Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Canh Ki Na

14:05 18/05/2017

Tên khác: Cây ký ninh.

Tên nước ngoài: Cinchona bark, Peruvian bark (Anh); quinquina (Pháp).

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả

Canh ki na có nhiều loài: canh ki na đỏ (Cinchona succirubra Pavon), canh ki na vàng (Cinchona calisaya VVedd.), canh ki na xám (Cinchona officinalis L.), canh ki na thon (Cinchona ledgeriana Moench.) và nhiều loài lai tạp khác như Cinchona hybrida (sản phẩm lai giữa c.ỉedgeriana và C.succirubrà), Cinchona robusta (sản phẩm lai giữa C.officinalis và C.succirubrà). Trong đó, canh ki na đỏ được dùng phổ biến hơn.

Các loại canh ki na đều có những đặc điểm chung về mặt hình thái thực vật như: cây nhỡ hay cây to, cao 10 - 20 m. Lá mọc đối, nguyên, dày, nhẵn, hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, gân lá hình lông chim; cuống lá và gân chính đôi khi có màu hồng ở mặt trên; lá kèm rụng sớm. Hoa màu hồng hoặc màu vàng tùy theo loài, mọc thành chùm xim ở đầu cành; hoa đều có 5 lá đài, 5 cánh hoa hàn liền có lông, 5 nhị đính trên ống tràng, bầu hai ngăn chứa nhiều noãn. Quả nang, thuôn dài; hạt nhỏ, dẹt, có cánh mỏng.

Mùa hoa: tháng 2-4; mùa quả; 5-10.

Cây dễ nhầm lẫn:

Trong dân gian, có nhiều cây được sử dụng như canh ki na và mang tên Canh ki na Việt Nam:

1. Cây ô môi (Cassia grandis L. f.) thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae). (xem Ô môi).

2. Cây dền Ọỉyỉopia vielana Pieưe) thuộc họ Na (Annonaceae) (xem Dền)

3. Cây sữa Ụủstonia scholaris R.Br.) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) (xem Sữa)

4. Cây tai nghé (Hymenodictyon excelsum Wall.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).Cây nhỡ. Lá đơn, mọc đối. Hoa màu trắng lục nhạt. Quả nang. Hạt có cánh. Cây mọc hoang.

Canh ki na và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Cinchona L. có khoảng 65 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, từ 10° vĩ tuyến Bắc đến 19° vĩ tuyến Nam. Trung tâm đa dạng của chi này nằm trong khu vực dãy núi Andes, thuộc lãnh thổ Bôliviạ, Peru, Ecuado, Colombia và Venezuela. Độ cao phân bố tự nhiên tới 3000 m.

Canh ki na là tên gọi chung cho một nhóm loài của chi Cinchona L., mà vỏ của của chúng có hàm lượng alcaloid cao. Con người đã biết sử dụng canh ki na làm thuốc cách đây khoáng 350 năm. Tuy nhiên, đến gần giữa thế kỷ 19 (1848) cây mới được đưa vào trồng trọt. 1852 - 1854 : nhập trồng vào Nam Phi; 1859: Indonesia, Ân Độ và Srilaca; 1880: nhiều nước khác ỏ châu Phi : Guinea, Cameroon, Kenia, Tanzania, Công Gô, Kinshasa, Rwanda... Sau đó cây còn được trồng phổ biến ở nhiều nhiều nước châu Á và Australia. Ở Việt Nam canh ki na được người Pháp đưa vào làm nhiều đợt từ 1871 - 1872. Lúc đầu, cây được trồng thử ở miền Trung (núi Hòn Bà - Khánh Hoà), sau đưa lên cao nguyên Lang Bian, Di Linh (Lâm Đồng) và ở Ba Vì (Hà Tây). Trong các năm 1938 - 1939 canh ki na trồng ở Di Linh và Tây Nguyên đạt tới sản lượng 30tấn vỏ/năm. Sau đó do chiến tranh, mức sản xuất giảm dần. Hiện nay cây thuốc này đang được khôi phục trồng ở một số nơi ở Lâm Đồng, Đắc Lắc và Ba Vì (Hà Tây) .

Canh ki na là loại cây gỗ nhỏ ưa sáng, sinh trưởng tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. nhiệt độ trung bình 22 - 24°c. Lượng mưa: 2500 - 3000mm/năm. Tuy nhiên ở nơi mọc tự nhiên, lượng mưa tới 4000 mm/năm và khi trồng ỏ vùng có lượng mưa khoảng 1500mm/nãm cây vẫn sống được. Cây ưa loại đất đỏ bazan dễ thấm nước. Ở các nước châu Á người  ta thường trồng canh ki na ở độ cao 800 - 2000m, trồng ở dưới 800 m cây dễ bị bệnh; trên 2000m cây sinh trưởng chậm.

Canh ki na trồng ở Việt Nam sau khoảng 4 năm thì bắt đầu có hoa. Cá biệt có cây 3 năm đã có hoa lần đầu. Cây ra hoa và kết quả nhiều. Hạt giống nẩy mầm tốt. Sau khi bị chặt, phần gốc còn lại tái sinh nhiều chồi. Canh ki na còn có khả năng nhân giống bằng cành.

Canh ki na là một cây thuốc quan trọng của thế giới. Trong vòng 50 năm trước chiến tranh thế giới II, lưọng Sulfat quinin sản xuất từ vỏ canh ki na đạt tới 800 tấn/năm. Hiện nay, khoảng 600 tấn/năm (tương đương 10.000 tấn vỏ) . Trong đó Công Gô và Kinshasa chiếm tới 55%; Indonesia 30%; Ân Độ: 8%; các nứoc khác: 7%. Việt Nam chưa có sản phẩm canh ki na tham dự vào thị trường thế giới...

Cách trồng

Canh ki na được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng; ở miền Bắc Việt Nam, nơi duy nhất có trồng canh ki na là trại Thủ Pháp (Ba Vì, Hà Tây) nhưng quy mô không đáng kể, hiệu quả kinh tế không cao.

Mỗi loài canh ki na có yêu cầu riêng, nhưng nhìn chung đều ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ giao động xung quanh 20°c, ít chênh lệch, lượng mưa hàng năm trên dưới 2000 mm, độ cao 1000 - 1200m, đất thịt nhẹ tơi xốp, độ pH 4 - 5,5.

Canh ki na thường được nhân giống bằng hạt. Nhưng là cây .có độ thụ phấn chéo cực kỳ cao nên khó duy trì được độ thuần chủng. Hạt lấy từ cây đã chọn lọc có hàm lượng alcaloìd cao nhưng khi đem trồng chì cho hàm lượng alcaloid khá thấp. Vì vậy, từ lâu người ta đã thử nghiệm các phương pháp nhân giống, chủ yếu là giâm cành. Phương pháp này cho kết quả khá tốt đối với loài c. succirubra, nhưng còn kém đối với loài c. ledgeriana - là loài có hàm lượng quinin cao nhất. Gần đây, các tác giả Ấn Độ đã đạt một số tiến bộ đáng kể. Cành giâm thu được sau khi đốn đạt tỷ lệ ra rễ 80 - 90% so với 0 - 10% đối với cành giâm bình thường. Cách làm như sau: vào mùa xuân, người ta đốn cành già cho cây ra chồi, đến mùa mưa, khi các chồi mới nảy được 60 ngày tuổi thì cắt đem giâm. Cần lưu ý rằng, ngay cả bằng phương pháp này thì cành giâm lấy từ cây già (có hàm lượng alcaloid cao) cũng vẫn đạt tỷ lệ ra rễ thấp hơn so với cây còn non.

Thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch canh ki na không thống nhất và phụ thuộc vào những yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế ở từng nơi, trong đó hàm lượng alcaloid trong vỏ và năng suất vỏ được xem là quan trọng nhất. Có tài liệu nói rằng, hàm lượng alcaloid tăng tới khi cây 5 năm tuổi, sau đó giảm dần. Nhưng năng suất vỏ thì mỗi năm mỗi tăng. Phổ biến hơn cả là trồng dày (1 X 2m hoặc 2 X 2m) và bắt đầu đào tỉa cây từ năm thứ 3 trở đi. Đến năm thứ 10 thì đào hết. Cần đào cả rễ vì vỏ rễ cũng chứa quinin. Ở Inđonêxia, người ta trồng thành 10 lô, mỗi năm khai thác một lô rồi trồng lại. Như vậy luôn có cây khai thác đúng tuổi. Ở Ân Độ, bắt đầu đào tỉa cây từ năm thứ 4 đến năm thứ 7. Từ năm thứ 8 (khi đã tỉa đủ thưa) thì áp dụng cách đốn gốc cho cây tái sinh và đến năm thứ 16 thì thu hoạch toàn bộ (đào cả rễ).

Bộ phận dùng

Dược liệu là vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành. Dược điển Việt Nam II, tập 3 (1994), công nhận vỏ thân và vỏ cành của Cinchona succirubra, c. caỉisaya, c. officinalis và các loài lai của chúng. Dược điển Pháp IX công nhận Cinchona succirubra.

Vỏ canh ki na có mùi thơm nhẹ, vị đắng, chát, dùng làm thuốc bổ đắng và thuốc hạ sốt. vỏ canh ki na xám có mùi dễ chịu, vị hơi đắng, chát, dùng dể chế rượu mùi. vỏ canh ki na thon có đặc trưng tương tự như các loài nói trên. Hai loại vỏ sau là nguyên liệu chính để chiết xuất quinin và quinidin.

Vỏ canh ki na thu hái ở cây 6-7 tuổi. Chặt phần trên mặt đất để bóc vỏ thân, vỏ cành, chừa lại gốc để cây tạo ra thân mới. Nếu lấy vỏ rễ, mới đào, chật cả cây. Hàm lượng alcaloid cao nhất ỏ cây 10 - 12 tuổi, nhưng cũng có tài liệu lại nói là ở vào cây 5 tuổi.

Thành phần hóa học

Canh ki na chứa chất vô cơ 1 - 3%, tinh bột, acid hữu cơ là acid quinic (acid tetrahydroxy - cyclohexan carboxylic), chất dắng quinovosid. Nếu đem thủy phân sẽ cho quinovose (methylpentose) và genin có cấu trúc triterpen gọi là acid quinovic, tanin catechic (3 - 5%): acid quinotanic. Nếu đem ôxy hóa thì cho plobaphen còn gọi là đỏ canh ki na, tinh dầu (vết), sterol (ß - sitosterol) và thành phần chính là alcaloid, có hơn 36 loại với hàm lượng 3 -15%.

Có 2 nhóm alcaloid:

1. Các alcaloid có thành phần chiếm đa số: Các alcaloid này là các dẫn chất của nhân quinolin, kết hợp với một nhóm chức alcol bậc 2 với nhân quinucliđin. Nhân này mang một nhóm vinyl bao gồm 4 base chính sắp xếp thành 2 cặp đồng phân không gian:

- Cặp quinin và quinidin có mang nhóm OCH3 ở c6

- Cặp cinchonin và cinchonidin

Ở mỗi cặp, hai alcaloid là hai đồng phân không gian ở C bất đối ở vị trí 8.

Năm 1944, quinin đã được tổng hợp, nhưng không được ứng dụng thực tế do giá thành cao.

2. Các alcaloid có thành phần chiếm thiểu số:

- Cuprein (quínin đã loại nhóm methyl).

- Các base tương ứng với 4 alcaloid chính đã được hydro hóa (hydroquinin, hyđroquinidin...).

- Quinicin (quinitoxin), khác ở chỗ vòng quinuclidin đã mở ra và ở nhóm chức alcol bậc 2 đã được thay thế bằng ceton.

- Cinchonamin bao gồm nhân indol và nhân quinuclidin có mạch vinyl.

Cinchonamin có tác dụng chữa bệnh, đồng thời là một trong các chất trung gian cần thiết trong sinh nguyên các alcaloid chủ yếu của canh ki na. Cần lưu ý là một số loài canh ki na cũng chứa những alcaloid chính nói trên trong vỏ với hàm lượng thấp. Ngoài ra, còn có 0,5 - 0,7% base có nhân indol (quinamin, cinchophylamin, isocinchophylamin).

Dược điển Pháp IX yêu cầu vỏ canh ki na phải chóa 6,5% alcaloid toàn phần, trong đó 30 - 60% là quinin. Dược điển Việt Nam II, tập 3 chỉ quy định hàm lượng alcaloid toàn phần là 6%.

Quinidin có trong vỏ với hàm lượng thấp, chiếm vào khoảng 1% trong số alcaloid toàn phần. Ngày nay 30 - 50% quinin trên thế giới được chuyển hóa thành quinidin.

Loài canh ki na xám qua tuyển chọn đã cho hàm lượng 14 - 16% quiniti (tinh theo dược liệu khô). Lá của loài này chứa các alcaloid cinchophylin với tác dụng trị amip in vitro.

Các loài Cinchona succirubra và c. ledgeriana trổng ở Lâm Đồng đã được nghiên cứu và thấy hàm lượng alcaloid toàn phần đạt trên 6%. Tám loại canh ki na thuộc hai nhóm C. succirubra và C. ledgeriana ở Ba Vì có hàm lượng alcaloid toàn phần ở lứa cây 10 tuổi là 7,16 - 9,81% ở vỏ rễ, 6,49 - 8,30% ở vỏ thân và 3,21 - 4,80% ở vỏ cành. Hàm lượng quinin là 3.40 - 3,62% ở vỏ rễ, 2,51 - 3,34% ở vỏ thân và 1,32 - 1,47% ở vỏ cành.

Tác dụng dược lý

Các alcaloid trong vỏ cây canh ki na là những hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh, trong đó các chất chính có quinin, quinidin, cinchonin và cinchonidin.

1. Quinin được coi là alcaloid quan trọng nhất của cây canh ki na trong điều trị bệnh sốt rét. Đối với ký sinh trùng sốt rét quinin có khả năng diệt thể vô tính của các loài plasmodium rất công hiệu nên thuốc có tác dụng cắt các cơn sốt rét khá nhanh. Ngoài ra quinin còn có khả năng diệt giao tử của plasmodium vivax, p.malariae và p.ovalae, nhưng không có tác dụng đối với giao tử của p. falciparum và thể ngoại hồng cầu của các loài plasmodium, nên không ngăn ngừa được bệnh tái phát. Ngoài tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét, quinin còn có một số tác dụng sau:

- Tác dụng hạ sốt. Quinin không những có tác dụng hạ sốt trong các cơn sốt rét mà còn có tác dụng hạ sốt trong các trường hợp khác như cảm cúm với cơ chế là ức chế trung tâm điều nhiệt.

- Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương. Với liều điều trị hàng ngày quinin có tác dụng kích thích nhẹ, còn với liều cao tiếp theo hiện tượng kích thích là ức chế, trung tâm hô hấp bị ức chế rõ rệt, hô hấp trở nên chậm và nông, cuối cùng hô hấp ngừng hoạt động.

- Tác dụng đối với tim mạch. Quinin ức chế hoạt động co bóp của tim bằng cách tác dụng trực tiếp lên cơ tim và một phần qua dây thần kinh phế vị. Nếu tiêm tĩnh mạch thì gây hạ huyết áp do tác dụng trực tiếp lên tim và làm giãn các mạch máu ngoại vi.

- Tác dụng đối với tử cung. Quinin có tác dụng kích thích tử cung, tăng cường co bóp đặc biệt đối với tử cung có chửa, với liều cao gây sẩy thai.

- Tác dụng đối với thính giác. Quínin dùng với Liều lớn gây ù tai và có thể gây điếc, những hiện tượng này là kết quả của sự cương tụ máu và chảy máu ở màng nhĩ và mê lộ.

- Tác dụng đối với thị giác - Ở một số người mẫn cảm với thuốc, quinin gây giảm thị lực, nếu dùng quinin dài ngày thưòng xảy ra hiện tượng sợ ánh sáng và rối loạn về điều tiết.

- Tác dụng đối với tiêu hoá. Quinin có vị đắng nên có tác dụng kích thích khẩu vị, tạo cảm giác ăn ngon, ngoài ra còn kích thích niêm mạc ruột và làm tăng nhu động ruột.

- Tác dụng gây xơ cứng. Các muối của quinin có tác dụng gây xơ cứng dùng để điều trị các trường hợp phình tĩnh mạch và trĩ.

- Độc tính: Quinin dùng với liều độc hoặc dùng cho những người có hiện tượng đặc ứng với thuốc (idiosyncrasie) thường gây nên hội chứng "cinchonism" đặc trưng bằng những rối loạn về thính giác và thị giác như đã nêu trên, đau đầu dữ dội, nổi ban ở da, phù niêm mạc kèm theo buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và lú lẫn về tâm thần (confusion mentale).

2. Quinidin: là đồng phân của quinín. Quinidin có nhiều tác dụng dược lý giống quinin như tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét, hạ sốt nhưng những tác dụng trên không được ứng dụng trên lâm sàng vì trong điều trị quinin có độ độc cao hơn quinidin. Chỉ có tác dụng chống loạn nhịp tim của quinidin là được ứng dụng trên lâm sàng. Đối với tim, quinidin ức chế tính kích ứng, tốc độ dẫn truyền và sức co bóp của cơ tim. Quinidin làm tăng ngưỡng kích thích cơ tim, kéo dài thời gian dẫn truyền của tâm nhĩ, tâm thất và sợi Purkinje; quinidin cũng kéo dài giai đoạn trơ trong chu kỳ co bóp của tim. Dùng quiniđin trên chó thí nghiệm có thể xóa bỏ được rung nhĩ đo kích thích điện gây nên.

3. Cinchonin và cinchonidin cũng có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét nhưng tác dụng yếu hơn nhiều so với quinin.

4. Ngoài các chất trên còn có cinchophylin chiết được từ lá của canh ki na xám thí nghiệm trên ống kính có tác dụng kháng amip. Cinchophylamin có tác dụng gây tê tại chỗ nhưng tác dụng này không mạnh.

Công dụng

1. Vỏ canh ki na được dùng làm thuốc hạ sốt, thuốc chống sốt rét và thuốc bổ đắng. Liều đùng mỗi ngày 3 - 6g, dùng dưới dạng nước sắc, bột hoặc rượu thuốc. Thuốc bổ thường dùng vỏ canh ki na đỏ dưới dạng rượu có thêm đường. Ngoài ra bột canh ki na còn dùng rắc các vết thương, vết loét. Ở Ân Độ canh ki na được dùng để chữa bệnh giun kim.

2. Quinin là thuốc điều trị sốt rét rất thông dụng. Liều dùng cho ngưòi lớn, trung bình mỗi ngày là 1 - l,5g, tổng liều là 10 - 15g. Liều dùng cho trẻ em tính theo lứa tuổi.

Ngoài ra một lượng lớn quinin được dùng làm vị đắng trong nước giải khát và các sản phẩm khác như dầu gội dầu, thuốc diệt côn trùng.

3. Quinidin đùng điều trị rung nhĩ và một số loạn nhịp tim khác dưới dạng sulfat. Liều dùng cho một lần 200 - 250mg, cho một ngày 1,0 - l,5g, có khi tới 2g.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC