Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tỏi đỏ

11:08 03/08/2017

Còn gọi là tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào).

Tên khoa học Eleutherine subơphylla Gagnep.

Thuộc họ La dơn iridaceae. Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây tỏi đỏ làm thuốc với tên khoa học Bul- bus Eleuíherinis subaphyllae.

A. Mô tả cây

Tỏi đỏ là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30- 60cm, dò (củ) hình trứng dài 4-5cm, đường kính 2-3cm giống như củ hành nhưng dài hơn, ngoài phù vảy màu đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng đến đỏ nâu. Lá hình mác, gân lá song song, chạy dọc, trông giống như lá cau non, củ lại có tác dụng bổ cho nên có tên sâm cau (lá như lá cau, bổ như sâm); lá có thể dài 40-50cm, rộng 3-5cm. Từ củ mọc lên một cán mang hoa dài 30-40cm, trên cán có một lá dài 15-25cm, hoa mọc thành chùm 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng. Bầu hình trứng, 3 cạnh 3 ngăn đài lmm, vòi dài 2,5mm, trên xẻ thành 3 trông như 3 mũi dùi.

Tỏi đỏ và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Tỏi đỏ mọc hoang và được trồng lấy củ (dò) làm thuốc tại nhiều nơi như Hà Tây, Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng. Hà Nội cũng có một số nhà trồng. Trồng tỏi đỏ rất đơn giản: chỉ việc dùng củ vùi xuống đất như trổng hành, trồng tỏi. Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. Vị thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

C. Thành phần hóa học

Dựa theo thành phần hóa học đã được nghiên cứu của cây Eleutherine bulbosa Mill. Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đàn (1973. Thông báo dược liệu 18) đã tiến hành nghiên cứu củ tỏi đỏ đã chiết và xác định được 4 chất là eleutherin C16H1604 độ chẩy 177°, eleutherola C]4H1204 độ chảy 202-203° và một chất chưa xác định được đặt tên là Ex. Sắc ký lớp mỏng của dịch chiết còn cho biết có 16 vết trong đó 9 vết màu vàng đậm nhạt khác nhau, 6 vết phát quang lơ và một vết màu hồng nhạt. Cả 3 hoạt chất đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng Staphyllococ-cus aureus.

D. Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng sinh: Dịch chiết tỏi đỏ tẩm giấy có đường kính 10mm đặt trên thạch có cấy vi trùng có tác dụng hạn chế sinh sản của vi trùng Diplococcus pneumoniae, Streptococcus hemoỉyticus Staphylococcus aureus. Tác dụng yếu hơn đối với Shigella flexneri, Shiga, Bacil- lus mycoìdes, B. anthracis. Không có tác dụng đối với Escherichia coll. Bacillus pyocyatieus, B.diphteriae.

2.    Tác dụng chống viêm: Làm giảm phản ứng phù thực nghiệm trên chân chuột (thí nghiệm so sánh với hydrococtison thấy gần tương tự).

3.    Độc tính: Chuột nhắt uống với liều 169g/ kg (1 lần), thỏ uống 26g/kg/ngày (uống liền 3 ngày) không biểu hiện nhiễm độc, súc vật sống bình thường. Cho thỏ uống với liều lOg/kg/ngày, liền trong 30 ngày. Con vật khỏe mạnh bình thường, giải phẫu không thấy tổn thương gan hay thận. Trên lâm sàng, thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ em, nhọt đầu đinh, viêm da mù, viêm họng cấp và mãn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến ... (Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai và Quân y viện 108).

E. Dạng và liều dùng

Tỏi đỏ được dùng làm thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi, tiêu độc dùng dưới dạng rượu, nước sắc hay chế thành viên. Ngày uống 4 đến 12g tỏi lào khô hay 12-30g tỏi lào tươi. Rượu tỏi đỏ: Tỏi đỏ khô thái mỏng lOOg, rượu uống vừa đủ một lít. Ngâm trong 10-15 ngày. Ngày uống 20-30ml (một cốc con) chia 2 lần uống vào trước hai bữa cơm chính, uống liên tục trong 15-20 ngày. Nước sắc tỏi đỏ: Tỏi đỏ tươi 12-30g, nước 400ml. Sắc còn 150ml, chia làm 2 lần trước 2 bữa ăn chính. Viên tỏi đỏ: Dịch chiết tỏi đỏ bằng rượu 40o cô đến khô, chế thành viên, mỗi viên 0,25g. Người lớn uống 9-12 viên chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ con từ 1-5 tuổi: Ngày uống 2 đến 6 viên; trẻ em 6-13 tuổi: Ngày uống 6-8 viên.

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Bài thuốc nam hỗ trợ trị bệnh viêm phần phụ

>> Đông y điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm phần phụ

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC