Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Cứt Lợn

11:08 03/08/2017

Tên khác: Cỏ hôi, bù xích, hoa ngũ sắc, thắng hồng kế, cỏ cứt heo, nhờ hất bồ (K'ho), nhả mẩn, nhả bióoc khao (Tày), nhất meng (K' dong).

Tên nước ngoài: White weed, goat weed, appa grass, conyzoid floss flower,. bastard agrimony (Anh); agérate conyzo'i de (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm, cao 25 - 50cm; phân cành nhiều. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2 - 10cm, rộng 0,5 - 5cm, mép có răng tròn, mặt dưới rất nhạt, 3 gân tỏa từ gốc lá, hai mặt lá đều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt.

Cụm hoa hình đầu xếp thành ngù ở ngọn thân hoặc đầu cành; cuống cụm hoa có lông mềm; tổng bao hình đầu gồm những lá bắc xếp thành hai dãy; đầu nhỏ chứa toàn hoa hình ống bé và đều nhau; tràng ngắn có 5 thùy tam giác, màu lam nhạt, tím hoặc trắng; nhị 5.

Quả bế, màu đen, có 5 sống dọc.

Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Cây dễ nhầm lẫn:

Trong dân gian, nhiều cây mang tên cứt lợn:

1. Anisomeỉes ovata R.Br., họ Bạc hà (Lamiaceae) (xem Cỏ thiên thảo).

2. Lantana camara L., họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) (xem Bông ồi).

3. Siegesbeckia orientaỉis L., họ Cúc (Asleraceae) (xem Hy thiỗm).

Cây cứt lợn và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Agératum L. có khoảng 45 loài trên thế giới, hầu hết là cây nhỏ, phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Cây cứt lợn có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau phát tán ra khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở châu Á, cây mọc khá phổ biến ở vùng Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ và một số nơi khác.

Ở Việt Nam, cây cứt lợn được coi là loài cỏ đại quá quen thuộc. Cây phân bố khắp nơi từ vùng núi cao trên 1500m đến các tỉnh vùng trung du và cả ở đồng bằng. Cây thường mọc gần như thuần loại ở các nương ngô, bãi sông, ven đường đi và trong vườn. Cây cứt lợn thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Hàng năm, cây con mọc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè, có hoa quả vào mùa thu, sau đó tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều, hạt có túm lông, phát tán nhờ gió đi khắp nơi. Theo kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc miền núi, cây cứt lợn mọc nhiều ở nương ngô là nguồn phân xanh tại chỗ cho cây trồng.

Nguồn trữ lượng cây cứt lợn ở Việt Nam vô cùng phong phú. Ước tính có thể khai thác hàng ngàn tấn một năm, nhất là ở các tỉnh trung du và miền núi.

Bộ phận dùng

Toàn cây, lá và rễ.

Thành phần hóa học

Cây cứt lợn chứa nhiều nhóm thành phần hóa học như sau:

1. Tinh dầu: có 51 thành phần, trong đó 13 chất monoterpen hydrocarbon (5,0%), 7 chất monoterpen có oxy (1,4%), 16 chất sesquiterpen hydrocarbon (4,3%), 4 chất sesquiterpen có oxy (0,8%), 3 chất phenylpropanoid và benzenoid (2,33%), 6 chất chromen (85,2%), 2 chất chroman (0,9%).

Các dẫn chất chromen bao gồm 7 - methoxy - 2, 2 - dimethylchromen (precocen I) và ageratochromen (precocen II). Tinh dầu cây cứt lợn chứa nhiều precocen I (vào khoảng 80%) và ít precocen II (dưới 1%).

Hàm lượng precocen trong tinh dầu lá cao nhất vào lúc cây ra hoa và có ít ở thân và rễ.

(Tass Papas, 1996, Prosea 12 (1), 1999)

2. Flavonoid:

5, 6, 7, 5' - tetramethoxy - 3', 4' - methylendioxyílavon; 5, 6, 7, 8 - tetramethoxy - 3, 4' - methylen dioxyflavon (= linderoflavon B); 5, 6, 7, 8, 5' - pentamethoxy - 3', 4' - methylendioxyflavon (= eupalestin); 5, 6, 7, 8, 3', 4', 5' heptamethoxyflavon (= 5' - methoxynobiletin) ; 5, 6, 7, 8, 3', 4' - hexamethoxyflavon (= nobiletin); 5, 6, 7, 3',4', 5' - hexamethoxyflavon; 5, 6, 7, 3', 4' - pentamethoxyflavon (= sinensetin) và 5, 6, 7, 3', 4', 5' - hexamethoxy - 8 - hydroxyflavon (Prosea 12 (1), 1999); quercetin; kaempferol - 3,7 - diglucosiđ (Tass Papas, Aust. j. med Herbalism 1996, 8, 4, 112, 114).

3. Alcaloid thuộc nhóm pyrolizidin:

9 - angeloylretronecin, lycopsamin

4. Các hợp chất khác:

Friedelin, ß - sitosterol, stigmasterol, stigmast - 7 - en - 3 - ol, a - spinasterol.

(Prosea 12 (1), 1999, Tass Papas, 1996)

Cây cứt lợn Việt Nam chứa tinh dầu (0,7 - 2%), carotenoid, phytosterol (ít), tanin (ít) đường khử (ít), saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số acid 4,5, chỉ số ester 252 - 254, aD từ - 3°8 đến - 5°3. Thành phần bao gồm ageratochromen, 6 - đemethoxyageratochromen và p - caryophylen chiếm 77% trong các thành phần trong tinh dầu (P.T.T. Thọ và cs, 1986; NX Dũng và cs, 1989 CA, 113,1989, 138300Q.

Tác dụng dược lý

- Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và bán cấp tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Cây cứt lợn có tác dụng giảm phù thực nghiệm chân chuột, giảm ri dịch màng phổi và giảm u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng.

- Tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống non một cách rõ rệt, tác dụng chống choáng phản vệ và đối kháng với tác dụng gây co bóp ruột cô lập của histamin trên chuột lang. Những kết quả thí nghiệm này chứng tỏ cây cứt lợn có tác dụng ức chế miễn dịch và kháng histamin.

- Với nồng độ thấp, cây cứt lợn có tác dụng gây giãn mạch ngoại biên. Nồng độ cao có tác dụng co mạch nhẹ.

- Liều chết 50 (LD50) của cây cót lợn, xác định bằng đưòng uống trên chuột nhắt trắng là 82g/kg thể trọng.

- Cao lỏng với tỷ lệ so với dược liệu 3/1 cho tiếp xúc với da và niêm mạc mỗi ngày một lần trong 7 ngày liền, không gây tổn thương viêm ở da và niêm mạc.

- Thử độc tính bán mạn trên thỏ được uống 5g/kg thể trọng trong 30 ngày liền, không thấy có biến đổi bất thường về các chỉ số urê máu, men transaminase trong máu, protein huyết thanh, xét nghiệm tổ chức học gan, thận và thượng thận.

- Chỉ số tan huyết của cây cứt lợn là 20, tương đối thấp và gần tương đương với chỉ số tan huyết của tam thất.

Công dụng

Khoa tai mũi họng Bệnh viện Phú Thọ (1973) đã áp dụng cây cứt lợn chữa viêm mũi xoang dị ứng có hiệu quả tốt.

Khoa tai mũi họng Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba và Phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Hai Bà Trưng (Ilà Nội) đã áp dụng các chế phẩm của cây cút lợn để điều trị các chứng bệnh viêm mũi xoang và có nhận xét như sau:

- Tác dụng tốt trong điều trị viêm mũi xoang mạn và viêm mũi xoang dị ứng. Tác dụng kéo dài, làm giảm ngạt mũi, giảm viêm, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi và sổ mũi nhức đầu.Trong điều trị viêm mũi xoang dị ứng, các chế phẩm này có khả năng thay thế cortison.

- Tác dụng kém đối với viêm mũi và viêm xoang có mủ đặc, kể cả cấp tính mà mạn tính.

- Không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh, trừ tác dụng gây sót trong thòi gian ngắn khi nhỏ mũi.

Nhân dân thường dùng cây cứt lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở. Hái chừng 30 - 50g cây tươi đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày, dùng 3-4 ngày. Còn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gầu, trơn tóc. Lá cứt lợn làm thuốc đắp chữa vết thương phần mềm.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, lá cây cứt lợn được dùng làm thuốc chữa vết chém, vết đứt, vết thương và lở loét. Trong y học dân gian Nêpan, nước ép rễ cây cứt lợn dùng chữa bệnh sỏi thận. Lá dùng làm săn da, áp dụng để chữa vết chém, vết đứt và lở loét.

Bài thuốc có cây cứt lợn

1. Chữa phụ nữ rong kinh sau khi đẻ:

Lá hoa tươi cây cứt lợn (30 - 50g) giã nhỏ, thêm nứơc, vắt lấy nưóc cốt uống.

2. Chữa viêm xoang dị ứng hay viêm tai:

Lá,hoa tươi vắt lấy nưóc cốt, tẩm bông bôi vào mũi bên đau, hoặc ngoáy trong lỗ tai đau.

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Bài thuốc nam hỗ trợ trị bệnh viêm phần phụ

>> Đông y điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm phần phụ

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC