Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dương Cam Cúc

15:05 18/05/2017

Matricaria chamomilla L. 

Tên nước ngoài: Chamom ille flower, German chamomille, feverfew (Anh); herbe aux charpentiers, matricaừe, camomille allemagne (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae). 

Mô tả

Cây thảo lớn, sống hàng năm, phân nhiều cành, cao 20-40cm. Thân hình trụ nhẵn, có khía dọc, Lá mọc so le, xẻ 2-3 lần hình lông chim rất sâu vào tận gân lá thành những mãnh rất hẹp như hình sợi.

Cụm hoa mọc ở ngọn và kẽ lá thành đầu đơn độc, đường kính : 2cm, có cuống dài; tổng bao gồm những lá bắc thuôn, mép viền trắng, hoa vòng ngoài màu trắng có tràng 5 cánh hàn liền thành lưỡi rộng, dài hơn lá bắc và gập xuống khí hoa nở, nhụy có đầu nhụy chia đôi; hoa ở giữa màu vàng có tràng 5 răng hình ống mang 5 nhị đính ở giữa ống tràng, bao phấn vây xung quanh chỉ nhị; đế hoa hình chóp, dài ra khi quả hình thành.

Quả bế, có những khía mảnh ở mặt lưng.

Dương cam cúc và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Matricaria L. gồm các loài thân thảo, phân bố ở vùng ấm Địa Trung Hải và châu Á. Dương cam cúc có nguồn gốc ở vùng Trung Âu. Cây mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều nước như Đức, Pháp và Hungari... để làm thuốc và hương liệu.

Dương cam cúc được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 60, đến năm 1978 trồng thử ở Đà Lạt, sau đưa giống đi trồng ở một số nơi khác. Hiện nay Đà Lạt vẫn là nơi trồng nhiều dương cam cúc nhất.

Cây ưa sáng, ưa ẩm và ưa khí hậu mát của những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao, như Đà Lạt, Sa Pa... Cây được gieo trồng từ hạt, sau 5-6 tháng bắt đầu có hoa. Từ năm thứ 2-3 số lượng hoa trên mỗi cây càng nhiều hơn.

Cách trồng

Dương cam cúc là cây thuốc nhập nội vào 1962 từ các nước ôn đới. Cây trồng được ở các vùng có khí hậu mát lạnh như Sa Pa, Tam Đảo, Cao Bằng, Lai Châu, Đà Lạt.

Dương cam cúc nhân giống bằng hạt. Hạt được gieo trồng vườn ươm vào tháng 2-3, sau đó chọn ngày râm mát hoặc có mưa để đánh cây con đi trồng. Đất vườn ươm cần làm kỹ, để ải. Trước khi gieo, cần tưới cho mật luống đủ ẩm. Sau khi gieo hạt, phủ rơm rạ rồi lại tưới cho đến khi hạt nảy mầm. Khi cây cao 7-10cm đánh đi trồng. 

Đất trồng cần chọn đất tốt, cao ráo, thoát nước. Đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhiều màu, không bị úng ngập rất thích hợp để trồng dương cam cúc. Sau khi làm đất nhỏ, lên thành luống cao 25cm, mặt luống rộng 60-80cm, bón phân lót rồi trồng với khoảng cách 30x20cm. Lượng phân lót nhiều hay ít tuỳ theo khả năng và chất đất. Nói chung, nên bón cho mỗi hecta từ 15 đến 25 tấn phân chuồng đã được ủ với 150-250kg lân.

Trong thời kỳ mới trồng, thường xuyên tưới nước và làm sạch cỏ. Khi cây đã bén rễ, sinh trưởng mạnh, cần xới xáo kết hợp với bón thúc. Cách một tháng, bón thúc một lần, liên tiếp trong 3-4 tháng. Mỗi lần dùng 54 kg urê pha loãng để tưới cho cây. Có thể bón thêm nước giải, nước phân chuồng ngâm kỹ, pha loãng.

Dương cam cúc hay bị sâu xám, sâu xanh hai lá Chú ý theo dõi phát hiện kịp thời để bắt hoặc phun thuốc diệt trừ. Cây có thể bị các bệnh thối gốc thối hoa, khô cành. Cần đảm bảo độ ẩm vừa phải và sự thông thoáng trong ruộng dương cam cúc. Có thể phun phòng bằng Bordeaux, Zineb (0,3-0,5%).

Hoa thu hoạch nhiều lần vào các ngày nắng ráo. Thu xong cần phơi hay sấy khô kịp thời để đảm bảo chất lượng.

Bộ phận dùng

Nụ hoa phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Dương cam cúc chứa khoảng 3% tinh dầu. Tinh dầu mới chưng cất có màu xanh da trời, sau chuyển thành màu xanh rồi màu nâu dưới tác động của ánh sáng và không khí trong quá trình bảo quản. Thành phần chủ yếu của tinh dầu dương cam cúc gồm chamazulen với hàm lượng 1-15%, trung bình 6%, các terpen hydrocarbon, sesqniterpen (farnesen, cađinen) sesquiterpen alcol (bisabolol), một alcol ceton chưa no C15H24O2, oxyd bisabolol C15H2602, furfural và paraffin.

Ngoài ra, trong hoa dương cam cúc còn có các hợp chất khác như apigenin và glycosid của nó là apiin, quercimeritrin, matricin, rutin.chamazulen, azulen, prochamazulen, herniarin, patuletin, chrysoplenetin, eupatoletin, spinacctin axilarin, eupalitin, 7 - methoxyconmariii, 7 - dihyclroxycoumarin, dioxycoumarin, acid salicylic, phvtosterol, các acid béo và vitamine c.

Tác dụng dược lý

Cao dương cam cúc và (-) - a - bisabolol đều có hoạt tính hạ sốt in vitro. Một cao nước - cồn dương cam cúc ức chế sự phát triển in vitro của Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans. Strep. nhóm B, Strep salìvarius, Bacillus megatherium và Leptospira icterohcmorrhagiae. Tinh dầu dương cam cúc ức chế in vitro Staph. aureus, Bacillus subtilis, ức chế những vi khuẩn gram - dương mạnh hơn so với vi khuẩn gram-âm, và ức chế sự nảy mầm của bào tử các men, mốc và nấm da thử nghiệm.

Cao dương cam cúc ức chế in vitro cả cyclooxvgenase và lipoxygenase và do đó ức chế sự sản sinh prostaglandin và leukotrien là những chất gây viêm đã dược biết. Bisabolol và bisabolol oxyd đã được chứng minh là có tác dụng ức chế 5 - lipoxygenase, nhưng bisabolol có tác dụng mạnh hơn. Đã chứng minh tác dụng chống viêm của cao dương cam cúc, tinh dầu và những thành phần phân lập trong nhiều nghiên cứu in vivo, trên sốt gây với men bia ở chuột cống trắng và đối với ban đỏ gây bởi tia tử ngoại ở chuột lang. Những thành phần chính chống viêm và chống co thắt của dương cam cúc là những hợp chất terpen : matricin, chamazulen, (-) - a - bisabolol oxyd A và B, và (-) - a - bisabolol. Trong khi matricin và (-) - a - bisabolol được phân lập từ cây, chamazulen thực sự là một chất giả được tạo nên khi làm nóng hoa trong lúc pha thuốc hãm hoặc cất tinh dầu.

Tác dụng chống viêm của các hợp chất đã được chứng minh trên những mô hình thí nghiệm ở các loài động vật khác nhau (gây phù bàn chân chuột cống trắng với caragcnin, gây viêm da bằng dầu ba đậu ở chuột nhắt trắng). Cao toàn phần dương cam cúc và phân doạn flavonoiđ rất có hiệu quả làm giảm viêm khi áp dụng tại chỗ. Apigenin và luteolin có tác dụng mạnh hơn inđomethacin và phenylbutazon. Hoạt tính giảm theo thứ tự sau đây : apigenin > luteolin > quercetin > myricetin > apigenin - 7 -glucosid > rutin. Hoạt tính chống co thắt của dương cam cúc được quy cho apigenin, apigenin - 7 - 0 glucosid và (-) - a - bisabolol, có hoạt tính tương tự papaverin. Apigenin- 7-glucosiđ dưới dạng hạt mỡ tiêm trong da có tác dụng phụ thuộc vào liều ức chế viêm da gây ở chuột cống trắng bởi xanthinoxydase và cumene hvdroperoxyd.

Tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng một nước hãm dương cam cúc đông khô thấy có tác dụng làm giảm hoạt động cơ bản, hoạt động thăm dò và vận động, và làm tăng giấc ngủ gáy bởi hexobarbital, chứng tỏ dương cam cúc ức chế hệ thần kinh trung ương.

Một nghiên cứu lâm sàng mù kép về sự tái biểu mô hoá và sự chảy nước của vết thương cho thấy cao dương cam cúc có tác dụng làm giảm kích thước của vết thương và làm khô vết thương nhanh hơn. Cao dương cam cúc trộn trong một kem cơ bản đắp tại chỗ làm giảm viêm da tốt hơn hydrocortison 0,25%. Trong một nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm, kem dương cam cúc được chứng minh có hiệu quả điều trị eczema các chi bằng hvdrocortison 0,25%, và tốt hơn fluocortin butyl ester 0,75% và bufexamac 5%, nhưng đã không phân tích thống kê. Các chế phẩm dương cam cúc được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm niêm mạc do chiếu tia ở đầu và cổ và do liệu pháp hoá học toàn thân.

Tính vị, công năng

Dương cam cúc có mùi thơm dề chịu và vị đắng, có tác dụng chống co thắt, long đờm, gây trung tiện, diệt giun sán, an thần, lợi tiểu, sát trùng, chống viêm.

Công dụng

Dương cam cúc là vị thuốc đã được ghi trong một số được điển châu Âu. Dược liệu được dùng uống để điều trị triệu chứng những bệnh tiêu hoá như khó tiêu, đầy chướng thượng vị, đầy hơi. Nước hãm hoa dương cam cúc điều trị trạng thái bồn chồn và mất ngủ nhẹ do rối loạn thần kinh. Ở Ấn Độ, dương cam cúc có hiệu quả đối với những bệnh của trẻ em như rối loạn về răng, rối loạn dạ dày, đau tai, đau dây thần kinh và co giật. Dương cam cúc còn được dùng đối với thể trạng yếu ớt, cơn đau chướng bụng, hysteria và sốt từng cơn. Một thuốc hãm ấm và đặc có tác dụng gây nôn, trong khi một thuốc hãm loãng có tác dụng bổ nhẹ, hạ sốt.

Dương cam cúc được bào chế thuốc gội đầu và thuốc đắp trị vết thương và viêm. Một thuốc hãm được dùng làm chất chống dị ứng dùng ngoài đối với eczema, vết thâm tím, mụn lở loét, đặc biệt chữa trĩ. Chamazulcn là thuốc kháng histamin ở bệnh nhân dị ứng.

Ở Trung Quốc, lá dương cam cúc được dùng làm thuốc lọc máu. Ở Brasil, dương cam cúc dưới dạng chè an thần làm bớt bồn chồn, ở Italia, một bài thuốc gồm những cụm hoa dương cam cúc và lá Laurus nobilis để làm thuốc an thần trong trường hợp đau nội tạng và đau kinh dưới dạng thuốc sắc. Ở một số nước, dương cam cúc được dùng ngoài để điều trị viêm, kích ứng da và niêm mạc như vết nứt da, vết thâm tím, tổn thương vì cóng lạnh, sâu bọ cắn, kích ứng và nhiễm trùng miệng và lợi, trĩ. Dùng chế phẩm dương cam cúc hít ngửi để chữa triệu chứng kích thích đường hô hấp do cảm lạnh thông thường.

Chú ý : Dương cam cúc chống chỉ định đối với những bệnh nhân nhậy cảm hoặc dị ứng đối với những cây họ Cúc.

Tác dụng không mong muốn : Sự có mặt của lacton ở những chế phẩm có nụ hoa dương cam cúc có thể gây phản ứng ở những người nhậy cảm và có báo cáo về viêm da tiếp xúc do dương cam cúc gây nên. Có rất ít trường hợp dị ứng do dương cam cúc. Có báo cáo về vài trường hợp phản ứng phản vệ do uống nụ hoa dương cam cúc.

Liều dùng : Người lớn : ngày dùng trung bình 2-8g nụ hoa chia làm 3 lần; cao lỏng 1:1 trong cồn 45% với liều l-4ml, 3 lần một ngày. Trẻ em dùng 2g nụ hoa, 3 lần một ngày; cao lỏng (ethanol 45-60%) : một liều 0, 6-2ml. Không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Dùng ngoài: Để đắp hoặc súc miệng, nước hãm 3- 10% nụ hoa (30-100g/lít), cao lỏng 1% hoặc cồn thuốc 5%. Để tắm, nụ hoa 5g/lít nước. Đối với những chế phẩm bán lỏng : cao nước - cồn tương dương với 3-10% (dương cam cúc 30-1 OOg/lít). Để hít hơi : 6g dương cam cúc, hoặc 0,8g cao cồn trong 1 lít nước nóng.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC