Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chè Đắng Rừng

08:06 02/06/2017

Ilex kaushue S.Y.Hu

Tên đồng nghĩa: Ilex kadingcha C.J.Tseng

Tên khác: Ché khôm, khổ đinh trà.

Họ: Tràm bùi (Aqilifoliaceae). 

Mô tả

    Cây to, cao 10 - 15m, có khi đến 20m hay hơn ở những cây cổ thụ. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, phiến mỏng và dai, dài 10 - 18 cm, rộng 5 - 7,5 cm, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn ngắn, mép khía răng nhỏ và đều, gân bên nổi rõ ở cả hai mặt; cuống lá dài khoảng 2 cm. Lá non có màu đỏ.

    Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái riêng (đơn tính khác gốc); cụm hoa đực dài khoảng 1 cm, có 20 - 30 hoa; cụm hoa cái có 3 - 9 hoa. Quả hạch gần hình cầu, đường kính khoảng 1 cm, có lông mịn, có núm nhụy dài tồn tại, khi chín màu đỏ; hạt 2-3, hình bầu dục thuôn, vỏ ngoài có vân hình mạng lưới.

Phân bố, sinh thái

    Họ Aquifoliaceae ở Việt Nam chỉ có 1 chi Ilex L., bao gồm 40 loài và nhiều thứ (var.). Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu, thuộc chi này đã ghi nhận được tới 9 loài có công dụng làm thuốc, trong đó loài chè đắng Ulex kuushue S.Y.Hu) được phát hiện sau cùng, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước.

   Cho đến nay, chè đắng rừng đã xác định được về phân bố tại tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: Cao Bằng (Nguyên Bình: Mai Long; Hạ Lang: An Lạc, Đồng Loan, Đức Quang, Thái Đức; Quảng Hoà: Mỹ Hưng, Tiên Thành; Thạch An: Đức Xuân); Lào Cai (Sa Pa: Hàm Rồng); Bắc Kạn (Ba Bể); Hoà Bình (Yên Thuỷ, Phố sấu); Ninh Bình (Cúc Phương: Đồng Con). Trên thế giới, loài này mới biết có ở Trung Quốc (các tỉnh: Hồ Nam, Hồ Bắc, Vân Nam. Quảng Tây, Quảng Đông).

   Chè đắng rừng thuộc loại cây gỗ trung bình, trung sinh; mọc rải rác ở rừng cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, nhất là gần các bờ khe suối.Độ cao phân bố thường thấy từ 600 đến 900m, cá biệt tới 1.600m (núi Hàm Rồng, Sa Pa, Lào Cai). Những cây lớn có thể ra hoa quả hàng năm, số lượng quả khá nhiều, nhưng số lượng cây con tái sinh tự nhiên hiếm gặp.

    Vào khoảng năm 1998 - 1999, sau khi xác định được giá trị làm thuốc và giá trị kinh tế của nó, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành nghiên cứu nhân giống vô tính thành công. Cành giâm có sử dụng chất kích thích ra rễ tỷ lệ mọc chồi tới 90%. Cây con chăm sóc ờ vườn ươm 1 - 2 năm mới đem trồng, cây trồng trong 5 năm đầu có tốc độ tăng trưởng từ 0,7m đến 1,0m/năm. Để cho cây trồng phân cành nhiều (thu được nhiều lá), người ta thường ngắt ngọn ở năm tuổi thứ 3. Tuy nhiên với cây giống vô tính, chúng thưòng phân cành khá sớm. Do có bộ phận dùng là lá, nên cây trồng mới được 2-3 tuổi đã có thể cho thu hoạch.

   Hiện nay ở các tỉnh Cao Bằng đã trồng được nhiều chè đắng rừng với tổng diện tích tới vài chục hécta. Cây trồng xen trên nương rẫy, vườn cây ăn quả hoặc ở các nơi đất trống ở rừng núi đá vôi đều cho kết quả tốt.

Cách trồng

  Chè đắng rừng thích họp ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 20 - 22°c, lượng mưa trung bình trong năm từ 1000 - 2000 mm.

  Đất đai có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình, cao ráo, thoát nước, ít chua.

   Nhân giống bằng hom, hom giống lấy từ các cành bánh tẻ, không bị sâu bệnh, với độ dài từ 20 - 30 cm, rồi xử lý bằng chất kích thích ra rễ như 1BA hay NAA 6000 - 8000ppm. Bằng cách nhúng nhanh đầu hom cắm xuống đất, mỗi bồn giâm 1 hom. Khi cây con trưởng thành có độ cao 40 - 50 cm có thể đem trồng.

   Thời vụ giâm cành vào các tháng thu đông hay đầu xuân. Thời vụ trồng cây con tốt nhất vào tháng 2 - 3 vì lúc này tiết trời ấm áp, lại có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây hồi phục và sinh trưởng phát triển.

   Đất trồng chè đắng rừng được đào thành từng hố với khoảng cách 3 - 5m một cây. Hốc đào sâu, mỗi hốc cần bón 5 - 10 kg phân chuồng, hay phân xanh, hoặc mùn núi, cộng với ít lân và kali trộn đều với đất. Đặt cây giống xuống, lấp đất giẫm chặt, trồng xong tưới nước ngay.

  Chăm sóc: Bao gồm các khâu nhổ cỏ, vun gốc và khi gặp trời nắng hạn cần tưới gốc kết hợp với tưới phun cả cây.

 Sâu bệnh: Hiện tại chưa phát hiện có sâu bệnh hại. Chè đắng rừng trồng sau 2-3 năm đã có thể thu hái lá. Để cho cây ra nhiều cành lá, hàng năm người ta có thể cắt bớt cành dài, khống chế độ cao để tiện cho việc thu hái lá. Chè đắng đã được trồng rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, nhiều nhất là ở tỉnh Cao Bằng.

Bộ phận dùng

 Lá.

Thành phần hoá học

  Lá chè đắng rừng chứa 0,5 - 0,6% flavonoid, 5,1 - 5,5% saponin, 2,8 - 3,4% polysacharid. Ngoài ra còn có coumarin, tanin, carotenoid, acid hữu cơ và acid amin [Trung dược đại từ điển, 1996].

  Peng - fei Tu thuộc Viện nghiên cứu sức khoẻ Bắc Kinh đã phân lập được từ lá chè đắng rừng 30 hợp chất tự nhiên, trong đó bao gồm 4 flavonoid là: Kaemferol, quercetin, nicotiflorin, isoquercitrin và 27 triterpen saponin: 

1. Kudinosid A: 3 - o - (3 - D - glucopyranosyl - (1 —> 3) - [a - L - rhamnopyranosyl - (1 —» 2) - a - L - arabinopyranosyl - p - kundinlacton. Công thức phân tử: C47H74O18.

2. Kudinosid B:3-0-B-D - glucopyranosyl - (1 —> 2) B - D - glucopyranosyl - (1 —> 3) - a - L - arabinopyranosyl - p - kundinlacton. Công thức phân tử: C47H74O19.

3. Kudinosid C:3-0-B-D - glucopyranosyl - (1 —► 2) - B - D - glucopyranosyl - (1 —> 3) - [a - L - rhamnopyranosyl - (1 —> 2)] - a - L - arabinopyranosyl - B - kudinlacton. Công thức phân tử: C53H84O23.

4. Kudinosid D:3-0-B-D - glucopyranosyl - (1 —> 3) - [a - L - rhamnopyranosyl - (1 —♦ 2)] - a - L - arabinopyranosyl - a - kudinlacton. Công thức phân tử: C47H72O17.

5. Kudinosid E:3-0-B-D - glucopyranosyl - (1 —> 2) - B - D - glucopyranosyl - (1 —> 3) - [a - L - rhamnopyranosyl - (1 —► 2)] - a - L - arabinopyranosyl - a - kudinlacton. Công thức phân tử: C53H82O22.

6. Kudinosid F:3-0-B-D - glucopyranosyl - (1 —► 3) - [a - L - rhamnopyranosyl - (1 —► 2)] - a - L - arabinopyranosyl - y - kudinlacton. Công thức phân tử: C47H74018.

7. Kudinosid G:28-0-B-D - glucopyranosyl - pemolic acid - 3- O- B- D- glucopyranosyl - (1 —► 3) - [a - L - rhamnopyranosyi - (1 —► 2)] a - L - arabinopyranosid. Công thức phân tử: C53H86022.

8. Kudinosid H:28-0-B-D- glucopyranosyl - pomolic acid - 3- O- a- L- arabinopyranosid. Công thức phân tử: C41H66O13.

9. Kudinosid I:3-0-a-D - arabinopyranosyl - B - kudinlacton. Công thức phân tử: C35H54O9.

10. Kudinosid J:3-0-a-L- arabinopyranosyl - a - kudinlacton. Công thức phân tử: C35H52OS.

11. Latifolosid A

12. Latifolosid B

13. Latifolosid C

14. Latifolosid D

15. Latifolosid E

16. Latifolosid H

17. Ilekudinosid L

18. Ilekudinosid M

19. Ilekudinosid O

20. Ilekudinosid P

21. Ilekudinosid Q

22. Ilekudinosid S

23. Ilekudinosid T

24. Ilekudinosid U

25. Ilekudinosid N

26. Ilekudinosid V

27. Ilekudinosid R

Ngoài ra các tác giả còn phân lập được 2 triterpen lacton là [3 - Kudincha lacton (C30H46O5) và a - Kudincha lacton (C30H44O4).

   Từ loài Ilex latifolia Thunb. người ta đã phân lập được các chất như latifolosid A và B, Ilexsid I và II, Zigu - glucosid I, cornutasid A, cornutaglycosid A và B, acid 3, 4 dicaffeoxylquinic và adenojin.

   Từ lá chè đắng Cao Bằng, Viện dược liệu đã phân lập và xác định cấu trúc được 8 hợp chất (Nguyễn Thượng Dong, Bùi Thị Bằng, 2007): Kudinosid E, Kudinosid D, Kudinosid A, Kudinosid c, Kudinosid G, Kaempferol - 3 - glucosid, Kaempferol - 3 - rutinosid và Quercetin -3 - rutinosid. Ngoài ra còn xác định có 33 nguyên tô vết trong lá và các chế phẩm từ lá chè đắng Cao Bằng.

    Phương Thiên Phương et al. [Food chemistry ] 13 (2009) 139 - 145] đã phân lập từ lá chè đắng Việt Nam 16 hợp chất phenolic, bao gồm 13 dẫn xuất của acid cafeic và 3 flavonol, trong đó có một chất mới là 3, 5 - di - o - caffeoyl epi - quinic acid n - butyl ester.

1. R2 = caffeoyl; R1 = R3 = R4 = H

2. R4 = caffeoyl; R1 = R2 = R3 = H

3. R3 = caffeoyl; R1 = R2 = R4 = H

5. R3 = caffeoyl; R1 = CH3, R2 = R4 = H

6. R3 = R4 = caffeoyl; Rl = R2 = H

7. R2 = R4 = caffeoyl; R1 = R3 = H

8. R2 = R3 = caffeoyl; R1 = R4 = H

10. Ra = R4 = caffeoyl; R1 = CH3, R2 = H

11. R2 = R4 = caffeoyl; R1 = CH3, R3 = H

13. R2 = R3 = caffeoyl; R1 = CH3, R4 = H

Tác dụng dược lý

 1. Tác dụng ức chê acyl - CoA cholcsteryl acyl transferase (ACAT)

Đã xác định được 7 triterpen có tác dụng ức chế ACAT phân lập từ lá chè đắng rừng là: 1 - Ulmoidol; 2 - acid 23 - liydroxyursolic; 3 - acid 27 - trans - p - coumaroyloxy - ursolic; 4 - acid 27 - cis - p - coumaroyloxyursolic; 5-2 alpha, 3 beta - dihydroxy - 24 - nor - urs - 4(23), 11 - dien - 28, 13 beta - olid (ilekudinil A); 6 - acid 2 alpha, 3 beta - dihydroxy - 24 - nor - urs - 4(23), 12 - dien - 28 - oic (ilekudinol B); 7 - 3 beta, 24. 28 - trihydroxupan (ilekudinol C) (Nisliimura et al., 1999a). Sau đó, lại xác định 2 chất cũng có tác dụng ức chế ACAT là ilexosid XLVIII và cynarasaponin c (Nishimura et al., 1999b).

2. Tác dụng trên nhung mao của chuột cống trắng

a) Mục đích: Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng dược lý của chè pha đặc lá chè đắng rừng ở Quảng Đông, Trung Quốc trên nhung mao ruột non của chuột cống trắng vừa thôi bú bị béo phì, có so sánh với fenfluramin là một thuốc chống béo phì tác dụng trung ương.

b) Phương pháp: Dùng phương pháp kính hiển vi điện tử, quan sát nhung mao ruột non 60 chuột cống trắng thực nghiệm. Đếm, phân tích để rút ra kết luận.

 c) Kết quả: So với fenfluramin, chè đặc cùa lá chè đắng rừng không ảnh hường đến cấu hình nhung mao của ruột non, nhưng có tác dụng điều hoà mạnh hơn trên tế bào mỡ bị phì đại ở mô mỡ (Lu et al„ 1999).

3. Tác dụng trên cơ trơn khí quản chuột lang cô lập

a) Mục đích: Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng của cao lá chè đắng rừng trên cơ trơn khí quản chuột lang cô lập in vitro.

b) Phương pháp: Dùng tiêu bản chuỗi vòng khí quản chuột lang (lấy khí quản, cắt ra thành vòng, rồi buộc lại thành chuỗi vòng), thử nghiệm để xác định đường cong nồng độ - đáp ứng của CaCl2, histamin,-acetylcholin là những chất gây co khí quản trên chuỗi vòng khí quản khi có và không có cao lá chè đắng.

c) Kết quả: CaC12 và histamin gây co khí quản có ý nghĩa với pD2 theo thứ tự là 3.55 và 5,34. Khi dịch nuôi có cao chè đắng rừng, đường cong biểu diễn dịch sang phải và biên độ co giảm, chứng tỏ cao chè đắng rừng ức chế được sức co do hai chất trên.

  Cao chè đắng rừng cũng ức chế sức co của chuỗi vòng khí quản chuột lang do acetylcholin nồng độ 3,l0^6,mol/L và do histamin nồng độ 3,10^6moI/L. Dùng nhiều nồng độ cao chè đắng rừng sẽ xác định được các tỷ lệ ức chế khác nhau. Trên cơ sở đó đã xác định được nồng độ cao chè đắng rừng ức chế 50% sức CO (IC50) của acetylcholin là 0,16 mg/ml và của histamin là 0,21 mg/ml.

 d) Kết luận: Chè đắng rừng có tác dụng làm giảm có ý nghĩa cơ trơn khí quản chuột lang cô lập trên mô hình chuỗi vòng khí quản do nhiều tác nhân gây co khác nhau (Jiang et al., 2001).

4. Tác dụng chống oxy hoá

Đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của thành phần phenol chính trong Ilex Kudingcha (chè đắng rừng), Ilex cornuta (Bùi sừng), và Ligustrnm robustum (Râm khoẻ): Kết quả cho thấy, dẫn chất phenol chính trong 2 loại Ilex là các acid mono - và di - caffeoyl - quinic có khả năng chống oxy hoá mạnh hơn có ý nghĩa so với dẫn chất phenol của Ligustrum thuộc các glycosid phenylethanoid và monoterpenoid (Zhu et al., 2009).

5. Tác dụng ức chế sự kểí tụ lipid loại LDL

a) Mục đích: Nghiên cứu tác dụng ức chế của các sapomin triterpenoid phân lập từ lá chè đắng rừng trên sự tích tụ lipid loại LDL ở đại thực bào.

b) Phương pháp: Dùng mô hình sàng lọc dựa vào tế bào trên sự tích tụ lipid loại LDL trong đại thực bào để nghiên cứu tác dụng ức chế của 12 saponin triterpenoid chiết từ lá chè đắng rừng.

c) Kết quả: Tám trong 12 họp chất ức chế được sự tạo thành các tế bào bọt (foam cell) và làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và triglycerid trong tế bào. Phân tích mối tương quan cấu trúc - hoạt tính cho thấy tác dụng này chù yếu là do vai trò của vòng delta - lacton trong saponin. Ngoài ra, có thể còn do vai trò của nhóm - OH ở vị trí c - 12, số lượng các monosacharid trong chuỗi đường và đường rhamnose ở đầu tận cùng cùa chuỗi đường (Zheng, Tang et al., 2009).

6. Tác dụng trên một số thông sổ huyết lim biến học

a) Mục đích: Nghiên cứu tác dụng của saponin toàn phần chiết từ lá chè đắng rừng trên huyết lưu biến học (hemorheology) ở chuột nhắt trắng bị tăng cholesterol huyết do chế độ ăn giàu cholesterol.

b) Phương pháp: chuột được chia thành 6 lô. Lô 1 đổi chứng sinh học; lô 2 đối chứng bệnh lý do chế độ ăn giàu cholesterol; lô 3 đối chiếu: như lô 2 và dùng atorvastatin (thuốc ức chế HMG CoA reductase làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan) 5Ơ mg/kg; 3 lô 4, 5, 6 như lô 2 và dùng saponin lá chè đắng rừng với liều theo thứ tự 75, 150 và 300 mg/kg. Cho ăn chế độ giàu cholesterol và dùng thuốc 6 tuần. Sau đó xác định một số thông số huyết học và hoá sinh máu.

c) Kết quả: Saponin chè đắng rừng và atorvastatin làm giảm có ý nghĩa so vói lô 2 các thông so: cholesterol toàn phần trong huyết tương, độ nhớt màu toàn phần, độ nhớt của huyết tương và chỉ số kết tụ tiểu cầu. Ở các lô 3, 4, 5 và 6, các thông số sau đây được cải thiện: làm giảm hàm lượng fibrinogen trong huyết tương, kéo dài thời gian đông máu, thời gian thromboplastin, thời gian thrombin, thời gian prothrombin. Tuy nhiên thông số hematocrit (tỷ lệ % thể tích hồng cầu so với máu toàn phần) và chỉ số biến dạng hồng cầu không khác có ý nghĩa so với lô 2. d) Kết luận: Saponin toàn phần lá chè đắng rừng có thể được dùng để điều trị tăng cholesterol huyết và xơ vữa động mạch (Zheng, Wang et al., 2009).

7. Tác dụng trên hoạt động vận động tự nhiên

   Thử trên chuột nhắt trắng dùng phương pháp lồng rung. Cho chuột uống saponin thô chè đắng rừng với liều 0,82, 1,67, và 2,5 g/kg lúc 20 phút trước thí nghiệm. Kết quả cho thấy, thuốc nghiên cứu làm giảm hoạt động của chuột theo thứ tự 39, 55 và 67% so với lô chứng. Saponin thô chè đắng rừng (chứa 33% saponin toàn phần) được chiết từ lá chè đắng rừng phơi khô với hiệu suất 66,5% (cứ 100g lá chè đắng khô, chiết được 16,5g saponin thô) [Bùi Thị Bằng, 2006: 69 - 82].

8. Tác dụng bào vệ gan

Gây tổn thương gan và xơ gan ở chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc CC14, một tuần 2 lần, kéo dài trong 3 tháng. Cho chuột uống saponin thô lá chè đắng rừng (cách chiết như mục 1) với liều mỗi ngày 2,5 g/kg (tương đương với liều lá khô là 15 g/kg) bắt đầu từ tháng thứ 2 đến hết tháng thứ ba (uống thuốc trong 2 tháng). Kết quả cho thấy:

a) Enzym GPT trong huyết thanh ở lô dùng thuốc giảm 28% (P < 0,01);

b) Bilirubin trong huyết thanh không thay đối có ý nghĩa thống kê;

c) Hàm lượng Collagen trong gan giảm 30,6% (P < 0,05);

đ) Hoạt tính chống oxy hoá trong gan chuột ở lô dùng thuốc tăng 24% (P < 0,05);

e) Xét nghiệm vi thể gan ở lô dùng saponin thô, thấy có tổn thương, nhưng mức độ tổn thương ít hơn và nhẹ hơn so với lô chửng không dùng thuốc [Tài liệu đã dẫn].

9. Tác dụng chổng viêm

 Saponin thô lá chè đắng rừng với tổng liều là 2,5 g/kg và 3,3 g/kg chia ra 3 lần bằng nhau, 2 lần trước và một lần sau khi tiêm caragenin để gây viêm vào dưới da gan bàn chân chuột, làm giảm phù chân chuột cống trắng theo thứ tự là 30 và 32% (P < 0,05). Trên mô hình u hạt thực nghiệm, cho chuột cống trắng uống saponin thô (cách chiết như ở mục 1) với liều hàng ngày là 2,5 g/kg liền trong 5 ngày, u hạt giảm 30,6% (P < 0,05). Như vậy là saponin thô lá chè đắng rừng có tác dụng chống viêm cấp và viêm mạn tính, nhưng mức độ tác dụng vừa phải [Tài liệu đã dẫn].

10. Tác dụng trên khả năng nhận thức và duy trì phản xạ có điều kiện

Thử trên chuột nhắt trắng dùng máy đo phản xạ có điều kiện tự động. Cho chuột uống saponin thô liều 2,5 g/kg, tương đương liều lá khô là 15 g/kg lúc 30 phút trước khi thí nghiệm, thấy saponin lá chè đắng không làm giảm được số ngày học tập để hình thành phản xạ, nhưng duy trì được thời gian phản xạ có điều kiện lâu hơn so với lô đối chứng [Tài liệu đã dẫn].

11. Độc tính cấp

Cho chuột nhắt trắng uống saponin thô lá chè đắng rừng đến liều 49,5 g/kg tương đương với liều lá chè đắng khô là 300 g/kg, theo dõi 72 giờ, không có con chuột nào chết, chứng tỏ thuốc có độc tính cấp thấp [Tài liệu đã dẫn].

12. Tác dụng hạ huyết áp

Trên động vật thực nghiệm là chó và thỏ, dịch chiết nước lá chè đắng rừng có tác dụng làm hạ huyết áp (Phan Văn Các, 2004).

13. Tác dụng chống độc do dioxin

Gây độc cho chuột nhắt trắng bằng dioxin thấy dịch chiết lá chè đắng rừng làm giảm tỷ lệ chuột chết so với lô đối chứng không dùng thuốc (Nông Thanh Son, 2001).

14. Thử lâm sàng điều trị tăng huyết áp

   Thử lâm sàng điều trị tăng huyết áp vô căn ở bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Thái Nguyên, thấy dịch chiết lá chè đắng rừng có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm hàm lượng cholesterol huyết, an thần, tăng cường giấc ngủ sâu và dài hơn, cải thiện được một số cảm giác chủ quan của bệnh nhân như đau đầu, chóng mặt (Nông Thị Nga, 2003).

Tính vị, công năng

   Lá chè đắng rừng vị rất đắng, sau có cảm giác ngòn ngọt ở họng, có công năng tiêu viêm, giải thử, nên đưọc dùng điều trị các bệnh viêm nhiệt đau mắt đỏ [TDTH, 1996, II: 604].

Công dụng

    Lá chè đắng rừng được dùng để pha nước uống như uống chè, có tác dụng làm cho người khoẻ mạnh, đỡ mệt mỏi khi làm việc trí óc căng thẳng, hoặc gặp những bất lợi về thời tiết như thời tiết quá nóng. Chè đắng rừng làm cho đầu óc tỉnh táo, nhưng không gây mất ngủ. Gần đây, còn thấy lá chè đắng rừng có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, hạ cholesterol huyết, giải độc, bảo vệ gan. Lá chè đắng rừng có tác dụng an thần ngay sau khi uống, nhưng lại kích thích thần kinh làm tỉnh táo, minh mẫn, mà không làm mất giấc ngủ.

  Cây chè đắng rừng ở Trung Ọuốc gọi là "khổ đinh trà", khổ ở đây là đắng, nên tên khoa học cũng được đặt là Ilex Kudingcha C.J.Tseng, lá cây được dùng ở Quảng Tây (Trung Quốc) để chữa các bệnh thuộc nhiệt (nhiệt bệnh), phiền khát, đau đầu, mắt đỏ [TDTH, 1996, II: 604].

     Hiện nay công ty chè đắng Cao Bằng đã sản xuất ra nhiều dạng thuốc từ chè đắng lưu hành trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng. Dạng đơn giản nhất là lá khô. Lá chè đắng khô cuộn chặt lại như tổ sâu, đóng vào túi ni lông 100g, 200g, 500g và 1000g. Dùng như pha trà, lấy 1 - 2g (1 - 2 lá), cho vào ấm hoặc cốc sứ. đô nước sôi vào rồi uống, uống hết nước lại đổ nước sôi vào, uống thay nước hàng ngày. Dạng thứ hai là dạng "Trà tan chè đắng Cao Bằng", mỗi túi gồm có bột saponin lá chè đắng rừng 0,10g; lactose l,84g và Na CMC 0,06g. Hoà với nưóc sôi rồi uống như uống các loại trà tan khác. Mỗi lần một túi, ngày 2-3 lần. Dạng thứ 3 là trà túi lọc, mỗi túi có 0,5g bột lá chè đắng. Khi dùng pha với nước sôi như các loại trà túi lọc khác, mỗi lần một túi, ngày 2-3 lần.

Bài thuốc có chè đắng rừng

  Thuốc làm tăng tuần hoàn máu, tăng trí nhớ:  Lá chè đắng rừng, lá bạch quả, mỗi vị 1g. Để cả lá hoặc tán thành bột thô, pha uống trong ngày như uống trà. Có thể chế thành viên, mỗi viên 0,10g saponin lá chè đắng rừng và 0,10g cao lá bạch quả đã tiêu chuẩn hoá. Mỗi lần uống một viên, ngày 2-3 lần.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC