Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chân Chim

08:05 20/05/2017

Tên đồng nghĩa: Aralia octophylla Lour., Schefflera octophylla (Lour.) Harms

Tên khác: Ngũ gia bì chân chim, sâm nam, cây đáng, lá lằng, nga chưởng sài, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), áp túa đìẳng (Dao), xi tờ rốt (K'ho), loong veng vuông (Ba Na).

Tên nước ngoài: Octophyllous aralia (Anh).

Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hoặc cây to; cao 5 - 10 m, có khi hơn. Lá kép chân vịt, mọc so le, 6 - 8 lá chét, có khi đến 10, phiến lá chét hình mác hoặc trái xoan, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, dài 6 - 15 cm, rộng 3-6 cm, mép nguyên, gân nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá kép đài 8 - 25cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm mang nhiều tán; hoa nhỏ màu trắng thơm, trên cuống phụ của cụm hoa đôi khi có từng chiếc hoa riêng lẻ, nhất là về phía ngọn; đài hoa hình đấu gồm 5 răng có lông ở mặt ngoài; tràng hoa rời, 5 cánh nạc; nhị 5, dài hơn cánh hoa; bầu có 6 - 8 ô.

Quả mọng, hình cầu, đường kính 3-4 mm, có núm nhọn, khi chín màu tím đen.

Vỏ thân và lá có mùi thơm nhẹ.

Mùa hoa: tháng 2-3; mùa quả: tháng 4-5.

Nhiều loài khác cũng được dùng với công dụng tương tự:

1. Chân chim leo (Schejjiera leucantha R.Vig.). Cây bụi, cành vươn đài dựa vào cây khác hoặc vách đá. Lá kép gồm 6 - 7 lá chét. Cụm hoa là chùm tán ngắn hơn lá, hoa màu trắng lục. Quả chín màu vàng.

2. Chân chim lá nhỏ (Schefflera pes - avis R.Vig.) tên khác là đáng chân chim. Cây to hay cây bụi. Lá kép, 5 - 7 lá chét, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưói nhạt. Cụm hoa thành xim tán, phân nhánh. Quả chín màu đen.

3. Chân chim Bắc Bộ (Schefflera tonkinensis R.Vig.). Cây to hay cây nhỡ. Lá kép, 9 - 10 lá chét. Cụm hoa thành chùm tán. Quả hình trứng, khi chín màu đỏ.

Riêng loài chân chim núi (Schefflera peteỉotii Meư.) được dùng để chữa gãy xương. Đó là một cây nhỏ, cao 2 - 4m. Thân non có lông vàng. Thân già mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép to, 5 lá chét, mặt sau có lông mịn màu vàng xỉn. Cụm hoa là xim tán. Quả nhỏ, hình cầu.

Chân chim và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Schefflera J.R.Forster & J.G.Forster có trên 400 loài, hầu hết là cây gỗ hoặc cây bụi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Maylaysia, Ân Độ, Sri Lanca, Philippin, Indonesia, New Zealand, Singapo đến tận Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, chi này có 45 loài, nhiều loài được sử dụng làm thuốc và làm cảnh, trong đó phải kể đến loài chân chim. Cây phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc (tùt Hà Tĩnh trở ra). Ở phía nam, mới gặp ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Côn Đảo. Vùng phân bố của cây trên thế giới khá rộng, từ Nhật Bản, Đài Loan qua phần Nam Trung Quốc tới Mianma, xuống các nưốc Đông Dương, Thái Lan và Philippin.

Chân chim thuộc loại cây gỗ trung sinh, ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng trong thời kỳ cây còn nhỏ. Cây thường mọc lẫn với một số loài cây gỗ, cây bụi khác, dọc theo hành lang ven suối hoặc ven rừng kín thường xanh ẩm. Độ cao không quá 1000 m. Cây còn gặp nhiều trong các kiểu rừng non phục hồi hoặc vùng nương rẫy, là môi trường thứ sinh mà trước kia là rừng nguyên mới bị khai thác và tàn phá. Chân chim có thể sống được trên nhiều loại đất, nhưng thích nghi nhất là đất feralit vàng đỏ. Ngành lâm nghiệp xác định chân chim là loại cây gỗ mọc nhanh, đặc biệt ở thời kỳ 5 - 15 tuổi. Cây có thể sống trên 45 năm, với chiều cao hơn 20 m và đường kính thân đạt 43 cm. Chân chim ra hoa quả hàng năm. Hoa là nguồn thức ăn của ong mật. Lượng cây con tái sinh tự nhiên từ hạt tốt. Khả năng tái sinh cây chồi cũng rất khỏe (Vu Văn Dung et al, 1996).

Trữ lượng chân chim ở Việt Nam khá dồi dào, tập trung nhiều ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Yên Bái.

Nhiều năm gần đây, mặc dù khối lượng khai thác chân chim giảm, nhưng cây thuốc này vẫn thường xuyên bị tàn phá do khai thác lâm sản và phá rừng làm nương rẫy.

Cách trồng

Chân chim mới được trồng làm cảnh, làm hàng rào, làm mẫu ở các vườn thuốc, vườn thực vật, chưa được trồng để lấy dược liệu.

Cây không kén đất, có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh.

Chân chim mọc hoang từ hạt, nhưng cây được trồng chủ yếu bằng cách giâm cành. Cành chân chim rất dễ ra rễ, chỉ cần chọn cành bánh tẻ, để cả ngọn bỏ bớt lá, cắm xuống nền đất hoặc cát đủ ẩm là dược. Chú ý không tưới nhiều để tránh thối vỏ cành. Cành có thể giâm quanh năm, tốt nhất vào đầu xuân trước khi cành ra lộc mới.

Đất trồng chân chim cần cao ráo, thoát nước, không úng ngập. Nếu trồng trong chậu, trong bồn thì dưới đáy phải có chỗ thoát nưóc. Đối với cây trồng ở vườn, cần làm đất, lên thành luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng 40 - 50 cm, bổ hốc thành một hàng, hốc cách nhau 0,7 - 1 m. Mỗi hốc bón lót chừng 3 - 5kg phân chuồng mục. Trộn đều phân với đất rồi đặt cây giống.

Chân chim sống khỏe, không đòi hỏi chăm bón nhiều. Thỉnh thoảng, làm cỏ và có thể bón thêm phân vi sinh hay NPK tổng hợp. Chỉ cần tưới khi quá khô.

Chân chim mọc hoang từ hạt có bộ rễ phát triển hơn cây trồng bằng giâm cành.

Bộ phận dùng

Vỏ thân hoặc vỏ rễ chân chim thu hái từ tháng 8 đến tháng 10, rửa sạch, cạo bỏ lớp bên ngoài và phơi trong râm.

Dược liệu là mảnh vỏ hơi cong, dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 5 cm, dài 0,5 - 1 cm. vỏ đã cạo lớp ngoài để lộ lớp trong màu nâu nhạt, lốm đốm xám. Mặt trong nhẵn, màu vàng nâu nhạt. Chất nhẹ và giòn. 

Cách chế biến: Dược liệu được làm ẩm, ủ cho đến khi tạo ra mùi thơm (chừng 7 ngày), phơi trong râm; cắt thành miếng nhỏ, tẩm rượu hoặc nước gừng, rồi sao.

Thành phần hóa học

Vỏ thân chân chim chứa aciđ asiatic, asiaticosid, acid 3(X - hydroxyurs - 12 - en - 23, 28 dioic và acid 3cc - hydroxyurs - 12 - en - 23, 28 - dioic 28 - 0 - [a - L - rhamnopyranosyl (1 —>4)-0-P-D- glucopyranosyl (1 -> 6) - ß - D - glucopyranosid (T.V.Sung, Lavaud C.CA, 116, 80451z)

Maeda Chizuko và cs, 1994 đã chứng minh vỏ thân chứa 12 triterpen glycosid, trong đó 3 chất là asiaticosid, caulosid c và 3 acid 3a - hydroxyurs - 12 - en - 23, 28 dioic 28-0-a-L - rhamnopyranosyl (1 4) - ß - D - glucopyranosyl (1 -> 6) - ß - D - glucopyranosid. (CA. 122, 101.584m)

Kitajima Junichi và cs (1989) cho thấy lá và cuống lá có acid 3a - hydroxylap - 20 (29) - en - 23, 28 - dioic 28-0-a-L - rhamnopyranosyl - (1 —> 4) - 0 - ß - D - glucopyranosyl - (1 -> 6) - ß - D - glucopyranosid và acid 3 - epi - betulinic 3 -0 - ß - glucopyranosid (CA. 112, 175570v; 113,74798g).

Cũng theo Kitajima Junichi và cs (1990), lá tươi chứa acid 3 - epi - betulinic 3 - 0 - Sulfat và acid betulinic 3 - 0 - Sulfat.

Lá chứa acid oleanonic, acid 3-epi-betulinic 4-0 - ß - D - glucopyranosid 28 - 0 - [a - L - rhamnopyranosyl (1 —>4)-0-ß-D - glucopyranosyl (l-»6)]-ß-D - glucopyranosid và cc - L - rhamnopyranosyl (1 ->4)-0-ß-D - glucopyranosyl (1 —> 6) - p - D - glucopyranose (Trần Văn Sung, Peler Katalinic J. và cs 1991), acid 3 - epi - betulinic 3 - 0 - Sulfat 28 - 0 - [a - L - rhamnopyranosyl (1 4) - 0 - ß - glucopyranosyl (1 —» 6) - ß - D - glucopyranosid (T.V.Sung và Adam G. 1991), một triterpen diglycosid trong đó aglycon ở vị trí cn là acid 3 - epi - betulinic (T.V.Sung, Steglich w và cs 1991), acid 3- epi - betulinic 3-0-ß-6'- acetylglucopyranosid 28 - [a - L - rhamnopyranosyl (l-»4)-0-ß- glucopyranosyl (1 —> 6)] - p - D - glycopyranosid (Trần Vàn Sung, A.dam Guenter; CA. 116, 231898k).

Tác dụng dược lý

Vỏ thân chân chim có một số tác dụng dược lý sau đây:

1. Tác dụng tăng lực. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng (17 - 18g) bằng phương pháp chuột bơi của Brekman, thuốc được cho thẳng vào dạ dày với các liều l,0g và 2,5g/kg. Kết quả cho thấy với liều 2,5g/kg chân chim làm tăng rõ rệt thời gian bơi của chuột dùng thuốc so với lô chứng.

2. Ảnh hưởng đối với thuốc gây ngủ. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dùng thuốc gây ngủ veronal với liều 200 mg/kg, kết quả chứng tỏ chân chim với liều 0,75g/kg có tác dụng rút ngắn thời gian gây ngủ của veronal.

3. Tác dụng chống lạnh. Chuột dùng làm thí nghiệm là chuột nhắt trắng, chân chim uống với liều 5g/kg x 2 ngày liên tiếp trước khi thí nghiệm, sau lần dùng thuốc cuối cùng một giờ cho chuột vào buồng lạnh có nhiệt độ -10°C trong 60 phút, quan sát tỷ lệ chuột chết, kết quả chân chim có tác dụng chống lạnh rõ rệt.

4. Tác dụng hạ đường huyết. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, chân chim uống với liều 2,5g/kg trong 7 ngày liên tiếp có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt.

5. Tác dụng kiểu oestrogen. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng phương pháp Allen-Doisy, chân chim với liều 5g/kg bằng đường uống không thể hiện tác dụng kiểu oestrogen.

Độc tính cấp. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng phương pháp tiêm xoang bụng chân chim có LD50 = 53,5g/kg.

Độc tính bán mạn. Thí nghiệm trên thỏ, chân chim với liều 4g/kg cho uống dài ngày (30 ngày) không gây độc hại đối với công năng gan, thận và máu.

Tính vị, công năng

Chân chim có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải biểu, khử phong trừ thấp, sơ cân hoạt lạc.

Công dụng

Ở Việt Nam, rễ chân chim được dùng làm thuốc bổ nên gọi là sâm nam. Ngoài ra, vỏ thân chân chim chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau xương, vết thương sưng đau.

Liều dùng của vỏ thân: 10 - 15g. Dùng trong sắc nước uống. Dùng ngoài, giã nát vỏ sao với rượu đắp tại chỗ, hoặc nấu nước ngâm rửa. vỏ rễ : 6 - 12g sắc nước uống.

Lá chân chim thưòng được phơi khô nấu canh ăn, gọi là rau lằng. Để dùng làm thuốc bổ, Xí nghiệp Dược phẩm trung ương II đã sản xuất viên ngũ gia kim và viên tăng lực từ chân chim.

Viên ngũ gia kim gồm cao chân chim 0,05g, sắt oxalat 0,05g, cao kim anh 0,05g, đồng Sulfat 0,0005g mangan Sulfat 0,0002g. Thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa các bệnh suy nhược toàn thân, thiếu máu xanh xao, kém ãn mệt mỏi sau khi ốm đau. Liều dùng trung bình cho người lớn 4-6 viên ngày, chia làm 2 lần. Viên tăng lực gồm có cao chân chim, cao ban long, mật ong và các tá dược. Thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa suy nhược sau ốm đau, hoặc làm việc quá sức mệt mỏi.

Từ vỏ ngũ gia bì chân chim, Viện Dược liệu đã bào chế rượu ngọt Langtonic và Elixừ Langosin. Thuốc có tác dụng kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức làm việc bằng trí não. Rượu ngọt Langtonic: 0,2g bột dược liệu /ml - 500ml, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml. Elixừ Langosin : 2g bột dược liệu/ml - 150ml, ngày uống 5ml.

Bài thuốc có chân chim

1. Chữa phong thấp đau xương:

Vỏ thân chân chim 180g, ngâm rượu 500ml. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 30ml.

2. Chữa bệnh cước khí, chân sưng đau:

Chân chim, lõi thông, hạt cau, hương phụ, tử tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi vị 8 - 16g. sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).

3. Chữa chân lê buốt sưng đau, da lở ngứa do thấp nhiệt:

Vỏ thân chân chim, bạch chỉ nam, hy thiêm, phòng kỷ, tỳ giải, mỗi vị 20g. sắc nước uống. Dùng ngoài lấy lá chân chim nấu nước ngâm rửa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC