Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Hoa Hòe

16:04 28/04/2017

Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hoè hoa.

Tên khoa học Sophora japonica L.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Người ta dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa chưa nở phơi hay sấy khô của cây hòe.

Nhiều khi người ta dùng cả quả hòe hay hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

A. Mô tả cây

Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng. Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa hoa: Các tháng 7, 8, 9.

Cây hoa hòe và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, vì trước đây người ta dùng để uống nước cho “mát” và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu xuất khẩu lớn cho nên ta đang phát triển trồng. Trồng bằng hạt hoặc bằng dâm cành. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch. Cây sống lâu, càng những năm sau thu hoạch càng cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất. Phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Ru- tin là một glucozit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola C)SH|0Or glucoza và ramnöza. Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu metylic và dung dịch kiềm, không tan trong ête clorofoc và benzen. Khi tan ưong dung dịch kiềm, vòng cromon bị phá, dung dịch có màu vàng, nhung tính chất không ổn định, thêm axit vào có thể kết tủa.

Chú thích:

Rutin còn có thể chế từ lúa mạch ba góc (xem vị này) hoặc một loài bạch đàn (Eucalyptus macrorhyncha) chưa thấy trồng ở nước ta.

D. Tác dụng dược lý

Rutin là một loại vitamin p, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ p là chữ đầu của chữ perméabilité có nghĩa là thấm. Ngoài rutin có tính chất vitamin p ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam) v.v... Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thuờng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dẽ bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin c mà có, gần đây mới phát hiện sự liên quan đối với vitamin p.

Theo Paưot, cơ chế, tác dụng của vitamin p như sau: Vitamin p làm giảm sự phá hủy của adrenalin trong cơ thể. Đồng thời Parrot cũng phát hiện rằng adrenalin cũng có tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch, nhưng tác dụng này đối với huyết áp lại không giống, cần tiêm 10 đến 30 phút trước thì tác dụng mới xuất hiện và kéo dài vài giờ.

Do đó Parrot cho rằng vita- min p cản trở sự phá hủy của adrenalin trong cơ thể vì thế sức chịu đựng của mao mạch được tăng cường. Theo Hoàng Chiêu Đức (Trung nơm y học tạp chí, 1952).

1. Nước sắc hoa hòe đã lọc bỏ rutin đi rồi vẫn làm giảm huyết áp của chó đã gây mê.

2. Có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch.

3. Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột. Một tác giả khác (Trung quốc 1952) có nghiên cứu trên tử cung có thai và không có thai đều thấy có tác dụng kích thích và đối với chó gây mê có tác dụng lợi tiểu tạm thời.

E. Công dụng và liều dùng

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5-20g dưới dạng thuốc sắc.

Rutin thường dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh cao huyết áp. Rutin thường được chế thành thuốc viên, mỗi viên có 0,02g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc 2 viên (0,06-0,12g một ngày).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC