Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Củ Nâu

16:05 04/05/2017

Còn gọi là khoai leng, vũ dư lương.

Tên khoa học Dỉoscorea cirrhosa Lour.

Thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae

A. Mô tả cây

Dây leo thân nhẵn, ở gốc rất nhiều gai. Lá mọc cách gốc, mọc đối ngọn. Hoa mọc thành bông. Củ ờ trên mặt đất tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng.

Mặc dù tên khoa học chỉ xác đinh có một nhưng trên thực tế người ta thấy có mấy loại củ nâu:

1. Củ nâu dọc đỏ: Củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.

2. Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dưa: vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.

3. Củ nâu trắng hay cù nâu tẻ: vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hổng; người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền

Củ nâu và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ờ nước ta, nhiềụ nhất tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh (Quảng Yên), Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An v.v... Còn được khai thác ờ Lào. Trước đây có một số vùng người ta thử trồng bằng những củ con và cho cây mọc leo lên những cây khác hay dùng cọc cho leo.

Trước đây củ nâu được dùng rất nhiều trong nước (vì hầu hết nông dân ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu). Hằng năm chúng ta còn xuất từ 5.000 đến 8.000 tấn sang Trung Quốc. Những năm gần đây vai trò củ nâu để nhuộm quần áo bị những thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh, nhưng vẫn còn được sử dụng để nhuộm lưới, một số ít dùng nhuộm vải.

C. Thành phần hoá học

Theo sự phân tích ba loại củ nâu, kết quả thu được như sau: Xem bảng kết quả phân tích chúng ta thấy củ nâu vừa là một chất chứa tanin và chất màu Ngoài tanin ra trong củ nâu chứa một lượng lớn tinh bột cho nên trong nhũng năm đói hồi Pháp thuộc trước đây, một số vùng người ta dùng để ăn. Nhưng điều quan trọng là phải loại bớt hay hết chất tanin mới ăn được. Nếu loại được tanin thì tinh bột này còn có thể dùng chế cồn.

D. Công dụng và liều dùng

Theo các tài liệu cổ thì ngày xưa vua Vũ Vương nhà Hạ đi trị thuỷ bị thiếu lương thực dùng củ này để ăn lại được thừa lương thực do đó đặt tên Vũ dư lương (họ Vũ thừa lương thực). Ngoài công dụng làm lương thực, củ nâu còn được dùng làm thuốc. Tính chất của củ nâu theo tài liệu cổ là vị ngọt, tính hàn, không có độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, dùng chữa ho, hòn khối trong bụng, đau bụng dưới, chữa xích bạch đới, băng huyết. Không phải hư chứng mà có thực tà chớ dùng. Thông thường làm thuốc hiện nay người ta chi hay đùng củ nâu để chữa ỉa chảy, đi lỵ. Uống dưới dạng bột hay thuốc sắc với liều 10 dến 16g một ngày.

Nhưng nhu cầu lớn nhất của củ nâu trong đời sống nhân dân ta trước đây là để nhuộm vải: Củ nâu cạo sạch vỏ, mài nhỏ hay giã nát với nước. Lượng nước gấp 5 hay 6 lần lượng củ nâu. Gạn lấy nuớc trong. Nhúng vải vào nước này trong 5 đến 6 giờ, sau đó lấy ra phơi nắng cho khô. Mặt phơi ra nắng có màu sẫm hơn mặt quay xuống đất. Làm như vậy nhiều lần. Cuối cùng muốn cho bóng thì nhúng vào nước củ nâu đun sôi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC