Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bồ công anh Trung Quốc

09:04 22/04/2017

Còn gọi là hoàng hoa địa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinale Wigg. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây này ít thấy dùng ở Việt Nam. Nhưng lại rất phổ biến và được dùng tại các nước. ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bổ công anh như Taraxacum mongolicum Hand-Mazz., Tarax- acum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H. Koidz. hoặc một số loài khác giống, cùng họ.

Tại các nước Châu Âu, người ta dùng rễ Ra- dix Taraxaci hay Taraxacum hoặc lá tươi hay khô của cây Pitsăngli (Pissenlit)-Taraxacum offcinale Wigg. hay Taraxacum densleonis Desf. cùng họ Cúc (Asteraceae).

A. Mô tả cây

Cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm trông giống như hàm răng sư tử do đó có tên dens leonis (có nghĩa là răng con sư tử), từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu. Căn cứ vào màu sắc hoa, dáng lá, hình quả người ta chia ra nhiểu loại khác nhau ( Hình 36, Hm 4,2 ).

Bồ công anh Trung Quốc - tác dụng chữa bệnh của Bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh Trung Quốc - tác dụng chữa bệnh của Bồ công anh Trung Quốc

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa giống vào trồng để lấy lá ăn làm rau xà lách rồi còn sót giống lại. Tại Hà Nội trước đây cũng thấy có trồng và lấy lá bán cho người Pháp, nhưng từ Cách mạng tháng tám 1945 hầu như không thấy trồng. Gần đây chúng tôi lấy giống ở Tam Đảo và Sapa về trồng lại nhưng chưa phổ biến. Cây mọc ở đồng bằng cũng như miền núi rất tốt, có ra hoa kết quả.

Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ dùng với tính chất tự cung tự cấp. Riêng Pháp hằng năm tiêu thụ và xuất hàng chục tấn rễ khô, lá cũng được dùng nấu cao có vị đắng dùng làm thuốc. Mặc dầu Pháp xuất bồ công anh nhưng năm 1921 còn nhập 7 tấn lá và 6 tấn rễ của nước ngoài. Rễ hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, người ta cho tác dụng của rễ và cây là ở chất đắng này. Nếu hái vào thu đông, vị đắng kém và rễ chứa nhiêu inulin ít tác dụng. Rễ hái vể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Có thể hái toàn cây cả rễ phơi khô mà dùng

C. Thành phần hóa học

Theo Wehmer (1931, Die pflanzen Stoffe Bd. II) trong toàn cây bồ công anh Taraxacum officinale Wigg. có chứa inozitola, 0,5% asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có xanthophyl, trong rễ có inulin (tới 40% đối với rễ khô), saccaroza, glucoza, chất đắng có tinh thể gọi là taraxaxin C40H4QO5, inozitola, lactat canxi, mộ( ít tinh dẩu, chất nhựa, một chất đắng chưa xác định, có thể là hỗn hợp taraxaxin và taraxaxerin.

Trong nhũ dịch có chất đắng taraxerola C30H,.0O, inozitola, taraxaxterola, chất prôtit và cao su, đường khử. Trong lá có luteolin 7 glucozit và apigenin 7 glucozit hay cosmoziozit. Ngoài ra rất nhiều vi- tamin B và c.

D. Cồng dụng và liều dùng

Các nước Châu Âu dùng rễ bồ công anh làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu; lá ăn như rau xà lách và làm thuốc cùng một công dụng như rễ.

Sách Trung Quốc cổ coi bổ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu tiện đùng trong các bệnh sưng vu, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Nên chú ý nghiên cứu sử dụng những loài này hầu như chưa được dùng ở nước ta.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC