Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cúc Tần

10:05 11/05/2017

Còn gọi là từ bi, cây lức, nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Cămpuchia).

Tên khoa học Pluchea indica (L.) Less. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Composỉtae).

A. Mô tả cây

Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy, lúc đầu có phủ lông, sau nhẵn. Lá gần hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, có răng cưa ở mép, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng l-2,5cm. Cụm hoa mọc thành ngù ở ngọn. Hoa hình đầu có cuống ngắn, màu tím nhạt, nhóm họp thành 2-3 cái. Lá bắc 4-5 dãy, hoa lưỡng tính nhiều. Mào lông màu trắng bẩn. Tràng hoa cái mảnh, 4 răng nhỏ. Tràng hoa lưỡng tính phình to ở đỉnh, có 5 thùy. Nhị 5, bao phấn có tai, hình dùi, bầu hơi có lông. Quả bế hình trụ-thoi, 10 cạnh. Hoa quả ra vào tháng 12. Trên cây thường có loại tơ  hồng mọc và sống nhờ

Cúc tần và tác dụng chữa bệnh của nó

B.Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại và được trồng ở hầu hết các tỉnh nước ta, đồng băng cũng như bờ biển. Thường trồng làm hàng rào cây xanh, vừa lấy lá làm thuốc. Còn thấy mọc ở Inđonêxya. Thường thu hái lá non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.

C.Thành phần hóa học

Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu, mùi thơm ngải cứu. lOOg cúc tần tươi có 5,7g protit, lg lipit, 5,lg xenluloza, 2,3g tro, 179mg canxi, 2,3mg p, 0,5mg Fe, 4,6g caroten, 15mg vitamin c.

D. Công dụng và liều dùng

Nhân dân dùng lá và cành non cây cúc tần dùng làm thuốc chữa cảm sốt, sốt, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc xông. Có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ. Người ta còn giã nát lá và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng đắp lên ở noi đau ở hai bên thận chữa đau, mỏi lưng. Có thể dùng rễ vói cùng một công dụng. Ngày uống 8 đến 16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC