Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tùng hương

14:04 28/04/2017

Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao.

Tên khoa học Resina Pini-Colophonium.

Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.

A. Mô tả cây

Thông là một loại cây to, cao tới 20-30m đường kính thân có thể tới 2m, thân thẳng vỏ xù xì, nứt nẻ. Lá hình kim bao giờ cũng xanh tươi, chỉ có một gân nhỏ, mọc tụ hai hay ba lá, tùy theo loài. “Hoa” là những khối hình nón gẩn như không cuống. ở Việt Nam, Lào và Cămpuchia có mấy loài sau đây:

1.    Thông hai lá còn gọi là thông nhựa (Pinus merkusiỉ Jungh et De Vries) thuộc họ Thông Pinaceae: cây gỗ cao, lá hình kim dài, xanh đậm hai lá trong một bẹ chung. Nón cái lớn, hóa gỗ, lá bắc dày cứng, hạt có cánh dẹt, cho nhiều nhựa, do đó mang tên thông nhựa.

2.    Thông hơi lá còn gọi là thông đuôi ngựa (Pỉnus massoniana Lambert) cùng thuộc họ Thông Pinaceae: giống cây trôn, thân có vỏ nứt, mảnh tán dày, dựng đứng. Cây cho ít nhựa, thường mọc xen kẽ với cây thông nhựa

3.    Ở miền nam Trung Bộ và Cămpuchia còn có thông ba lá (Pinus khasya Royle) thuộc cùng họ Thông Pinaceae: Mỗi bẹ có ba lá. Tại Trung quốc, ở Quảng Đông và Phúc Kiến, người ta khai thác cây thông đuôi ngựa (mã vĩ tùng) (Pinus massoniana Lambert) và miền bắc Trung Quốc khai thác cây du tùng (Pinus tabuỉaeformis Caư) thuộc cùng họ.

Tùng hương và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Ở miền Bắc nước ta thông được trồng tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh, người ta ước tính thông chiếm hàng vạn hecta chạy suốt từ đông sang tây, sau đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, một ít ở Bắc Cạn, Thái Nguyên. Tại miền Nam, trên cao nguyên Langbiang giữa Phan Rang-Phan Thiết thông chiếm diện tích khoảng chục vạn héc ta Lào, Cămpuchia cũng đều có.

Thông ưa đất cát. Trồng thông bằng hạt. Sau 4-5 năm trổng thì bắt đẩu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau. Thường trồng thông sau 15-20 năm mới bắt đầu khai thác nhựa. Khi ấy cây có đường vòng chừng 60cm. Thường người ta phân biệt hai loại thông: thông để sông lâu, thì cứ 4 năm lấy nhựa một lần và chì lấy nhựa khi nơi thân cây cách mặt đất l,5m có đường vòng lm.

Loại thông cấn chặt đi cho quang bớt thì lấy nhựa cho đến hết. Sau đó ngả cây. Cây thông cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi, sau đó lượng nhựa giảm dần. Thời gian lấy nhựa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Nhưng ngay từ tháng hai, người ta đã cạo cho mỏng bớt vỏ trên một khoang rộng 10- 15cm, dài 60-80cm. Đến tháng ba, người ta dùng một loại cuốc nhỏ riêng đẽo một mảnh vỏ rộng

khoảng 9cm, sâu 1 cm, vào lớp gỗ giác cao 3- 4cm. Nhựa chảy từ vết thương ra nhưng rồi rất chóng ngừng lại. Đó là giai đoạn chảy nhựa ban đầu có tính chất sinh lý: Phần nhựa dự trữ trong cây bị dốc ra. Quanh vết thương sẽ thành một lớp gỗ mới với rất nhiều mạch bài tiết. Cạo lần sau, nhựa sẽ chảy lại; nhựa chảy lần này do tính chất bệnh lý. Hỗ thấy ngừng chảy lại nạo lại, mỗi tuần nạo một lần. Năm đầu đẽo cao khoảng 60cm, năm thư tư chừng 3m. Muốn giữ cây sống lâu, cứ sau bốn năm lấy nhựa lại nghỉ một năm.

Năm đầu nạo ở phía đông, năm sau nạo cách, chỗ năm trước 120°. Nhựa chảy ra theo máng kẽm dính vào thân cây được hứng vào một bình nhỏ bằng sành. Sau đó cho vào một thùng sắt hay gỗ thể tích 17-18 lít. Ở Quảng Ninh, một cây thông trung bình cho khoảng 18% tinh dầu và 60 % tùng hương (côlôphan), như vậy mỗi cây một năm cho khoảng 700g tinh dầu và 2 kg côlôphan. Nếu lấy kiệt cho đến chết, thì một cây có thể cho tới 8kg nhựa hay hơn nữa. Năng suất một hecta thay đổi tùy theo tuổi của cây và số cây. Số cây trong một hecta lúc đẩu nhiều, sau 20 năm còn chừng 750 cây, sau 35 năm còn 250 cây, về sau chỉ để 70-100 cây trên một hecta. Trung bình một hecta cho khoảng 350-400kg nhựa. Những năm mưa năng suất nhựa kém hơn, nhưng tỷ lệ tinh dầu lại cao hơn các năm khô ráo. Về phẩm chất nơi nào cất tốt, thì chất lượng nhựa cũng tốt hơn.

Riêng trong năm 1955, tại Hoàng Mai (Nghệ An) cho được 700 lít tinh dầu mõi tháng, tính ra một năm có thể được 20 tấn tinh dầu và 40 tấn tùng hương. Nhựa thông thu hoạch về có thể đem tinh chế để sử dụng: Cho nước vào nhựa rồi đun nóng. Cặn và nước sẽ lắng xuống dưới. Nhựa tốt nổi ở trên. Muốn chế tùng hương, người ta cho nhựa thông và nước vào nồi rổi cất kéo hơi nước: Tinh dầu sẽ cất theo hơi nước, ta được tinh dầu thông, chất còn lại trong nồi cất là tùng hương

C. Thành phần hóa học

Trong tùng hương thành phần chủ yếu là anhydrit abietic, và một ít axit abietic, tất cả khoảng 80%. Ngoài ra còn một ít recsen, một ít tinh dầu (khoảng 0,5%) và một ít chất đắng.

D. Công dụng và liều dùng

Nhựa thông, tinh dầu thông và tùng hương có nhiều công dụng trong công nghiệp sơn, mực v.v..., cho nên nhựa thông, tinh dầu thông, tùng hương thuộc loại tinh dầu và nhựa có nhu cầu to lớn, sản lượng to lớn trên thế giới. ở đây chỉ đóng khung trong công đụng ở y dược. Theo tài liệu cổ: Tùng hương có vị đắng, ngọt, tính ôn độc, có tác dụng táo thấp, khư phong, sát trùng, sinh cơ, chỉ thống, bài nùng (hết đau, hết mủ). Thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ lở. Hiện nay tùng hương thường chỉ thấy hay dùng nấu cao dán nhọt. Hầu như không thấy dùng uống trong

Đơn thuốc có tùng hương

Cao tùng hương (tùng chi cao) (trích trong Chính trị chuẩn thẳng) dùng chữa những mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: Tùng hương, hoàng liên, hoàng cẩm, khổ sâm, sà sàng tử, đại hoàng, khô phàn, hồ phấn, thủy ngân tất cả tán nhỏ, đun với mỡ lợn dán lên mụn nhọt.

Chú thích

Cùng loại với tùng hương trong đông y còn hay dùng các vị sau đây:

1.    Một dược (Myrrha) còn gọi là Myrrhe là chất gôm nhựa chích từ cây Commiphora momol Engler hay Commiphorơ abyssinica Engl, thuộc họ Trám (Burseraceae). Cây này chưa thấy ở ta. Trước đây ta nhập của Trung quổc, nhung bản thân Trung quốc cũng phải nhập từ các nước tây châu Phi, vùng Hồng Hải, Somali, Abytsini, Á Rập. Thành phần chủ yếu của một dược gồm 28-40% nhựa và tinh dầu, 61% gôm, 3-4% tạp chất và một ít chất đấng. Tinh dầu một dược chứa axit tự do, axit axctic, axit panmitic (tinh dầu cũ), hay tinh dầu kết hợp (tinh dầu mới cất), andchyt cuminic, eugenola, limonen, pinen, tecpen và dipenten. Nhựa một dược gồm 21-23% tan trong ête, và 5% không tan trong ête. Phần tan chứa axit (X và (3 myưhololic. Phần không tan gồm 2 nhựa resin phenolic, a và Ị3 herabomyrrholola, cx, p và Y axit commiphoric. Đông y dùng một dược để chế một số cao dán nhọt có tính chất hoại huyết, giảm đau, tiêu thũng. Có khi dùng làm thuốc điều kinh. Tây y dùng trong công nghiệp nước hoa, thuốc bổ, trấn kinh. uống trong với liều 0,20 đến 2g.

2.    Nhũ hương (Mastic hay Olibanum) là chất nhựa dầu lấy ở cây nhũ hương (Pistacia lenticus L) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Vì chất nhựa cây này chảy xuống đông thành hình giọt như đầu vú lại có mùi thơm do đó có tên (nhũ: vú, hương: mùi thơm). Cày này cũng chưa có ở nước ta. Trước đây ta phải nhập của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng nhập từ một số nước ven Địa trung hải. Trong nhũ hương có 90% hỗn hợp axit mastixic C2ũH3202, axit masticolic, và một ít masticarcsen. Ngoài ra có khoảng 2% tinh dầu mùi long não trong đó chủ yếu là d.pinen. Nhũ hương thường dùng chế thuốc cao dán nhọt chữa đau sưng tiêu độc. Còn dùng trong công nghiệp chế vecni.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC