Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Vòi Voi

14:04 24/04/2017

Còn gọi là vòi voi, cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, promoi damrey-xantui damrey (Campuchia). Tên khoa học Heliotropium indicum L. (Heliotropium anỉsophyUum p. de B.

Thuộc họ Vòi voi Borraginaceae. Tên vòi voi vì cụm hoa của cây giống hình vòi con voi.

A. Mô tả cây

Cây vòi voi là một loại cỏ cao từ 0,20-0,40m, thân khỏe, cứng, mang nhiều cành, trên thân và cành đều có lông. Lá hình trứng dài, phía cuống tròn và hơi hẹp lại, phía đầu tù, phiến lá dài 5- 9cm, rộng 3-5cm, cả hai mật đều nhiều lông, mép có răng cưa không đều, cuống lá có dìa nhất là phía trên, dài 3-7cm.

Hoa tím nhạt hoặc trắng, không cuống, so le, nhung liền nhau trên 2 hàng tạo thành cụm hoa xim bọ cạp ở đầu cành hay kẽ lá. Quả gồm 4 hạch nhỏ, trên đỉnh dính vào nhau, phía dưới xa nhau cao 4mm, càng lên phía trên càng hẹp lại, khi chín thì tách ra.

Cây vòi voi và tác dụng chữa bệnh cảu cây vòi voi

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam: Tại những bãi hoang, ruộng bỏ không, quanh làng. Còn mọc ở nhiều nước khác vùng Á Đông, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Philipin. Người ta dùng toàn cây, hái về phơi khô hoặc dùng tươi.

C. Thành phần hoá học

Theo De Peralta trong lá, hoa, quả và rễ cây có chứa axit xyanhydric.

Một số tác giả đã chiết được từ cây vòi voi của Gana và châu úc một ancaloit mới gọi là inđixin (theo J. Chem. Soc., 12: 5.400 - 5.4637 1961) Năm 1969, nguời la phát hiện trong một sô loài Heliotropium như H. lasiocarpum Fish et Mey, một số ancaloit có nhân pyrolizidinn và lasiocarpine, độ chảy 95°-97°C. (M. Gourley et. Chem. Commum, 1969) có độc tính cao đối với gan và gây huỷ hoại tổ chức gan, đau bụng, ỉa chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính chất độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Trên cơ sở đó, Tổ chức y tế thế giới có khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ y tế Việt Nam (1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dầu chỉ dùng ngoài dể đắp theo kinh nghiệm cổ truyển:

Trong các trường hợp tụ huyết, bầm tím, do chấn thương, viêm tấy, áp xe, sưng vú, sưng khớp, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ... Tuy nhiên không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng ngay, không nên dùng lâu.

D. Tác dụng dược lý

Cây vòi voi có hai tác dụng chủ yếu:

1. Trong 2 năm 1961-1962, bệnh viện Hải Dương đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết, bầm sưng do sang chấn, viêm, viêm tấy, áp xe, chín mé, viêm hạch v.v... đã đi tới một số kết luận sau đây:

- Cao rượu vòi voi có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ: Chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong 3-4 ngày, đắp ướt liên tục.

- Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ.

- Sau khi trích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường.

- Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân thấy có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức nhối như khi chưa đắp thuốc (y học thực hành, 1/1963)

2. Chữa sưng đầu gối với những triệu chứng sau đây:

Trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau, vùng đầu gối đỏ và sung to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập, bỏ vào nồi sao với dẫm hoặc với rượu, gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy trong một năm {Y học tạp chí dông V, 1961, số 11).

E. Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa.

Dùng uống trong hay xoa đắp bên ngoài Ngày uống 15-20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh, nhưng liều quá cao có thể sẩy thai.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC