Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thạch Sùng

14:05 12/05/2017

Còn gọi là mối rách-thủ cung-thiên long, bích cung, hát hổ, bích hổ.

Tên khoa học Hemidactylus ỷrenatus Schlegel.

Thuộc họ Tắc kè Gekkonidae.

Vì con thạch sùng hay ăn những con nhện, con muỗi đậu ở tường cho nên có tên là bích hổ (bích là tường, hổ là con hổ).

A. Mô tả con vật

Thạch sùng có nhiều loại. Người ta thường dùng tất cả những con có màu trắng bắt được trên tường và trần nhà. Thông thường nhất có con thạch sùng Hemidactylus /renatus Schlegel. Con này toàn thân (cả đuôi) dài chừng 8-12cm, trông giống con tắc kè hay con thằn lằn nhưng nhỏ hơn, mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra khỏi miệng để bắt những con sâu bọ nhỏ như ruồi, muỗi, nhện mà ăn. Thân nhẵn hay hơi có vảy rất nhỏ; lưng màu tro hay tro vàng, bụng màu trắng hay vàng trắng 4 chân có những màng dính để bám chắc trên tường mà đi; đuôi dài có thể đút rồi lại mọc lại sau một thời gian (Hình 747).

Thạch sùng và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu bắt và chế biến

Con thạch sùng sống hoang khắp nơi ờ những vùng nhiệt đới. Miền nam Trung Quốc cũng có và cũng được dùng làm thuốc.

Vào mùa hè, khi ta thắp đèn thường thạch sùng xuất hiện, dùng tay mà bắt. Có khi người ta dùng sống, nhưng cũng có thể sếy khô để dành dùng dần. Tại Trung Quốc người ta thường dùng thạch sùng sấy khô. Ở nước ta hay dùng sống; khi bắt được dùng uống ngay.

Dùng toàn con, cả ruột; chú ý bảo vệ. lấy đuôi.

Nếu bảo quản, cần giữ nơi thật khô ráo vì rất dễ sinh sâu mọt. Nên để trong hộp kín có đựng vôi sống. Khi vôi tả rồi lại thay vôi khác.

C. Thành phần hóa học

Năm 1970, Trần Huyền Trân đã chiết được từ thạch sùng một loại chất béo với tỷ lệ 11,92% trong con non, 15,38% trong con đực trường thành và 15,97% trong con cái trưởng thành.

Chất béo này có chỉ số  iốt 61.

Bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với mẫu, đã thấy trong chất béo có lexitin, lyzolexitin, sphin- gomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidylserin và photphatidylinontola.

Bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với mẫu, đã thấy trong chất béo có lexitin, lyzolexitin, sphin- gomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidyl serin và photphatidylinontola.

So sánh bản sắc ký của chất béo chiết ở thạch sùng với chất béo chiết ở tắc kè thì thấy hai loại chất béo này cho những vết ờ những Rf rất giống nhau. Tác giả đã đi đến kết luận hy vọng có thể dùng thạch sùng thay cho tắc kè trong một số trường hợp và trên thực tế nhân dân cũng đã dùng tắc kè và thạch sùng để điều trị một số bệnh tương tự (Luận án tốt nghiệp dược sĩ cao cấp, 1970, Hà Nội).

D. Công dụng và liều dùng

Thạch sùng còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân. Có thấy ghi trong các sách cổ. như trong bộ “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thế kỷ thứ 16). Trong bộ “Nam dược thẩn hiệu” của Tuệ Tĩnh “Việt Nam, thế kỷ 17”, cũng thấy ghi ờ mục loài có vảy (Lân bộ) đùng làm thuốc với tên thủ cung.

Tính chất ghi trong các sách cổ như sau: Vị mặn, tính hàn, hơi có iộc, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng trừ phong, chữa đau các khớp xương, trúng phong (cảm gió), trị cam lỵ trẻ con và tiêu hòn cục (báng), kinh giản, tràng nhạc, rắn rết cắn.

Trên thực tế ở  Việt Nam thường chỉ thấy dùng chữa bệnh tràng nhạc (lao hạch) bằng cách bắt thạch sùng cho vào chuối mà nuốt sống.

Liều dùng hằng ngày: Mỗi ngày 1 hay 2 con.

Nhân dân Trung Quốc dùng thạch sùng dưới hình thức phơi hay sấy khô tán bột mà uống chữa mụn nhọt, thần kinh suy nhược, bệnh về dạ dày và ruột, tiêu hóa kém, kém ăn, bán thân bất toại, viêm khớp mãn tính, đau thần kinh, nhức đẩu kinh niên mà không rõ nguyên nhân. Chú ý nghiên cứu.

Chú thích:

Ngoài loại thạch sùng H. Frenatus nói trên ta còn dùng cả con Hemidactylus korenorum và một số hemidactylus khác; tại Trung Quốc người ta còn dùng các con Gecko chirnensis Gray, Gecko japonicus Dumcril et Bibron thuộc cùng họ.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC