococcus pneumoniae 8,67 ± 0,47.

2. Tác dụng trên virus: Dịch chiết toàn cây bỏ rễ thử với nồng dộ rất thấp có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh Ranikhet (Ranikhet disease vữus)

3. Thử độc tính cấp: Toàn cây mũi mác bỏ rễ được chiết với cồn 50°, rồi cô dưới áp lực giảm để được dạng cao khô, tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng liều 1000 mg/kg, chuột vẫn không chết.

Tính vị, công năng

Thân lá mũi mác có vị đắng, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện kỳ, tiêu thực, lợi niệu, sát trùng.

Công dụng

Thân và lá mũi mác được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm mủ răng, viêm tuyến mang tai, viêm thận cấp, phù, viêm gan vàng da, đau gan, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, còn chữa lao xương, nhiễm khuẩn âm đạo, ngộ độc dứa. Ngày dùng 30 - 60 g toàn thân bỏ rễ, hoặc 15 - 30 g lá, sắc chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Để chữa rắn cắn, lấy 20 - 30 g lá tươi rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên vết cắn.

Ngoài công dụng làm thuốc, trong dân gian, người ta dùng lá mũi mác để phòng trừ giòi khi làm mắm cá hay muối thịt, hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc khác để diệt ruồi muỗi. Lá khô cho vào quần áo để chống nhậy.

Bài thuốc có mũi mác

1. Chữa tiêu hóa kém, cam tích ở trẻ em:

Mũi mác phối hợp với bạch mao căn, cam thảo (lượng bằng nhau). Phơi khô, tán bột ngày uống 10 - 20 g hãm với nước sôi

2. Chữa ho có đờm đặc quánh màu xanh:

Mũi mác, xạ can, qua lâu, lượng bằng nhau. Ngày 15 - 20 g sắc uống.

3. Chữa nôn ra máu:

Rễ mũi mác thái nhỏ, sao vàng 8 - 12 g, sắc đặc, trộn với mật ong rồi uống.

4. Chữa cảm sốt: Cành lá cây mũi mác, cúc tần, chùa dù tươi, mỗi vị 30 g, nấu nước uống và xông cho ra mồ hôi.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC