Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần O

Ô Đầu và Phụ Tử

14:05 12/05/2017

Ô Đầu Và Phụ Tử còn gọi là xuyên ô, thảo ô.

Tên khoa học Aconitum sinense Paxt.

Thuộc họ Mao lương Ranunculaceae.

ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, nhưng do cách chế biến khác nhau, nên được hai vị thuốc khác hẳn nhau: . 0 đẩu (Radix Aconìti) là rễ củ mẹ của cây ô đầu-Aconừum sìnense, đào về, rửa sạch phơi hay sấy khô. Vị thuốc này các vị lương y đều thống nhất coi là vị thuốc rất độc. Hiện được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A.

Phụ tử là rễ củ con của cây ô đầu nói trên, nhưng đem về chế biến rồi mới dùng. Phụ tử lại chia ra diêm phụ, hắc phụ và bạch phụ củ, bạch phụ phiến. Các vị lương y có người coi là độc, nhưng có vị coi là không độc vì có thể dùng hàng gam đến 40-50g hay hơn nữa. 

A. Mô tả cây

Cây ô đầu là loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 0,6-lm. Tên cây trước đây nhiều tác giả đã xác định là Aconitum sinense Paxt, nhưng gần đây có tác giả đã xác định lại là Aconitum carmichaeli Debx. ợrung dược chí tập 1, Bắc Kinh, 1961). Rễ phát triển thành củ, có củ mẹ, củ con như cây âu ô đầu. Củ hái ở những cây trồng có thể tới 5cm đường kính. Lá mọc so le, phiến lá rộng 5- 12cm, xẻ thành 3 thùy, 2 thùy 2 bên lại xẻ làm 2, thùy giữa lại xẻ làm 3 thùy con nữa. Mép các thùy đều có răng cưa thô, to. Cụm hoa dài 10-20cm, hoa màu xanh tím, quả dài 2mm. Hoa nờ vào tháng 6-7. Quả thu hoạch vào tháng 7-8

Ô đầu và phụ tử và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này hiện chưa được trồng ở nước ta. Chủ yếu mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc). Củ thu hái vào cuối tháng 6 (hạ chí) đầu tháng 7 (tiểu mãn). Tùy theo yêu cầu muốn có ô đầu, phụ tử hay hắc phụ lựa chọn những củ và chế biến khác nhau như sau: Ô đầu chọn những củ mẹ (khác với âu ô đầu, chỉ lấy củ con) cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Thuốc rất độc.

Diêm phụ còn gọi là phụ tử muối, hay sinh phụ từ, phụ từ sống. Chọn những củ con to .nhất, cắt bỏ rễ con, rửa sạch cho vào vại, thêm vào đó ínagiê clorua (đảm ba), muối ăn và nước. Cứ 100kg phụ tử thì dùng 40kg magiê clorua, 30kg muối và 60 lít nước. Ngâm trong 10 ngày lấy ra phơi, phơi khô lại cho vào vại thêm nước, muối và magiê clorua để lúc nào cũng ngâm xâm xấp các củ. Sau đó mỗi ngày lại lấy ra phơi, tối lại ngâm. Thỉnh thoảng lại thêm muổi, magiê clorua để lúc nào cũng giữ được nồng độ cũ. Cuối cùng phơi nắng để muối thấm vào tới giữa củ, mặt ngoài thấy có muối kết tinh là được.

Loại phụ tử này được nhập vào nước ta với hình thức đựng trong các vại, trông giống như những củ khoai sọ, dài 6-10cm, quãng rộng có thể đạt tới 4- 6cm. Khi dùng có người chỉ rửa sạch hết muối, thái mỏng, phối hợp với các vị thuốc khác, đặc biệt cam thảo và gừng sống (sinh khương) sắc kỹ gạn lấy nước mà uống. Chúng tôi đã có dịp uống một đơn thuốc có tới 80g sinh phụ tử phối hợp với cam thảo, gừng sống, sắc đặc, đồng thời còn chứng kiến có người dùng tới 50-200g sinh phụ trong một ngày mà lại uống luôn trong nhiều ngày.

Tuy nhiên nhiều người thường chỉ dám dùng sau khi đem sinh phụ trên nấu lại nhiều lần với đậu đen. Hắc phụ: Chọn những củ con, to trung bình, rửa sạch đất cát, cho vào vại có chứa dung dịch magiê ngâm vài ngày, thông thường cứ 100kg phụ tử sống dùng 40kg magiê clorua và 20kg nước.

Sau đó cứ để như vậy, đun sôi 2-3 phút, lấy ra rửa sạch, để nguyên cả vỏ, thái thành từng miếng mỏng chừng '5mm rồi lại ngâm vào nước magiê clorua nữa, cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải mà tẩm và sao cho đến khi có màu nước chè đặc, cuối cùng lại dùng nước rửa cho đến khi hết vị cay tê là được, đem ra phơi khô hoặc sấy khô. Xem như vậy ta thấy chất aconitin có thể giảm đi rất nhiều, định lượng ancaloit cũng xác nhận như vậy.

Bạch phụ: Chọn những củ con nhỏ, rửa sạch, cho vào vại ngâm với nước có magiê clorua vài ngày, sau đó đẹm đun cho tới khi chín tói giữa củ, lấy ra bóc vỏ đen, thái thành từng miếng mỏng dày chừng 3 mm, rồi cũng đem rửa cho tới khi hết vị cay, hấp chín, phơi khô, sau đó đem xông hơi diêm sinh cuối cùng phơi khô là được. Xem như vậy bạch phụ lại có thể chứa ít ancaloit hơn hắc phụ.

Theo tài liệu cổ, ô đầu phụ tử đều có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có độc, vào 12 đường kính. Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, thấp tà; ô đầu sưu phong, táo thấp khứ hàn; phụ tử dùng chữa mồ hôi toát ra nhiều quá, vong dương (mất dương), chân tay quờ quạng, bụng quặn đau, dương hư, sợ lạnh, mồ hôi trộm, ngực bụng lạnh đau, tả lỵ lâu ngày, phong hàn thấp tỳ (tê bại), đau nhức thận dương không đủ, cước khí, thủy thũng, mọi chứng trầm hàn cố lãnh. Ô đầu dùng chữa phong hàn thấp tỳ, các khớp sưng đau, chân tay co quắp, bán thân bất toại (liệt nửa người), đại hàn sinh đau bụng, âm thư lâu ngày không vỡ mủ, vết loét lâu ngày không liền miệng.

Những người âm hư, dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được. Ô đầu không được dùng chung với bán hạ, quá lâu, bỗi mẫu bạch cập. Mặc dầu sinh phụ, hắc phụ hay bạch phụ đã được chế biến như vậy rồi nhưng khi dùng có người còn chế với đậu đen hay ngâm nước với nhiều lần rồi mới dám dùng. Chúng tôi thấy cũng cần theo dõi nghiên cứu để đi tới thống nhất một phương pháp bào chế phụ tử, có như vậy mới dễ đánh giá tác dụng trị bệnh của các loại phụ tử.

C. Thành phần hóa học

Qua các tài liệu của Trung Quốc và Nhật.Bản, trong ô đầu và phụ tử Trung Quốc cũng có những hoạt chất như âu ô đầu. Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy như vậy, nhưng theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: Ô đầu, diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ. Tuy nhiên chúng tôi tự hỏi, tại sao muốn, giảm luợng ancaloit lại không dùng liều nhỏ cho khỏi' lãng phí thuốc hoặc là trong phụ tử, ngoài aconitin ra còn có chất gì khác tác dụng chăng? Trong khi sắc phối hợp với những vị thuốc khác có gì thay đổi không? Đó là những vấn đề tồn tại-trong thành phần hóa học của phụ tử.

Một số băn khoăn của chúng tôi gần đây đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản trả lời như sau:

1. Trong quá trình sắc thuốc (đun sôi và giữ sôi lâu) các ancaloit của phụ tử chế, tiếp tục bị phân hủy.

2. Khi sắc đơn thuốc “Tứ nghịch thang” (phụ  phối hợp với cam thảo và gừng) độc tính của phụ tử còn giảm nhiều hơn so với nước sắc phụ tử riêng biệt, hoặc khi sắc phụ tử riêng, gừng riêng và cam thảo riêng rồi mới ưộn ba dịch sắc riêng ấy với nhau. Người ta cho rằng, khi sắc phối hợp ba vị phụ tử, gừng và cam thảo, ngoài sự phân hủy aconitin bởi nhiệt, có thể-còn sự hóa hợp giữa axit glucuronic của cam thảo với những ancaloit trong phụ tử.

3. Đông y không sử dụng các ancaloit độc trong phụ thử mà dùng các chất gây tác dụng cường tim trong ô đầu, phụ tử. Có lẽ chất “hồi dương cứu nghịch” hay “khởi tử hổi sình” nói trong đông y là nằm ở đây. Tại Nhật Bản, người ta đã chiết từ nưởt sắc phụ tử chất higranim có tác dụng cường tim rất mạnh. Higranim rất bền với nhiệt độ, với áp suất, trong môi trường nước axit hóa, ở nồng độ lOg vẫn có tác dụng cường tim. Sau khi hấp 110-115°c trong 40 phút, hiệu lực cường tim chỉ giảm 2 lần, trong khi đó DL- 50 giảm độc tới 200 lần cTrung thảo dược học- Trung văn).

4. Tác dụng cường tim còn liên quan đến sự có mặt của ion Ca+2 trong nước sắc đơn thuốc có phụ tử. Nguồn ion Ca+2 này một phần có trong axit canxiphotphoaconitic trong phụ thử, một phần có trong nước muối, nước ót dùng chế phụ tử. Nước sắc phụ tử chế có tác dụng mạnh hơn nước sắc phụ tử sống (ô đầu) do nước sắc phụ tử chế có hàm lượng ion Ca+2 nhiều hơn. Nếu loại các ion Ca+2 khỏi nước sắc thì tác dụng cường tim cũng giảm đi khá nhiều (Trung dược hóa học, 832, Võ Xuân Minh-TCĐY 1983, 184).

D. Công dụng và liều dùng

Trong đông y, ô đẩu chỉ được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau nhức, mỏi chân tay. . Đặc -biệt lắm mới có người dùng cho uống để . chữa bán thân bất toại, chân tay co quắp, mụn • nhọt vỡ lâu không liền miệng. Liều thường dùng • là 3-4g, sắc uống hay ngâm rượu. Phụ tử: Đông y coi là một vị thuốc hồi dương, khử phong hàn, 'dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi''(thoát dương) chân tay tê mỏi v.v... với liều 4-12g dưới dạng thuốc sắc.

Dù sao dùng thuốc nàý cũng phải' hết sức thận trọng, chưa quen không nên dùng. Một số người dùng với liều cao hơn, có khi tới lOOg hay hơn, nhưng thường phối hợp với cam thảo, can khương và sắc rất kỹ và lâu. Đơn thuốc có ô đầu phụ tử Chữa chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau: Rượu phụ tử quế chi (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh) ô đầu lg, quế chi lg, cam thảo lg, thược dược 2 g, táo đỏ 4g, rượu 100ml. Ngâm trong 3 ngày, lọc bỏ bã lấy rượu. Ngày uống 60ml rượu này chia làm nhiều lần uống, chữa bệnh chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau.

Chú ý:

1. Bạch phụ tử còn dùng để chỉ hai vị thuốc ropha multifida L. thuộc họ Thầu dầu khác: Rễ củ của cây Typhonium giganteum Euphorbiaceae. Engl. (cây này ở ta chưa thấy có) thuộc họ Ráy

2. Trên thị trường còn có bán một loại thuốc Araceae và cây san hô hay bạch phụ tử-Jat- gọi là thảo ô là rễ một cây Aconitum khác.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC