Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Tương Dại

10:06 10/06/2017

Cajanus scarabaeoides (L.) Thouars

Tên đồng nghĩa: Atylosia scarabaeoides (L.) Benth. Dolichos scarabcieoides L.

Tên khác: Bình đậu, đậu chiều bọ hung.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo leo hoặc bò dài, sống nhiều năm, có lông như nhung màu vàng. Lá mọc so le, ba lá chét hình bầu dục, dài 2 - 3,5 cm, rộng 1 - 1,5 cm, gốc tròn hơi thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt có lông tuyến; cuống lá dài 2 - 4 cm; lá kèm nhỏ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, 1 - 3 hoa màu vàng; đài hình chuông, có 4 răng nhỏ; tràng có cánh cờ xoắn ngược cỏ tai nhọn, cảnh thìa tròn; bầu có nhiều lông tơ dài.

Quả đậu, thuôn, dài 2 cm, rộng 0,5 cm, hơi thắt lại giữa các hạt, phủ lông lởm chởm, có tuyến; hạt 5-6, màu đen hay vàng sẫm.

Mùa hoa: tháng 9-10; mùa quả: tháng 11 - 12.

Phân bố, sinh thái

Trong các tài liệu về thực vật học gần đây (Nguyễn Đăng Khôi, 2003 - Fabaceae, trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.2; L.J.G. Van de Maesen and Jadikin Somaatmadịa, 1992 - PROSEA (1) - Pulses) không thấy đề cập chi Atylosia riêng rẽ, do chúng đã được nhập vào chi Cajanus DC. Chi này ở Việt Nam có 5 loài, trong đó có cây đậu tương dại (Cajanus sacrabacoides (L.) Thouars = syn.Stylosa scarabacoides (L.) Benth.).

Trên thế giới, đậu tương dại phân bố khá rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và cả châu Đại Dương. Riêng ở châu Á đã ghi nhận được ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc. Lào. Campuchia. Thái Lan, Malaysia. Indonesia, Philipin, và Tân Ghinê. Tại Việt Nam. theo Nguyễn Đăng Khôi, loài này cũng phân bố gần như khắp các tỉnh miền núi, từ miền Bắc vào đến miền Nam, bao gồm: Cao Bằng (Hoà An); Lạng Sơn (Hữu Lũng); Quảng Ninh (Bãi cháy, Uông Bí); Hà Nội (Ba Vì, Thủ Pháp. Bất Bạt); Hoà Bình (Cao Phong); Hà Nam (Kiện Khê, Võ Xá); Ninh Bình (Chợ Ghềnh, Đồng Giao); Thừa Thiên - Huế (Nam Đông); Kom Tum (Đắc Tô); Đắc Lắc (Nam Đà), Lâm Đồng (Đà Lạt); Khánh Hoà (Cầu Đá); Ninh Thuận (Cà Ná); Đồng Nai (Định Quán); Tây Ninh (Bà Đen); Kiên Giang; Bạc Liêu...

Đậu tương dại là loại dây leo song 1 - 2 năm, ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường leo lên những cây bụi nhỏ, cỏ ở ven rừng thứ sinh, bờ nương rẫy hay trong các tràng cây bụi tái sinh sau nương rẫy. Chúng có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau, có pH từ trung tính đến hơi chua. Cây ra hoa, quả nhiều hàng năm; tái sinh tốt từ hạt hoặc từ phần thân cành còn lại sau khi bị cắt. Với đặc điểm sinh trưởng nhanh, nếu không có cây giá thể, đậu tương dại có thể mọc thành đám, cỏ tác dụng che phủ và cải tạo đất.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Hạt chứa protein (22%), chất béo (1,7%), chất khoáng (3,6%), carbohydrat (57,2%), calci (9,14%), phospho (0,26%), caroten, vitamin A, vitamin Bl. Các acid amin chủ yếu là tyrosin, cystein, arginin và lysin.

Ngoài ra hạt còn chứa isoflavon và 2 globulin là cajanin (58%) và concajanin (8%).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn

Atylosol. một chất chiết được từ cây đậu tương dại có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuấn Bacillus sublilis và Staphylococcus aureus [Phytochemistry. 1978. 17: 2001. Rasloüi et al., 1999, II: 86].

2. Độc tính cấp

Cao khô của đậu tương dại đã được tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 1000 mg/kg chuột không chết. Cao khô được chế bằng cách dùng toàn cây đậu tương dại bỏ rễ, chiết bang ethanol 50%: sau đó được cô dưới áp lực giảm đến thể chắt cao khô [Dliar et al.. 1973, IV: 43].

Tính vị, công năng

Toàn cây đậu tương dại vị ngọt, cay và nhạt, tính bình, có công năng trừ sốt, làm liền sẹo, lợi tiêu, cam máu. Tài liệu Trung Quốc ghi: đậu tương dại vị ngọt, cay. nhạt. tính ôn. có công năng giải thử. lợi niệu chỉ huyết. sinh cơ.

Công dụng

Toàn cày đậu tương dại được dùng chữa cảm cúm, sốt nóng, đột quỵ. phù nề, đau ngang thắt lưng. Liều dùng, mồi ngày 10 - 15g sắc nước uông. Lá đậu tương dại dể làm sạch dạ dày, chữa rối loạn tiêu hoá, làm phân săn, khỏi ỉa chảy, để lợi tiểu. Dùng lá phơi khô, mỗi lần một nắm (khoảng 30 - 40g), sao vàng. sắc nước uống. ngày 1 thang. Để dùng ngoài, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương. Nếu là dược liệu khô, tán thành bột, luyện với nước đắp.

Ở Ấn Độ. người ta dùng toàn cây đậu tương dại để chữa bệnh ỉa chảy cho trâu bò.

Ở Trung Quốc, toàn cây đậu tương dại được dùng chữa cảm lạnh, cúm, nóng sốt, đột quỵ; thấp khớp, đau ngang thắt lưng. phù nề. Sách "Toàn quốc Trung thảo dược hội biên" ghi: đậu tương dại chủ trị thương phong (cảm nhiễm phong tà mà phát bệnh), cảm mạo, phong thấp, thủy thũng, ngoại thương xuất huyết. Sách "Quảng Tây dược dụng thực vật danh lục" ghi: trị cảm mạo, phát nhiệt, tiểu nhi (trẻ em) cam tích; độc xà giảo thương (bị thương do rắn độc cắn). Ngày dùng trong 15 30g sắc uống [TDTH, 1997, III:1314].

Bài thuốc có đậu tương dại

1. Chữa cảm lạnh và cúm

Đậu tương dại tươi toàn cây, rễ ké đầu ngựa tươi, mỗi vị 15g; thêm gừng tươi 3g, sắc nước uống, ngày 1 thang.

2. Chữa sốt nóng, đột quỵ

Toàn cây tươi đậu tương dại, đạm trúc diệp (Lophatherum gracile), cỏ mần trầu, mỗi vị 15g, sắc nước uống, ngày 1 thang.

3, Chữa đau ngang thắt  lưng

Đậu tương dại, lấu bò (Psychotria serpens L.), mỗi vị 30g. Sắc với nước, để nguội, thêm rượu uống.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC