Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần L

Lá móng tay

15:04 25/04/2017

Còn gọi là cây lá móng tay, móng tay nhuộm, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên(Lào). Tên khoa học Lawsonia inermis L. (Lawsonia spinosa L.) Thuộc họ Tử vi Lythraceae.

A. Mô tả cây

Cây lá móng tay là một cây nhỏ, cao chừng 3-4mét, thân nhẵn hoặc có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến là đơn, nhỏ, hình trứng, hai đầu bẹp, nhất là phía cuống, dài 2-3 cm, rộng 1-1,5 cm. Hoa trắng đỏ, mùi thơm, nhỏ, mọc thành chuỳ ờ đầu cành. Quả nang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày phía dưới xốp.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, người ta trổng để xuất cảng. Cây lá móng tay ưa đất màu, ẩm nóng. Trồng bằng hạt. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước ấm sau đó gieo thẳng vào vườn ươm. Năm thứ hai, thứ ba bắt đầu thu hoạch. Cắt cành phơi khô ngoài nắng có nơi phơi trong bóng râm. Mỗi năm có thể cắt hai lần. Khi hái để lại gốc cao 50cm để cho cây lại phát triển. Một cây trồng có thể thu hoạch trong vòng 10-12 năm. Nếu hái cẩn thận có thể thu hoạch trong 20-30 năm. Hằng năm Ai Cập xuất cảng tới 1.000 tấn, Iran có thể xuất cảnh tới 1.200 tấn lá. Chủ yếu người ta dùng lá phơi khô, để nguyên hay tán bột. Các bộ phận khác như thân, rễ, hoa cũng được đùng, nhưng ít hơn.

C. Thành phần hoá học

Hoa có mùi thơm rất nồng. Từ hoa người ta cất một thứ tinh dầu với tỷ lệ 0,02% dùng trong kỹ nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Tinh dầu màu nâu sẫm rất thơm (theo Antia M.B và Kaushal, Ấn Độ, 1950). Lá chứa một thuộc chất quinon gọi là Lawsone có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài ra, trước đây, người ta còn thấy trong lá móng tay có 7- 8% tanin, 6% chất béo, 1,20% tinh dầu, 2-3% chất nhựa, 2% chất màu có tinh thể hình kim màu vàng da cam, chất màu này là một chất nhuộm có phản ứng axit, ra ánh sáng và không khí có màu đỏ, do đó bột có màu xanh nhạt ở giữa, màu đỏ xung quanh.

D. Tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 Phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với Tụ cầu 209 p (lcm), Typhi (l,2cm), Flexneri (0,8cm), Shiga (l,2cm), Sonnei (0,5cm), Subtilis (0,8), trực trùng Coli gây bệnh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm).

E. Công dụng và liều dùng

Trước đây ở Việt Nam, nhân dân thường dùng lá móng tay để nhuộm đỏ móng tay, móng chân trong dịp tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch). Còn dùng chữa hắc lào, bệnh da vàng, bệnh hủi, lở loét. Ngưòi ta cho rằng lá móng tay có tác dụng làm cho tóc và móng tay chóng mọc. Lá tươi giã nát trộn với dấm thanh dùng để chữa bệnh ngoài da. Tại châu Âu, người ta dùng lá móng tay để chế mỹ phẩm và làm thuốc nhuộm tóc. Tại một số nước, người ta dùng vỏ thân cây làm thuốc chữa bệnh gan, bệnh tuỷ sống lưng, chữa tê bại nhức mỏi. Có khi còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, có thể gây sẩy thai. Nhân dân Cămpuchia dùng để làm thuốc lợi niệu, chữa ho, viêm khí quản.

Cần chú ý nghiên cứu thêm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC