Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Xấu hổ

09:04 19/04/2017

Còn có tên là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Tên khoa học Mimosa pudica L. Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae.

Tên xấu hổ do lá cây và cành cụp xuống khi có người đụng vào lá cây. Ta dùng toàn cây-
hoặc lá và rễ cây xấu hổ.

A. Mô tả cây
Cây nhỏ mọc hoang loà xoà ở ven đường cái, thân có gai hình móc. Lá hai lần kép lông chim, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ động vào lá cụp xuống,- Cuống chung gầy, mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ 2 đôi, có lông trắng cứng. Lá chét 15-20 đôi nhỏ, gần như không có cuống. Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, tụ thành hình ngôi sao, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan, dài 2mm, rộng l,5mm.


B. Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang Ở khắp nơi trong nước ta, không thấy ai trồng Người ta đào rễ vào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hoá học
Từ cây xấu hổ người ta đã lấy ra được một chất ancaloit gọi là mimosin C8H10O4N2. Chất mimosin có độ chảy 231 - 210°c (H2O), cho muối đồng C8H804N,Cu.
Theo một số tác già (R. Adams và J. Wibaut) thì mimosin là đồng phân lập thể của leucenol một chất lấy được từ hạt keo dậu Leucaena glauca (xem vị này). Tuy nhiên mimosin chưa phải là hoạt chất độc nhất. Trong lá vào tháng 8, hàm lượng seien là 3.000 γ/g và giảm dần đến tháng 12 chỉ còn 300 y/g. Trong quả vào tháng 8, hàm lượng selen là 290 γ/g  và sau đó tăng dần tới 1.560 γ/g trong tháng 12
Và tác giả nhận xét rằng lá cây xấu hổ có hàm lượng selen rất cao vào mùa hè rồi giảm nhanh, trong khi đó hàm lượng selen trong quả lại tăng.

C. Tác dụng dược lý
Đàm Trung Bảo và cộng sự đã nghiên cứu một số tác dụng duợc lý của cây xấu hổ:
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Những kết quả nghiên cứu chứng minh kinh nghiệm trong nhân đân dùng cây xấu hổ chống rriất ngủ: Hexobacbital và meprobamat chuyển hoá qua micrôsôm gan để mất tác dụng, bacbitan không chuyển hoá qua gan. Xấu hố có tác dụng hiệp đồng với hexobacbital, meprobamat đổng thời tăng tác dụng của bibactal. Điều này khẳng định tác dụng ức chế thần kinh trung ương của xấu hổ. Tuy nhiên tác dụng hiệp đồng với babital không mạnh như khi kết hợp cây xấu hổ với meprobamat hay hexobacbital nên các tác giả cho rằng xấu hổ còn ức chế được micrôsôm gan nhờ xúc tác của xytocrôm P 450, có thể ở đây xấu hổ ức chế men hexobacbital hydroxylaza và menprobamat CD-I oxydaza nên kéo dài thêm giấc ngủ hexobacbital và meprobamat.
Tác dụng chấn kinh:

Xấu hổ có tác dụng làm chậm thời gian xuất hiện co giật cùa cacdiazol.
Tác dụng giảm đau:
Thí nghiệm theo 3 phương pháp: Mâm đổng (ở 56°C), phương pháp Collier (gây đau bằng axetylcolin) và phương pháp Nilsen (kích thích điện) đều thấy có tác dụng rõ rệt.
Tác dụng của xấu hổ gidi độc axit asenơ:
Uống xấu hổ cùng một lúc với axit asenơ thì xấu hổ cứu cho chuột khỏi chết do axit asenơ rất rõ rệt, nếu uống trước 24 giờ thì xấu hổ vẫn cứu sống chuột khỏi chết vì axit asenơ. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng khi dùng axit asenơ thì hàm lượng -SH giảm xuống, và khi dùng xấu hổ thì hàm lượng -SH tăng lên, hô hấp tế bào cũng tăng lên.

D.Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy được đùng trong phạm vi nhân dân. Với những công dụng, dạng và liểu dùng như sau:
1.Lá cây xấu hổ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.
Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ. Rễ cày xấu hổ được dùng chữa bệnh nhức   xương.
Rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35-40° rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước sắc còn 200-300ml. Chia số nước còn lại làm 2-31ần uống trong ngày. Thường dùng 4-5 ngày thấy kết quả (kinh nghiệm nhân dân ở Diễn Châu, Nghệ An và miền Nam Việt Nam).
Cần chú ý nghiên cứu thêm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC