Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Trúc Đào

09:05 08/05/2017

Cây Trúc Đào còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose.

Tên khoa học Nerium Oleander L. (Nerium laurifolium Lamk.).

Thuộc họ Trúc đào Apocynaceae.

Vì lá cây giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đó có tên.

A. Mô tả cây

Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ l-4cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chình. Hoa màu hổng hay màu trắng, mọc thành xim ngù ở đầu cành. Quả gồm hai đại, gầy, trong chứa rất nhiều hạt có nhiều lông

Cây trúc đào  và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này vốn mọc hoang ở vùng Ven biển Địa Trung Hải, chưa rõ được di thực vào nước ta từ hổi nào, chỉ biết hiện nay được ưồng làm cảnh ở các vườn hoa hay dọc bên đường như ở Đổng Đăng, Lạng Sơn. Việc trồng rất dễ đàng: Chỉ việc cắt những cành bánh tẻ (không non, không già quá) thành từng đoạn dài 15-50cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới để giữ độ ẩm đều, trong vòng 15 ngày đến 1 tháng là cây mọc.

Sau 1 năm có thể thu hoạch lá nhưng càng những năm sau số lượng lá thu hoạch càng cao. Cắt lá nên cắt cả cành vì nhu vậy cành non mới phát triển và cho nhiều lá. Có thể hái lá quanh năm, nhưrig tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Lá hái xong, cần phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút. Cần phơi ngoài gió hay ở nhiệt độ thấp hơn 60°. Trúc đào mọc ờ ta thường chỉ ít lá vào các tháng 1-2-3. Lá chỉ nên thu hái vào mùa hè, mùa thu. Các mùa khác cho ít hoạt chất.

C.Thành phần hoá học

Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy có 4 glucozit chủ yếu là oleandrin, neriin, neriantin, adynerin.

1. Oleandrin còn gọi là neriolin (Liên Xô cũ) hay folinerin (theo tên gọi của Schering) hoặc oleandrozit có cồng thức nguyên là C32H4g09, trọng lượng phân tử 576,70 là một glucozit không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng. Độ chảy 245- 250°C; năng suất quay cực aD=-50-51°l (trong rượu metylic). ít tan trong nước và trong benzen, tan trong clorofoc, trong cồn etylic và metylic, nhưng độ tan trong rượu metylic kém hơn trong rượu etylic. Cho phản ứng Legal và phản ứng Keller- Kiliani.

Thủy phân axit (dùng axit clohydric 0,1N, trên nồi cách thủy trong 2 giờ) sẽ cho phần không đường gọi là oleandrigenin (hay ỉ6 axetyl gitoxigenin) và một chất đường đặc biệt gọi là oleandroza. Nhưng nếu dùng dung dịch 0,5N HC1 thủy phân trong 4 giờ trên nồi cách thủy thì ta sẽ được chất dianhydrogitoxigenin. Còn nếu dùng dung dịch kiêm nhẹ để thủy phân, thì ta sẽ thu được gốc desaxetyloleandrin.

 2. Neriin. Còn gọi là nerioãt. Đây không phải là một nguyên chất, mà là một hỗn hợp glucozit, trợ tim không có tinh thể, bột vô định hình màu vàng, tan trong nước và trong rượu, không tan trong ête etylic và ête dầu hoả, clorofoc, benzen, axetat etyl, dung dịch loãng trong nước rất dễ cho bọt, vị đắng, đun tới 160-170°c thì phân giải, năng suất quay cực 0CD =-20° (C=5% trong cổn), cho phản ứng Legal, không cho phản ứng Keiler-Kiliani, mặt phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ, lớp axit axetic có màu vàng xanh. Sau khi thủy phân bằng dung dịch 3 HCI đun sôi thì được 37-39% chất genin vô định hình, trong đó chỉ có 7-10% là không tan trong clorofoc. Do đó Zabolotnaia là người nghiên cứu chất này đã đi đến kết luận là ít nhất neriin gồm hai chất khác nhau. Nerrin chỉ có tác dụng trợ tim yếu.

3. Adynerin là một glucozit trợ tim có tinh thể, không tan trong nước và benzen, tan trong nước clorofoc và cồn cao độ (97°) khó tan trong cồn vị trí chưa được xác định. metylic. Độ chảy 219-220°c. Năng suất quay cực OCD=+9°38, trong công thức có một nối kép giữa- cacbon 8 và 9, do đó không có tác dụng trợ tim.

4. Neriantin là một glucozit có tinh thể hoặc vô định hình, vị đắng, tan ừong nước và cồn, không có tác dụng trợ tim. Công thức cấu tạo chưa được xác định rõ ràng, trong phân tử có hai nối kép nhưng Cách chế tạo oleandrỉn. Căn cứ vào những phương pháp giói thiệu trong các tài liệu và đặc biệt phương pháp của Liên Xô cũ chúng tôi đã chế được chất oleandrin từ lá cây trúc đào mọc ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1955, Tạp chí Y học Việt Nam, 2, 12, 41-42). Phương pháp đó có thể tóm tắt như sau: 

Giai đoạn chiết suất. Lá trúc đào mới hái về, phơi khô trong mát cho tới khi tỷ lệ nước chỉ còn 12-14%, thái thành từng miếng nhỏ, kích thước 2-5mm, không nên tán thành bột nhỏ, cũng không nên để nguyên cả lá to vì như vậy tạp chất sẽ nhiểu, khó tinh chế mà hoạt chất ra không hết. Ngâm 5kg lá thái nhỏ như trên với 50 lít rượu 25° trong 20 giờ, sau đó lấy cả được chừng 25-27 lít, sau đó ép thì sẽ được thêm chừng 18-20 lít nữa.

Giai đoạn loại tạp chất. Đổ 45 lít rượu trên vào vại sành sức chứa chừng 75 lít, đổ dần vào đó nửa lít dung dịch chì axetat 30%. Sau đó phải thử xem đã hết tạp chất chưa, nghĩa là đem lọc một ít nước trên và thêm một ít chì axetat nữa, nếu còn thấy đục thì phải cho thêm chì axetat nữa. Làm như vậy cho đến khi dung dịch lọc, thêm chì axetat không còn kết tủa nữa. Để yên một đêm, gạn lấy nước trong, lọc qua phễu Büchner, sau cùng rửa chất cặn trên phễu bằng 2 lít rượu 25°. Dồn các nước trong lại và đổ dần vào đó 2 lít dung dịch natri sunfat 15%, mỗi lần chừng nửa lít và quấy cho đều, lọc qua giấy, thử xem phần lọc thêm dung dịch natri sunfat vào xem còn đục không. Nếu còn đục thì phải thêm cho đến khi hết chì axêtat.

Giai đoạn tinh chế. Cho các dung dịch đã loại tạp chất vào một bình thuỷ tinh đặt trên nồi cách thuỷ và đun để thu hồi cồn. Nhiệt độ trong bình phải luôn luôn ở 50-55°. Nếu cao quá glucozit sẽ hỏng. Muốn vậy phải cất trong chân không 700- 720mm thuỷ ngân. Đem cô còn chừng 8 lít, để nguội, vớt những cục glucozit thô ra. Hiệu suất chừng 48-50g glucozit thô. Cho chỗ glucozit thô này vào một bình nửa lít và một số cồn 70° (chừng 200ml), đặt bình này trong nồi cách thuỷ và lắc cho đến khi tan hết. Lọc và cho vào tủ lạnh trong 2 ngày. Neriolin sẽ kết tinh, nhưng chưa được tinh khiết lắm. cần phải kết tinh hai lần nữa. Muốn vậy hoà neriolin nói trên trong cồn 50° (chừng 200ml) lọc và để vào tủ lạnh. Làm lại một lân thứ hai nữa, neriolin sẽ rất tinh khiết. Hiệu suất chừng 5-6g nerioloin, tính ra cứ mỗi kg lá cây trúc đào khô sẽ được lg neriolin nghĩa là hiệu suất 0,1%. Có khi chỉ được 0,05%.

D. Tác dụng dược lý và độc tính

Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kể những trường hợp lính vùng đảo Coocsơ (Corse, một đảo thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng. Có những người đã ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước suối rẽ cây trúc đào mọc ờ gần. Nhân dân tỉnh Nisơ (Nice) đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ trúc đào để đánh bả chuột. -

Tại Á Đông, trúc đào được ghi trong cuốn Y học nhập môn của Lý Duyên như sau: Chữa những người tự nhiên mặt đỏ bừng (bạo xích), có nước tích tụ trong ngũ tạng làm bụng to. Lợi tiểu tiện. - Trong Y học, trúc đào được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1866 sau khi được nhà được lý học người Nga E. B. Pelikan nghiên cứu, nhưng rồi lại bị quên đi.

Đến năm 1936, Viện nghiên cứu cây thuốc và tinh dầu ở Liên Xô cũ nghiên cứu lại và hiện nay hoạt chất của trúc đào là chất neriolin được ghi làm vị thuốc chính thức trong Dược điển Liên Xô in lần thứ 9 (1961).

Theo sự nghiên cứu về dược lý của các nhà được học Liên Xô cũ thì neriolin có tác dụng rất mạnh, có thể thay được digitalin và Strophantin để chữa các bệnh về tim. So với digitalin, neriolin (oleandrin) có những ưu điểm sau đây:

1. Hấp thụ nhanh khi qua bộ máy tiêu hoá nên không bị các men và axit của bộ máy tiêu hoá phá huỳ.

2. Tích lũy rất ít.

3. Làm đi tiểu nhiều.

Trong tháng 10 đầu năm 1962, các bác sĩ Vũ Đình Hải và Dương Hoàng Trọng đã dùng chất neriolin do Bộ môn dược liệu Trường đại học y dược khoa Hà Nội sản xuất để điều trị 77 bệnh nhân suy tim ở Bệnh viện Việt-Tiệp đã đi tới một số kết luận sau đây: Tác dụng trợ tim của neriolin rõ rệt nhất đối với triệu chứng khó thở.

Đánh giá triệu chứng chủ quan này có phần khách quan ở chỗ nó đo được khả năng lao động vì khi bệnh nhân đỡ khó thở thì họ có thể làm việc được và sống cuộc đời bình thường. Vì phần lớn bệnh nhân thấy neriolin làm dễ thở rõ rệt nên họ tự động tăng liều lượng trong những ngày phải làm việc nhiều và để dành thuốc những ngày nghỉ ngơi. Tác dụng trợ tim đến rất nhanh, thường chỉ 2- 3 giờ sau khi uống thuốc là dễ thở ngay. Mộtbệnh nhân là thợ cắt tóc, chỉ cần 30 giọt là có thể dậy làm việc được ngay. Sự nhanh chóng này được nhiều tác giả đã nhận thấy và Henler đã mệnh danh neriolin là uabain uống được.

Nhờ tính chất này, bệnh nhân có thể tự mình tìm ra liều thích hợp... Nerioỉin là một thuốc trợ tim có hiệu quả nhanh chóng, không tích luỹ, dễ sử dụng và đối với bệnh van tim thì có thể so sánh với các loại thuốc trợ tim cổ điển. Điều trị phải liên tục và đủ liều nghĩa là khoảng 0,4-l,2mg mỗi ngày. Neriolin đặc biệt thích hợp với điều trị duy trì lâu dài và ngoại trú ờ các phòng khám tim cho các bệnh nhân bị di chứng của thấp khớp cấp mất bù, là loại bệnh tim phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay (Tạp chí y học Việt Nam số 3 năm 1963).

E. Công dụng và liều dùng

Hiện nay người ta chỉ dùng lá cây trúc đào để làm nguyên liệu chế neriolin làm thuốc chữa tim. Neriolin dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên. Dung dịch rượu 115.'000 chế như sau: Neriolin 0,20g, cồn 70°. Đun cách 'thuỷ cho đến khi tan hết neriolin. Để nguội, thêm cồn 70° vào cho đủ 1 lít. Lọc qua giấy. Để vào các lọ màu, mỗi lọ 10-15 hay 20ml. Phải bảo quản ờ nơi mát. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10 (X) giọt. Viên neriolin: Mỗi viên chứa 0,1 hay 0,2mg. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 0,000 lg Trên nhãn thuốc neriolin của Liên Xô cũ, nhiều khi người ta còn ghi đơn vị mèo KE (1) hay đơn vị ếch LED (2), ví dụ lml dung dịch có 7-8 đơn vị ếch hoặc 1 viên 0,000lg có 3,5 đến 4 đơn vị ếch.

Theo kinh nghiệm điều trị ở Bệnh viện Việt- Tiệp Hải Phòng, ngày dùng khoảng 0,4-l,2mg. Có thể dùng liên tục vì thuốc thải trừ nhanh chóng, có bệnh nhân dùng hằng năm mà không có triệu chứng ngộ độc.

Bản thân chất neriolin phải bảo quản theo chế độ thuốc độc bảng A, nhưng dung dịch và viên neriolin thì theo chế độ thuốc độc bảng B.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC